Giá trị pháp lí của chứng thư giámđịnh

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (Trang 42)

L ỜI NÓI ĐẦU

2.4.4.2Giá trị pháp lí của chứng thư giámđịnh

5. Bố cục của luận văn

2.4.4.2Giá trị pháp lí của chứng thư giámđịnh

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP thì chứng thư giám định có

các giá trị sau:

Đối với bên yêu cầu giám định. Điều 261 Luật Thương mại 2005 quy định: “

chứng thư định có giá trị pháp lí đối với bên yêu cầu giám định nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, trung thực hoặc

sai về kĩ thuật, nghiệp vụ giám định”. Người yêu câu giám định phải thừa nhận nội

dung chứng thư của lô hàng mình yêu cầu khi không chứng minh được kết quả của

chứng thư giám định khi phạm phải một hoặc nhiều hơn trong số những sai lầm sau:

không khách quan, không trung thực, sai kĩ thuật, sai nghiệp vụ giám định…Người

yêu cầu giám định cần phải sử dụng chứng thư giám định đúng mục đích do hợp đồng quy định và phải sử dụng cho đúng lô hàng đã yêu cầu.

Hai là, đối với các bên trong hợp đồng. Điều 262 Luật Thương mại 2005 quy định: Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sử dụng chứng thư giám định

của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định đó

có giá trị pháp lí đối với tất cả các bên nếu không chứng minh được kết quả giám định

không khách quan, không trung thực hoặc sai về kĩ thuật, nghiệp vụ giám định.

Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định chỉ có giá trị pháp lí đối với bên yêu cầu giám định theo quy định tại điều 261 của

Luật thương mại 2005. Nghĩa là các tổ chức phải chịu trách nhiệm về nội dung và kết

quả giám định và theo điều khoản 7 điều 6 Ngị định 20/1999/NĐ-CP: “ Trong trường

hợp giám định sai thì phải trả tiền phạt theo mức doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ giám định và bên yêu cầu giám định đã thỏa thuận nhưng khôngquá 10 lần phí giám định”.

Bên kia trong hợp đồng có quyền yêu cầu giám định lại. Trong trường hợp không

công nhận kết quả của Chứng thư giám định ban đầu thìbên yêu cầu giám định và các

bên có liên quan (dưới đây gọi tắt là bên yêu cầugiám định lại) có quyền yêu cầu một

tổ chức giám định khác giám định lại hàng hóa đã được giám định và phải trả phí giám định.

Nếu kết quả của Chứng thư giám định lại phù hợp với kết quả của Chứng thư giámđịnh ban đầu thì Chứng thư giám định ban đầu có giá trị cuối cùng.

Khi chứng thư giám định lại có quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lí như sau: Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại có giá trị pháp lí đối

với tất cả các bên. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì các bên lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ khác giám định lại lần thứ hai. Kết

quả của giám định ại lần thứ hai có giá trị pháp lí đối với tất cả các bên.

Nếu kết quả của Chứng thư giám định của tổ chức giám định do trọng tài chỉ định:

Phù hợp với kết quả của Chứng thư giám định ban đầu thì tổ chức giám định lại phải

chịu khoản tiền phạt theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP. Phù hợp với kết quả của Chứng thư giám định lại thì tổ chức giám định ban đầu phải

chịu khoản tiền phạt theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP. Không phù hợp với kết quả của Chứng thư giám định ban đầu và Chứng thư giám định

lại thì tổ chức giám định ban đầu và tổ chức giám định lại đều phải chịu khoản tiền

phạt theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ba là, đối với các đối tượng khác. Căn cứ vào kết quả giám định của người yêu cầu giám định tới trong chức năng và nhiệm vụ của mình, không làm lộ bí mật những

nội dung không có liên quan. Nếu không chấp nhận kết quả giám định của chứng thư giám đinh thì có thể kiểm tra hoặc buộc chủ hàng thuê tổ chức giám định khác. Theo

GVHD: Cao Nhất Linh SVTH: Thái Quốc Tấn

điều 11 Nghị định 20/1999/NĐ-CP thì người yêu cầu giám định phải chịu phí giám định lại nhưng trên thực tế hầu như chủ hàng chịu tất cả phí giám định lại.

2.4.4.3 Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai

Mặt dù trong hợp đồng mua bán có quy định điều khỏa giám định, và quy định

cho rằng “ chứng thư giám định có giá trị cuối cùng” thì không phải lúc nào chứng thư

cũng có giá trị và không còn khả năng tranh chấp nữa. Có những trường hợp “ hiệu lực

cuối cùng” này của chứng thư giám định bị hạn chế hoặc mất tác dụng, các bên vẫn có

quyền phản bác lại kết quả giám định.

Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải chịu trách nhiệm phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp

chứng thư giám định có kết quả sai. Theo đó, yếu tố lỗi được xem xét để xác định chế

tài áp dụng. Trách nhiệm vật chất của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định được

phân biệt trong trường hợp lỗi vô ý và trường hợp lỗi cố ý cụ thể như sau:

Trường hợp lỗi cố ý, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải chịu trách

nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định. Trường hợp lỗi vô ý, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải trả tiền phạt

cho khách hàng với mức phạt do các bên thỏa thuận nhưng không quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.

2.4.4.3.1 Phạt vi phạm do chứng thư giám định có kết quả sai

Theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại năm 2005, phạt vi phạm chỉ được

áp dụng khi trong hợp đồng có thỏa thuận về việc áp dụng hình thức chế tài này trừ

một số trường hợp miễn trách nhiệm được quy định tại Điều 294 Luật Thương mại năm 2005. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 quy định:

“Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai

do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng”. Như vậy, việc áp dụng chế

tài phạt vi phạm trong trường hợp lỗi vô ý được hiểu là cần hay không cần sự thỏa

thuận trước của các bên trong hợp đồng.

Trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của thương nhân kinh

doanh dịch vụ giám định, điều kiện để áp dụng chế tài phạt vi phạm dù được giải thích

là cần hay không cần yếu tố có thỏa thuận trước về việc áp dụng chế tài này đều không

thỏa đáng. Nếu không cần sự thoả thuận trước (áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 266

Luật Thương mại năm 2005 thay vì Điều 300 Luật Thương mại năm 2005), nguyên tắc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chung về điều kiện áp dụng chế tài phạt vi phạm tại Điều 300 Luật Thương mại năm

2005 cần ghi nhận trường hợp ngoại lệ. Sự thừa nhận này tạo tính thống nhất, đồng bộ trong quy định của pháp luật. Ngược lại, nếu lý giải cần có sự thỏa thuận trước trong

hợp đồng về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm, quy định tại khoản 1 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 không đảm bảo được điều kiện này. Nội dung quy định thể

hiện tại khoản 1 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 sẽ khiến nhiều chủ thể cho

rằng, việc thỏa thuận trước về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm là không cần thiết.

Khi vi phạm xảy ra, việc các bên thỏa thuận được vấn đề phạt vi phạm, thống nhất được mức phạt khi hợp đồng không quy định là rất khó khăn. Như vậy, nếu các bên không có thỏa thuận trước trong hợp đồng về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm, có

khả năng thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định sẽ không phải chịu một trách

nhiệm vật chất nào trong trường hợp vi phạm pháp luật về kinh doanh dịch vụ giám định do lỗi vô ý.

Trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý, khoản 2 Điều

266 Luật Thương mại năm 2005 quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định

phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trường hợp này, chế tài phạt vi phạm có được áp dụng theo nguyên tắc chung được quy định tại Điều 300 Luật Thương mại

năm 2005 không? Nếu vận dụng Điều 300 Luật Thương mại năm 2005, chế tài phạt vi

phạm vẫn được áp dụng đồng thời với chế tài bồi thường thiệt hại khi các bên có thỏa

thuận trước trong hợp đồng về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm thì mức phạt vi phạm được giới hạn ở mức nào? Cụ thể, mức phạt vi phạm bị khống chế không quá 10 (mười) lần phí dịch vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 266 hay không quá 8% giá trị

hợp đồng bị vi phạm theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại năm 2005 trong khi

khoản 1 Điều 266 quy định cho trường hợp vi phạm do lỗi vô ý. Ngược lại, nếu vận

dụng Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 trong trường hợp lỗi cố ý thì Điều 300

Luật Thương mại năm 2005 cũng cần được vận dụng trong trường hợp lỗi vô ý để tạo

tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật giám định thương mại.

Trên thực tế, chế tài phạt vi phạm chỉ có thể được áp dụng khi các bên có thỏa

thuận trước trong hợp đồng. Mức phạt vi phạm trong trường hợp vi phạm do lỗi vô ý

cũng như trường hợp vi phạm do lỗi cố ý đều bị khống chế không quá 10 (mười) lần

phí giám định. Luật Thương mại năm 1997 quy định chế tài phạt vi phạm với mức

phạt bị khống chế không quá 10 (mười) lần phí giám định trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai theo thỏa thuận của hai bên mà không phân biệt lỗi vô ý hay

lỗi cố ý. Sự không phân biệt yếu tố lỗi tại Luật Thương mại năm 1997 xét ở góc độ nào đó là phù hợp với tư duy pháp lý thể hiện tại Điều 300 Luật Thương mại năm 2005. Theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại năm 2005, yếu tố lỗi không là một

trong những căn cứ để xác định phạt vi phạm. Tuy nhiên, Điều luật này đưa ra các căn

cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Như vậy, giống như pháp luật của nhiều nước trên thế giới, pháp luật thương mại Việt Nam tránh sử dụng khái niệm “lỗi” như

một căn cứ để xác định trách nhiệm của bên không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng. Thay vì sử dụng khái niệm này, pháp luật thương mại đưa ra căn cứ miễn trừ trách nhiệm, theo đó, bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng bị coi là có lỗi

và phải chịu phạt vi phạm nếu không chứng minh được việc vi phạm hợp đồng là do

trường hợp bất khả kháng hay trường hợp được miễn trách nhiệm theo thỏa thuận của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GVHD: Cao Nhất Linh SVTH: Thái Quốc Tấn

một thời gian đổi mới, chế định hợp đồng nước ta đã và đang bắt đầu vượt qua các thói quen và cách tư duy truyền thống để nhanh chóng hòa nhập vào quá trình toàn cầu hóa

hiện nay. Qua đây có thể rút ra nhận xét, đối với trường hợp chứng thư giám định có

kết quả sai do lỗi vô ý của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, xét dưới góc độ kỹ thuật lập pháp, quy định tại khoản 1 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 dường như đã đi ngược lại với tư duy pháp lý hiện nay.

2.4.4.3.2 Bồi thường thiệt hại trong trường hợp chứng thư giám định có

kết quả sai

Khoản 2 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 quy định “thương nhân kinh

doanh dịch vụ giám định chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi

phạm pháp luật về kinh doanh dịch vụ giám định do lỗi cố ý”. Trong khi đó, nguyên tắc phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 303 Luật Thương mại năm 2005 không xem lỗi là một trong những căn cứ phát sinh trách nhiệm này. Như đã phân tích ở phần chế tài phạt vi phạm, vượt qua tư duy truyền thống, tư

duy pháp lý ngày nay không coi yếu tố lỗi là một trong những căn cứ để xác định trách

nhiệm của bên không thực hiện hay thực hiện không đúng hợp đồng. Trong khoa học

pháp lý, vấn đề trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức chỉ được đặt ra đối với một con người cụ thể. Trong quan hệ hợp đồng kinh doanh – thương mại, chủ thể tham gia giao

kết và thực hiện hợp đồng chủ yếu là các tổ chức kinh doanh. Do vậy, việc xác định

một cách chính xác trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của các tổ chức càng khó

khăn hơn so với việc xác định yếu tố này ở cá nhân. Có thể nói, quy định tại Điều 303

Luật Thương mại năm 2005 đã phù hợp với xu hướng pháp lý hiện nay. Tuy vậy,

khoản 2 Điều 266 Luật Thương mại năm 2005, dù được giải thích là quy định áp dụng

với trường hợp cụ thể, dường như đang trở lại với tư duy pháp lý truyền thống trước đây.

Theo quy định của Luật Thương mại năm 1997, nếu các bên không thỏa thuận trước về chế tài bồi thường thiệt hại trong trường hợp có vi phạm trong hoạt động giám định thì bên vi phạm chỉ phải chịu nộp tiền phạt, việc áp dụng đồng thời chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại cần có sự thỏa thuận trước của các bên. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 230 Luật Thương mại năm 1997 “phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: Có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại vật

chất, có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất và có lỗi của vi phạm hợp đồng”. Như vậy, việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại theo

Luật Thương mại năm 1997 cũng cần có yếu tố lỗi trong hành vi vi phạm, đồng thời

còn phải có sự thỏa thuận trước về việc áp dụng chế tài này. Tuy nhiên, Luật Thương

mại năm 1997 không phân chia thành lỗi cố ý hay vô ý làm căn cứ xác định mức độ

trách nhiệm khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Không thể xác định một cách chính xác

trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của các tổ chức nên lỗi khi vi phạm hợp đồng theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 là lỗi suy đoán.

Từ các phân tích trên cho thấy, khác với Luật Thương mại năm 1997, việc áp

dụng chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp chứng thư giám định

có kết quả sai trong Luật Thương mại năm 2005 có sự phân chia yếu tố lỗi thành lỗi cố

ý hay vô ý. Mặc dù sự phân biệt này có ý nghĩa đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp

kinh doanh dịch vụ giám định hơn so với quy định tương ứng trong Luật Thương mại năm 1997. Tuy nhiên, yếu tố lỗi là một phạm trù tâm lý vì nó được biểu biện thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

qua trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của con người đối với hành vi của họ và hậu quả của những hành vi ấy. Do vậy, việc chứng minh lỗi cố ý hay vô ý không mang

tính tuyệt đối và khó thực hiện. Đặc biệt, đối với chủ thể là một tổ chức như tổ chức giám định, việc xác định yếu tố lỗi càng khó thực hiện một cách chính xác. Xét về mặt

ý nghĩa thực tiễn, hiệu quả của việc phân định yếu tố lỗi trong căn cứ xác định trách

nhiệm không cao. Về mặt kỹ thuật lập pháp, sự phân biệt yếu tố lỗi trong quy định tại Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai không rõ ràng, logic và đi ngược lại với xu hướng

lập pháp được thể hiện tại Điều 300 và Điều 303 Luật Thương mại năm 2005.

Vấn đề đặt ra tiếp theo là trách nhiệm vật chất của cá nhân trong trường hợp

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (Trang 42)