Những thuận lợi

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (Trang 53)

L ỜI NÓI ĐẦU

3.1.1Những thuận lợi

5. Bố cục của luận văn

3.1.1Những thuận lợi

Qua nhiều năm “bế quan tỏa cảng” năm 1985 Việt Nam chính thức mở cửa giao lưu với bên ngoài nhằm phát triển kinh tế, quá trình đổi mới đó đã giúp cho Việt Nam

có nhiều cơ hội phát triển, hàng loạt các tổ chức, công ty ra đời trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó nổi bật là các công ty giám định hàng hóa xuất nhập khẩu, tiếp cận

và thâm nhập vào thi trường giám định hàng hóa xuất nhập khẩu có cạnh tranh, một

lĩnh vực mà trước đó hầu như do nhà nước độc quyền. Tình trạng thiếu hụt về số lượng, giảm về chất lượng trong những năm trước đã được cải thiện, với sự thay đổi to

lớn đó đã làm tăng nhanh, tăng ồ ạt về số lượng cho ra đời những những mặt hàng xuất

khẩu có giá trị lớn như gạo, than đá, gỗ…cùng với những chính sách khuyến khích, ưu đãi của nhà nước tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài đâu tư vào Việt Nam, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ tạo tiền đề cho các ngành thiết bị máy móc xuất

nhập khẩu đi lên. Để kịp thời điều chỉnh được các thay đổi đó nhiều văn bản pháp luật ra đời, trong số những văn bản đó phải kể đến là luật thương mại 1997, luật thương

mại 2005 hiện nay và luật đầu tư 2005(đã được sữa đổi và bổ sung) và các văn bản hướng dẫn thi hành 2 luật trên có tác dung to lớn tới hoạt động giám định. Luật thương

mại đã tạo ra một hành lang pháp lí để ngành kinh doanh dịch vụ giám định hoạt động

thuận lợi hơn, bài bản hơn. Luật đầu tư thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phục vụ cho đầu tư, để tạo nên thị trường giám định sôi động và đa

dạng. Các quan hệ thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới được nhà nước tiếp tục quan tâm, việc gia nhập tổ chức Asian năm 1997 và WTO năm 2007 đưa Việt Nam đi sâu vào thị trường thế giới tao ra môi trường thuận lợi cho việc phát

triển ngành kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa.

Việc thành lập nhiều công ty giám định, đặc biệt là sự xuất hiện của các công ty giám định nước ngoài tạo nên sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt giữa các tổ chức giám định, nội dung giám định ngày càng khó và phức tạp đòi hỏi người giám định

phải tự nâng cao tay nghề và không ngừng hoàn thiện bản thân.

Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ giám định đối với sự phát triển kinh

tế, xã hội. Nhiều tổ chức giám định không ngừng cải thiện và đa dạng hóa nhiều mặt hàng giám định, cùng với sự gia nhập một số công ty giám định nước ngoài công ty

giám định việt Nam nhận được sự giúp đở nhiệt tình, cũng như được học hỏi về kĩ năng và củng cố vị trí của mình trên thị trường quốc tế. Về thị trường giám định ở Việt

GVHD: Cao Nhất Linh SVTH: Thái Quốc Tấn

Nam, như đã nói ở chương 1 dịch vụ giám định phân bố mạnh mẽ ở Đông Nam Bộ và

các tỉnh miền Bắc, nhìn chung tuy có sự chênh lệch về khu vực phát triển nhưng nó khẳng định rằng Việt Nam đang rất phát triển rất mạnh về dịch vụ giám định. Trong

những năm qua ngành dịch vụ giám định đã hoạt động và đạt được nhiều thành tựu,

tuy có nhiều khách hàng trong nước và bên ngoài còn quay lại với tổ chức giám định

Việt Nam và bên cạch đó có nhiều nước nhận thấy được những ưu điểm của các công

ty giám định Việt Nam không thua kém với các nước bên ngoài và phí giám định còn

rẻ hơn.

Ngành kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa tồn tại và phát triển song song

với nhiều sự biến động về kinh tế, xã hội cùng với những chính sách đổi mới của nhà

nước là điều kiện tốt cho hoạt động hàng hóa phát triển. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, tác động của AFTA và việc gia nhập WTO đã tạo ra một bước ngoặc mới cho nền

kinh tế việt Nam nói chung và ngành giam định hàng hóa nói riêng. Ngoài ra các công

ty giám định Việt Nam còn tiếp xúc, trao đổi, xây dựng quan hệ với nhiều công ty giám định khác đẻ tranh thủ giám định, đào tạo giám định viên như công ty: Anh, Mỹ, Ấn Độ….

3.1.2 Những mặt hạn chế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh những ưu điểm trên, dịch vụ giám định hàng hóa còn tồn tại những khó khăn khi phải đối mặt với nhiều sự biến động trong nước và ngoài nước. có nhiều sự biến động trên thế giới ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động ngoại giao của đất nước, năm 1990- 1991 hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã mà đặc biệt là Liên Xô và các nước Đông Âu đã tác động to lớn đến kinh Việt Nam nói chung và hoạt động giám định hàng hóa nói riêng. Đặc biệt là sự kiện 11/9 tại nước Mỹ đã ngăn chặn nhiều nguồn hàng xuất khẩu vào Việt Nam. Vào thời điểm quan trọng đó Nhà nước đã đưa ra những chính sách đổi mới, cho ra đời nhiều văn pháp quy đặc biệt Thông tư 45/2001/TT- BKHCNMT của bộ KHCNMT và thông tư liên tịch số 37/2000/TTLT/BKHCNMT-CTQH của bộ KHCNMT và tổng cục Hải quan ban hành mang tính cục bộ, chồng chéo, làm hạn chế hoặc gây khó khăn cho hoạt động giám định, làm mất khá nhiều khách hàng, làm hạn chế hiệu xuất kinh doanh.

Việc công ty Vinacotrol và SGS liên doanh vào năm 1992 cứ ngỡ sẽ mang lại nhiều lượng hàng ủy thác cho các công ty giám định Việt Nam nhưng không bao lâu sau liên doanh này bị giải thể khoảng giữa năm năm 1995 đã tạo ra nhiều khó khăn và điều đáng nói là không lâu sau đó SGS đã thành lập công ty giám định 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Sự kiên này đã dẫn đến sự cạnh tranh khóc liệt giữa các công ty giám định với nhau đặc biệt là giữa công ty giám định nước ngoài như B.V,OMIC và trong nước. Hiện tại Việt Nam có trên 40 tổ chức giám định đang hoạt động và ngày càng cạnh tranh khóc liệt hơn.

Song song với những sự kiện đó, trong nước cũng tồn tại những tiêu cực không hay, cụ thể là một số bộ phận lãnh đạo vì muốn được sinh tồn đã hoạt động giám định không lành mạnh, cho hoạt động những biện pháp gian trá, lừa gạt làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của nghề nghệp, mặc khác có khá nhiều giám định viên vì vật chất, vì tiền có nhiều lí do khác nhau đã xin thôi việc chuyển sang các công ty nước ngoài có thu nhập cao hơn, điều này dẫn đến hiện tượng chảy chất xám, làm thất thoát kinh nghiệm, hụt hẫn về đội ngũ cán bộ và ảnh hưởng không tốt đến cả những người đang làm việc tại công ty. Thị trường càng phát triển thì có nhiều công ty giám định ra đời thì việc nâng cao kiến thức, kinh nghiệm là điều cần thiết, điều này dẫn đòi hỏi công ty giám định phải xây dưng, thay đổi cơ cấu tổ chức để thích nghi với thị trường. tuy đã cố gắng cải tiến cơ cấu tổ chức song thủ tục hành chính và việc quản lí điều hành còn nhiều bấp bênh, do trình độ chuyên môn của giám định viên còn yếu kém, không chấp hành các quy định, quy trình, phương pháp giám định coi thường kĩ cương, thiếu đạo đức nghề nghiệp chay theo những nhu cầu ca nhân ý kỷ, các công ty giám định và nhà nước còn chưa kiên quyết thi hành các kĩ luật. Xảy ra những vụ vi phạm kĩ luật cho thấy công tác quản lí cán bộ còn long lẻo, sơ hở và chưa đầy đủ, dẫn đến việc giảm uy tín của công ty, giảm lượng khách hàng và mất nhiều thời gian do đó chưa đáp ứng được sự đòi hỏi của nên kinh tế thị trường và việc kiểm nghiệm với thực tế bên ngoài vẫn còn là một vấn đề khó khăn. Thực tế, hiên nay các công ty dich vụ giám định đua nhau ra đời khi lực lượng cán bộ chuyên nghiệp và máy móc không bảo đảm, nhiều đơn vị đã trở thành “cò” hoặc trung gian trong loại dich vụ khá béo bở này.

Một vấn đề nữa là, nhều công ty giám định cùng một mặc hàng kết quả nhưng kết quả không giống nhau gây nên sự tranh cãi, buộc phải giám định lại làm tốn sức người, sức của nhưng đó cũng là việc khách quan bởi cách thức hoạt động không giống nhau nên tất yếu kết quả phải khác nhau. Việc đào tạo giám định viên ở nước ta còn nhiều thụ động, chấp vá, không theo kế hoạch nên hiệu quả thấp. loại hình đào tạo và phạm vi chưa được mở rộng, chưa chú trọng đào tạo phẩm chất cho đội ngũ cán độ nên nhiều việc sai trái còn xảy ra. Sau rất nhiều năm hoạt đông và phát triển,Mặt khác công ty giám định Việt Nam chưa phân tích, đánh giá đúng thị trường giám định, chưa có chính sách cụ thể đối với từng đối tác khác nhau nên vẫn chưa đạt được hiệu quả cao trong lĩnh vực giám định.

3.2 Xu hướng phát triển của ngành giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

Tuy có nhiều sự thay đổi về khoa học kĩ thuật cũng như chiến lược phát triển

GVHD: Cao Nhất Linh SVTH: Thái Quốc Tấn

nghiệp, với vị trí đứng thứ nhất, thứ hai về xuất khẩu gạo, hằng năm Việt Nam xuất

khẩu hàng trăm tấn gạo sang nước nhiều nước trên thế giới, ngành dịch vụ giám định

hàng hóa tồn tại song song với các ngành kinh tế khác, vì vậy đó là một điều kiện tốt

cho hoạt đông giám định hàng hóa phát triển, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như : gạo, than đá, dầu thô, diệt may, chè, hạt điều, cao su, khoán sản…. sẽ là các mặt hàng chính trên thị trường giám định, do đó có ngày càng nhiều công ty giám định

phát triển sâu vào các vùng đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là Thành phố Cần Thơ và các tỉnh như: Cà Mau, sóc Trăng.. .Mặt khác việc Nhà nước khuyến khích các công ty giám định nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, nới rộng các ưu đãi về luật sẽ tạo điều kiện phát triển các ngành thiết bị, máy móc..và đi sâu vào lĩnh vực khoa học công

nghệ. Với xu thế phát triển như vậy, ngành dịch vụ giám định hàng hóa sẽ mang lại

hiệu quả kinh tế cao, thu hút được nhiều khách hàng, phí lớn, nên rất nhiều công ty

giám định hiên nay đều đặc chiến lược lâu dài mở rộng thị trường phát triển vào nhiều

khu vực khác nhau. Bên cạnh đó, nhu cầu kinh doanh sẽ thu hẹp lại do sự thay đổi

chính sách của Nhà nước, mặt khác các nhà xuất khẩu nước ngoài lại thường chỉ định

các tổ chức quốc tế lớn (SGS, BV) giám định một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta như gạo than, hàng công nghiệp nhẹ… nên thị trường giám định các mặt hàng này

đối với công ty giám định trong nước sẽ bị thu hep lại. Việt Nam đang trên đà phát

triển, trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước nên có nhiều khu công

nghiệp, khu chế xuất và các công trình kinh tế xã hội trọng điểm được xây dựng như

Khu Công nghiệp Dung Quất, Khu Công Nghiệp Thăng Long, Cảng Cái Lân… nên tại

khu công nghiệp có các công trình lớn này sẽ tập trung rất nhiều công ty giám định và hoạt động tại các khu công nghiệp này sẽ rất nhộn nhịp, do đó trong tương lai ngành

kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa sẽ tâp trung phần lớn ở Đông Nam Bộ , Hà Nội và Quảng Ninh.

Giám định hành hóa xuất nhập khẩu là một ngành kinh tế thị trường, nó thay đổi

và phát triển theo những biến động trong nước và trên thế giới, việc xuất, nhập khẩu

hàng hóa theo kiểu truyền thống gắng kiền với đường biển ở nước ta đã có từ lâu đời, đặc biệt là ở Miền Bắc có Cảng Hải Phòng hầu như mọi loại hàng hoá xuất nhập khẩu

vào Miền Bắc đều qua đây nên thị trườnggiám định tại khu vực này có tính cạnh tranh

rất mạnh, cho có nhiều công ty giám định được hình thanh và sau này sẽ là một trung tâm giám định bật nhất trong nước. Việc hình thành công ty giám định xuất nhập khẩu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngày càng nhiều, nó trải dài từ Miền Bắc cho đến Miền Nam và phân bố rộng rải từ

khu vực nội thành đến các vùng ven biển và các khu vực biên giới quốc gia. Trên thế

giới, Việt Nam đang rất cần có một công ty đại diện về giám định hàng hóa, do Nhà

nước ta không kí kết nhiều các điều ước quốc tế cũng như việc hội nhập nhiều tổ chức

quốc tế nên vẫn còn nhiều hạn chế về đối ngoại, dự đoán trong một tương lai không

xa, thì Nhà nước và các công ty giám định Việt Nam sẽ hình thành nhiều công ty giám

định sang khu vực Đông Nam Á và các nước Tây Âu, đó là một nơi thuận lợi để học

3.3 Những hạn chế của pháp luật Việt Nam về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa xuất nhập khẩu

Trải qua quá trình phát triển và hoàn thiện. Những quy định về mặt pháp lí

của kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu đã giúp cho lĩnh vực này xâm nhập vào nền kinh tế thị trường, đáp ứng kịp thời những thiếu sót, hạn chế trong

quá trình áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, cách hiểu và vận dụng pháp luật của các chủ

thể không giống nhau dẫn đến nhiều mâu thuẫn, tranh chấp mà pháp luật chưa điều

chỉnh. Xét về khía cạnh kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu, việc quy định những điều khoản trong Nghị định số 20/1999/NĐ-CP và trong quyết định

1343 Bộ thương mại là chưa rỏ ràng.

Thứ nhất, về đối tượng và điều kiện kinh doanh. Điều 2 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa “ phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật”. Như vậy doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật là doanh nghiệp như thế nào? Trong các

thông tư hướng dẫn không giải thích về quy định này. Luật doanh nghiệp 2005 xác định 5 loại hình doanh nghiệp đã được nhắc đến ở chương 1 và chương 2. Việc quy định của Nghị định số 20/1999/NĐ-CP là khá chung chung gây khó khăn cho việc

hiểu và áp dụng pháp luật. Khi muốn tìm hiểu những quy định về giám định hàng hóa thì Luật và nghị định chuyên ngành nói không rỏ ràng, buộc người ta phải tìm đến

những văn bản khác. Như vậy việc ban hành ra các quy định như vậy thực tế không

giúp ít gì, ngược lại còn làm cho vấn đề phức tạp thêm. Đó là một điểm hạn chế mà

nhà nước, những người làm luật cần chú ý.

Về điều kiện kinh doanh, Thông tư 1343-TM/PC quy định “ Phải có đội ngũ cán

bộ đủ năng lực làm công tác giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (doanh nghiệp phải

xuất trình các bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn hợp lệ”. Việc quy định này cũng chưa xác định được thế nào là đội ngũ cán bộ đủ năng lực trong khi đó các văn

bản khác cũng không đề cập đế, doanh nghiệp phải xuất trình các văn bằng, chứng chỉ

chuyên môn hợp lệ lúc xin kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu vậy

khi tham gia trực tiếp vào quá trình giám định có cần xuất trình cho khách hàng xem hay không khi mà có rất nhiều công ty giám định ra đời mà không có năng lực hay

không có sự hiểu biết về giám định. Điều đó sẽ gây bất lợi cho khách hàng, họ có thể

bị lừa dối hay đưa đến một giám định không chính xác. Đây cũng là một thiết sót trong

việc quy định về điều kiện giám định, ít ra Nhà làm luật phải ban hành thông tư hướng

dẫn về nhưng quy định chung chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, trách nhiệm của tổ chức giám định hàng hóa xuất nhập khẩu. Điều 9 chương 3 Thông tư 1343-TM/PC quy định “ Hoạt động giám định phải tuân thủ

nguyên tắc độc lập, trung lập, kịp thời và chính xác trên cơ sở sử dụng các

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (Trang 53)