Phí giámđịnh

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (Trang 47)

L ỜI NÓI ĐẦU

2.4.4.4Phí giámđịnh

5. Bố cục của luận văn

2.4.4.4Phí giámđịnh

Phí giám định là việc mà khách hàng trả cho doanh nghiệp giám định sau khi đã thực hiện xong công việc giám định theo thỏa thuận trong hợp đồng hay do cơ quan Nhà nước trả khi giám định theo công vụ. Phí giám định được thỏa thuận theo các

cách sau: Thỏa thuận trọn gói từng vụ giám định, từng mẫu hàng phân tích đã được xác định về công việc chi tiết. Tính theo tỉ lệ % giá trị lô hàng đã được xác định về loại

GVHD: Cao Nhất Linh SVTH: Thái Quốc Tấn

hình giám định. Tính theo đầu tấn giám định, theo đầu sản phẩm giám định và tính theo ngày công.

Với mỗi lô hàng xuất khẩu bình thường, phí giám định thường được thu theo tỉ lệ sau: Giám định về phẩm chất: 0,2-0,3% trị giá FOB. Giám định về số lượng: 0,1- 0,3% trị giá FOB. Giám định về số lượng và phẩm chất: 0,2-0,5% trị giá FOB và thẩm định giá: 0,3-0,5% trị giá FOB.

2.4.4.5 Ủy quyền giám định và việc giám định hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước

2.4.4.5 1 Ủy quyền giám định

Trong trường hợp bên yêu cầu giám định thuê tổ chức giám định nước ngoài thực hiện dịch vụ giám định hàng hóa tại Việt Nam mà tổ chức giám định đó chưa được phép hoạt động tại Việt Nam, thì tổ chức giám định nước ngoài đó được ủy

quyền cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định đã được phép hoạt động tại

Việt Nam thực hiện dịch vụ giám định nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả giám định.

Hợp đồng ủy quyền giám định hàng hóa

Hợp đồng ủy quyền giám định hàng hóa phải được lập thành văn bản với những

nội dung chủ yếu sau đây:

1.Tên, địa chỉ bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền giám định hàng hóa.

2. Hàng hóa giám định.

3. Nội dung, phương pháp, quy trình giám định.

4.Thời gian, địa điểm giám định.

5. Phí dịch vụ, các chi phí khác.

Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền giám định hàng hóa:

Yêu cầu bên được ủy quyền giám định hàng hóa thực hiện đúng thỏa thuận trong

hợp đồng ủy quyền giám định.

Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để phục vụ yêu cầu giám định hàng hóa. Chịu trách nhiệm về kết quả giám định đối với bên yêu cầu giám định.

Trả phí dịch vụ và các chi phí khác theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền giám định.

Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền giám định hàng hóa:

Yêu cầu bên được ủy quyền giám định hàng hóa thực hiện đúng thỏa thuận

tronghợp đồng ủy quyền giám định.

Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để phục vụ yêu cầu giám định hàng hóa. Chịu trách nhiệm về kết quả giám định đối với bên yêu cầu giám định.

Trả phí dịch vụ và các chi phí khác theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền giám định.

2.4.4.5.2 Giám định hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.

Hàng hóa được giám định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước trong trường hợp hàng hóa đó có liên quan đến việc thực hiện công vụ của cơ quan nhà nước;

Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dịch vụ giám định được lựa chọn có nghĩa vụ thực hiện việc giám định hàng hóa phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình và được cơ quan trực tiếp yêu cầu giám định trả phí giám định;

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định cụ

thể điều kiện, tiêu chuẩn các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định được trưng

dụng để thực hiện yêu cầu giám định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Cơ quan nhà nước là khách hàng đặc biệt trong quan hệ cung ứng dịch vụ giám định thương mại. Với vai trò là chủ thể quản lý xã hội, Nhà nước phải đảm bảo cân

bằng lợi ích, đảm bảo công bằng giữa các chủ thể. Xuất phát từ nền tảng lý luận này, tiêu chuẩn để doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thực hiện giám định phục

vụ quản lý nhà nước cao hơn tiêu chuẩn để được cung cấp dịch vụ giám định thương

mại nói chung.

Thông tư số 16/2002/TT-BKHCN ngày 13/12/2002 hướng dẫn thực hiện khoản 3

Điều 16 Nghị định 20/1999/NĐ-CP ngày 12/4/1999 về kinh doanh dịch vụ giám định

hàng hóa (Thông tư số 16/2002/TT-BKHCN) quy định điều kiện để doanh nghiệp kinh

doanh dịch vụ giám định có thể thực hiện giám định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước như sau: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định ít

nhất là 18 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh; có giám định viên đạt tiêu chuẩn theo quy định; có phương tiện kỹ thuật nghiệm được các chỉ tiêu quan trọng chủ

yếu của loại hàng hoá đăng ký kiểm tra; có quy trình nghiệp vụ, kỹ thuật giám định

phù hợp với hàng hoá cần được giám định theo trưng dụng của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền; có một trong ba chứng chỉ: Chứng chỉ chứng nhận hệ thống đảm bảo chất

lượng đối với hoạt động giám định phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN-ISO 9000

(thường gọi là chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng), chứng chỉ công nhận tổ

chức giám định phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/IEC 17020:2001 đối với

lĩnh vực hàng hoá đăng ký được kiểm tra (thường gọi là chứng chỉ về hệ thống quản lý

chất lượng áp dụng riêng đối với tổ chức giám định), chứng chỉ công nhận phòng thử

nghiệm phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/IEC 17025:2001 đối với phạm vi

thử nghiệm các chỉ tiêu cơ bản của hàng hoá đăng ký được kiểm tra (thường gọi là chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của phòng thử nghiệm).

Tuy nhiên, Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định 20/1999/NĐ-CP ngày

12/04/1999 quy định chi tiết Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định hàng

hóa chưa đưa ra tiêu chí cụ thể về điều kiện này. Điều đó tạo ra sự lúng túng trong việc xác định tiêu chí chấp thuận một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định đủ điều

kiện thực hiện dịch vụ giám định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. Có hai quan

GVHD: Cao Nhất Linh SVTH: Thái Quốc Tấn

để có cơ sở giải quyết sự việc xảy ra trên thực tế trong thời gian chưa có hướng dẫn cụ

thể; Thứ hai, không áp dụng quy định tại Thông tư số 16/2002/TT-BKHCN vì thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tư này đã hết hiệu lực.

Về mặt lý luận, một văn bản hết hiệu lực thì văn bản hướng dẫn thi hành văn bản

này cũng hết hiệu lực. Xử lý theo quan điểm thứ nhất sẽ trái với nguyên tắc này.

Ngược lại, nếu xử lý theo quan điểm thứ hai thì không có tiêu chí để xem xét, chấp

thuận một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định đáp ứng đủ điều kiện để được

yêu cầu giám định bởi cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, Thông tư số 16/2002/TT- BKHCN cũng không thuộc trường hợp hết hiệu lực theo quy định tại Điều 81 Luật

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 về các trường hợp hết hiệu lực của

văn bản quy phạm pháp luật.

Thực tiễn hiện nay, Thông tư 16/2002/TT-BKHCN được coi là đã hết hiệu lực. Tuy nhiên, quy định về điều kiện, tiêu chuẩn để thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có thể được yêu cầu giám định bởi cơ quan nhà nước tại Thông tư này vẫn được các cơ quan nhà nước vận dụng một cách linh hoạt. Song song với thực tế này là tình trạng lúng túng của các cơ quan chức năng khi xem xét đơn đề nghị chấp thuận là tổ

chức được quyền thực hiện giám định phục vụ quản lý nhà nước của các doanh nghiệp

kinh doanh dịch vụ giám định

2.5 Các tranh thường gặp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

Dịch vụ giám định hàng hóa đã trải qua nhiều gia đoạn phát triển, ngày nay cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, phát triển về khoa học kĩ thuật, dịch vụ giám định hàng hóa đã vượt qua khỏi một quốc gia và trở thành ngành hót trên thế giới. Do đó,

nhiều công ty giám định ra đời, cùng chạy theo xu thế của thời đại phương pháp kinh

doanh của những doanh nghiệp này là khác nhau dẫn đến việc tranh chấp trong việc giám định hàng hóa. Việc tranh chấp trong lĩnh vực giám thường chỉ xảy ra giữa các

doanh nghiệp giám định với nhau. Trong quá trinh kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa việc tranh giành khách hành, cạch tranh về thương hiệu đã trở thành một nhu cầu

tất yếu.

Tranh chấp giữa các doanh nghiệp giám định. Trong quá trình hoạt động kinh

doanh việc tranh chấp giữa các doanh nghiệp, tổ chức với nhau là chuyện không thể

tránh khỏi, khi thi thường kinh doanh ngày càng hạn hẹp và phương pháp kinh doanh

của các doanh nghiệp lại mâu thuẩn và chồng chéo lên nhau, dẫn đến việc cạnh tranh

càng ráo riết hơn. Ở Việt Nam, không ít doanh nghiệp giám định được thành lập và hoạt động trong nhiều năm qua và điều đó góp phần quan trọng trong việc liên kết với các nước bên ngoài, cụ thể là có nhiều công ty giám định xuất nhập ra đời ở nhiều nước trên thế giới. Tranh chấp giữa các doanh nghiệp chủ yếu là tranh chấp về : khách

hàng, phạm vi hoạt đông, thương hiệu và tranh chấp về chứng thư giám định. Số lượng

doanh nghiệp sẽ hoạt động nhiều hơn và đồng thời tạo ra nguồn thu nhập cho doanh

nghiệp, trong khi đó phạm vi hoạt động sẽ tạo điều kiện thu hút được khách hàng từ xa

và góp phần thúc đẩy thương hiệu của doanh nghiệp đi xa.

Tranh chấp giữa khách hàng và doanh nghiệp. Tranh chấp giữa khách hàng và doanh nghiệp chủ yếu là tranh chấp về nội dung giám định và chứng thư giám định.

Khi được yêu cầu giám định, doanh nghiệp thực hiện việc giám định theo những nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng. Như chúng ta đã biết, tiếng việt phong phú và đa

dạng những gì ghi trong thoản thuận được 2 bên hiểu theo ý nghĩa khác nhau sẽ dẩn đến sự tranh cải về kết quả dám định. Chứng thư giám định là kết quả của quá trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giám định và có giá trị cuối cùng, tuy nhiên trong nhiều trường hợp khách hàng không

đồng ý về kết quả chứng thư giám định, dẫn đến sự kiện cáo. Những tranh chấp này

thường xuyên xãy ra khi kinh doanh dịch vụ giám định và không chỉ có ngành giám

định mà bất cứ ngành, lĩnh vực nào cũng tồn tại những tranh chấp đặc thù của nó.

2.6 Sự khác biệt giữa giám định của công ty giám định và công ty bảo hiểm

Dựa trên tiêu chí đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường, có thể phân loại tổn thất như sau:

Tổn thất do Công ty bảo hiểm bồi thường: Trong trường hợp hàng hóa được mua

bảo hiểm, và tổn thất xảy ra do một trong những rủi ro được bảo hiểm gây nên, tổn

thất này sẽ do Công ty bảo hiểm bồi thường căn cứ vào Chứng thưgiám định tổn thất

do Công ty bảo hiểm hay đại lýgiám định của Công ty bảo hiểm cấp. Sau đó, Công ty

bảo hiểm sẽ nhận bảo lưu quyền đòii bồi thường với người thứ ba từ phía người được

bảo hiểm.

Tổn thất do các bên liên quan khác bồi thường: Nếu hàng hóa không được mua bảo

hiểm, hàng hóa của bạn vẫn được các bên liên quan khác bồi thường nếu như bạn

chứng minh được rằng tổn thất xảy ra do lỗi của họ bằng chứng thưgiám định tổn thất, trong đó xácđịnh rõ mức độ, nguyên nhân và thời điểm xảy ra tổn thất do một công

ty giám định độc lập, có uy tín cấp.

Với cách phân loại như trên, đối tượng phục vụ của công tygiám định là mọi tổn

thất của hàng hóa, phương tiện vận tải…của bất cứ đối tượng nào bao gồm chủ hàng

trong nước, nước ngoài, chủ phương tiện vận tải… kể cả công ty bảo hiểm khác với đối tượng phục vụ của công ty bảo hiểm chỉgiám định những hàng hóa, phương tiện

vận tải… bị tổn thất có mua bảo hiểm và do những rủi ro được bảo hiểm gây nên. Mục đích của việc sử dụng Chứng thưgiám định (do công ty giám định cấp) để

khiếu nại đòi bồi thường nhiều đối tượng: người bán, người vận chuyển, người bảo

quản, xếp dỡ, công ty bảo hiểm…Còn mục đích sử dụng Chứng thưgiám định (do công ty bảo hiểm cấp) để làm cơ sở tự xét bồi thường thiệt hại cho người mua bảo

hiểm và đôi khi là chứng cứ để khiếu nại để người thứ ba bồi thường.

GVHD: Cao Nhất Linh SVTH: Thái Quốc Tấn

Tiến hành thông báo tổn thất cho Người chuyên chở (đối với tổn thất rõ rệt) hay Lập thư dự kháng gửi cho Thuyền trưởng hoặc Đại lý tàu biển (đối với trường hợp nghi

ngờ có tổn thất) càng sớm càng tốt và trong thời gian quyđịnhđể bảo lưu quyền khiếu

nại đối với người chuyên chở.

Đồng thời, yêu cầu Công ty giám định tiến hành giám định tổn thất (nếu hàng hóa

không được mua bảo hiểm) hoặc thông báo tình hình tổn thất hàng hóa cho Công ty bảo hiểm hoặc đại lý giám định của Công ty bảo hiểm và yêu cầu họ có mặt để tiến

hành vụgiám định tổn thất ngay khi phát hiện ra tổn thất (nếu hàng hóa được mua bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiểm).

Công ty, đại lýgiám định sẽ hướng dẫn để Bạn tiến hành mọi biện pháp có thể để

giảm nhẹ và ngăn ngừa tổn thất lây lan.

Đảm bảo thực hiện quyền bảo lưu cho Công ty bảo hiểm để Công ty bảo hiểm giữ

quyền khiếu nại đối với những người có liên quan đến tổn thất của hàng hoá nếu hàng

hóa được mua bảo hiểm.

Chương 3

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH

HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

3.1 Nhận xét hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

3.1.1 Những thuận lợi

Qua nhiều năm “bế quan tỏa cảng” năm 1985 Việt Nam chính thức mở cửa giao lưu với bên ngoài nhằm phát triển kinh tế, quá trình đổi mới đó đã giúp cho Việt Nam

có nhiều cơ hội phát triển, hàng loạt các tổ chức, công ty ra đời trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó nổi bật là các công ty giám định hàng hóa xuất nhập khẩu, tiếp cận

và thâm nhập vào thi trường giám định hàng hóa xuất nhập khẩu có cạnh tranh, một

lĩnh vực mà trước đó hầu như do nhà nước độc quyền. Tình trạng thiếu hụt về số lượng, giảm về chất lượng trong những năm trước đã được cải thiện, với sự thay đổi to

lớn đó đã làm tăng nhanh, tăng ồ ạt về số lượng cho ra đời những những mặt hàng xuất

khẩu có giá trị lớn như gạo, than đá, gỗ…cùng với những chính sách khuyến khích, ưu đãi của nhà nước tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài đâu tư vào Việt Nam, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ tạo tiền đề cho các ngành thiết bị máy móc xuất

nhập khẩu đi lên. Để kịp thời điều chỉnh được các thay đổi đó nhiều văn bản pháp luật ra đời, trong số những văn bản đó phải kể đến là luật thương mại 1997, luật thương

mại 2005 hiện nay và luật đầu tư 2005(đã được sữa đổi và bổ sung) và các văn bản hướng dẫn thi hành 2 luật trên có tác dung to lớn tới hoạt động giám định. Luật thương

mại đã tạo ra một hành lang pháp lí để ngành kinh doanh dịch vụ giám định hoạt động

thuận lợi hơn, bài bản hơn. Luật đầu tư thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phục vụ cho đầu tư, để tạo nên thị trường giám định sôi động và đa

dạng. Các quan hệ thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới được nhà nước tiếp tục quan tâm, việc gia nhập tổ chức Asian năm 1997 và WTO năm 2007 đưa Việt Nam đi sâu vào thị trường thế giới tao ra môi trường thuận lợi cho việc phát

triển ngành kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa.

Việc thành lập nhiều công ty giám định, đặc biệt là sự xuất hiện của các công ty giám định nước ngoài tạo nên sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt giữa các tổ chức

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (Trang 47)