L ỜI NÓI ĐẦU
5. Bố cục của luận văn
2.4.2 Phân cấp giámđịnh viên
Căn cứ vào nghị định số 141/ HĐBT ngày 21/ 8/ 1982 của Hội đồng bộ trưởng ban hành điều lệ về công tác tiêu chuẩn hoá.
Căn cứ Nghị Định số 20/ 1999/ NĐ-CP ngày 12/ 04/ 1999 của Chính phủ về
kinh doanh dịch vụ giám định và Thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ Thương mại.
Thứ nhất, những quy định chung về phân cấp giám định viên
Cấp giám định viên gồm có: Giám định viên tập sự, giám định viên, giám định viên chính và giám định viên cấp cao.
Thứ hai, tiêu chuẩn chung của giám định viên phải phù hợp với tiêu chuẩn được qui định tại: Điều 7, Chương 11 của Nghị định số 20/04/1999 của Chính phủ về kinh
doanh dịch vụ giám định và Thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ thương mại.
Thứ ba, tiêu chuẩn các cấp giám định viên gồm có: Giám định viên tập sự, chức
danh nhiệm vụ, thực hiện các loại hình giám định đơn giản theo sự hướng dẫn của giám định viên như số lượng, khối lượng, lấy mẫu, giám sát, đảm bảo tính chính xác,
trung thực kịp thời. Cung cấp các kết quả giám định đảm bảo chính xác, kịp thời để giám định viên lập chứng thư.
Năng lực và hiểu biết: Nắm, hiểu được các phương pháp, qui trình giám định
về số lượng, khối lượng, lấy mẫu, giám sát đối với những loại hình, mặt hàng được
phân công. Có kiến thức về thương thẩm, tiêu chuẩn chất lượng những mặt hàng loại
hình giám định được giao. Nắm được chức năng nhiệm vụ của Công ty, yêu cầu cơ
bản của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cũng như chính sách chất lượng của Công ty.
Yêu cầu trình độ: Tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp trở lên, ngoại ngữ Anh văn có trình độ tương đương B trở lên. Đã qua lớp bồi dưỡng về kỹ thuật nghiệp vụ giám định cho giám định viên tập sự.
Thứ tư, Giám định viên gồm có:
Chức danh nhiệm vụ: Thực hiện hoàn chỉnh vụ giám định một cách chung thực,
khách quan, khoa học, kịp thời, chính xác và lập chứng thư giám định.Tổng hợp đánh
giá những vấn đề có liên quan đến mặt hàng/ loại hình giám định được phân công để đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng công tác giám định. Ký chứng thư giám định theo qui định hiện hành.
Năng lực và hiểu biết: Đã công tác trong lĩnh vực nghiệp vụ giám định tối thiểu là
1 năm, nếu có chuyên môn được đào tạo phù hợp với lĩnh vực giám định được phân
công hoặc phải ít nhất 2 năm nếu có chuyên môn khác với lĩnh vực giám định được
phân công. Nắm vững các phương pháp, quy trình giám định của những mặt hàng loại
hình giám định được phân công. Nắm được qui định về quản lý điều hành thực hiện
một vụ giám định. Nắm được hệ thống quản lý chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn
GVHD: Cao Nhất Linh SVTH: Thái Quốc Tấn
Yêu cầu trình độ: Tốt nghiệp Trung Học chuyên nghiệp trở lên. Ngoại ngữ Anh văn B trở lên. Sử dụng được vi tính. Đã qua chương trình đào tạo về kỹ thuật vụ giám định cho giám định viên.
Thứ năm, Giám định viên chính gồm có:
Chức trách nhiệm vụ: Ngoài những chức trách nhiệm vụ của giám định viên,
giám định viên chính có thêm chức trách nhiệm vụ sau: Điều hành một nhóm giám định viên thực hiện hoàn chỉnh vụ giám định. Giải quyết những vướng mắc trong quá
trình thực hiện hiên, hoàn chỉnh vụ giám định được phân công. Lập chứng thư và hồ sơ của vụ giám định do giám định viên được phân công điều hành thực hiện và tham gia biên soạn, bổ sung hoặc sửa đổi các qui trình hướng dẫn phương pháp giám định
hoặc những văn bản, tài liệu khác có liên quan thuộc nhóm hàng loại hình giám định được phân công đồng thời hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ giám định cho giám định
viên.
Năng lực và hiểu biết: Đã công tác trong lĩnh vực nghiệp vụ giám định tối thiểu là 3
năm. Tinh thông về kỹ thuật nghiệp vụ, qui trình, phương pháp giám định của nhóm
mặt hàng loại hình giám định do mình phụ trách. Nắm vững qui trình về quản lý điều
hành thực hiện vụ giám định.
Yêu cầu trình độ: Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên .Ngoại ngữ Anh văn B trở lên và giao dịch được. Sử dụng được máy vi tính.
Thứ sáu,Giám định viên cấp cao:
Chức trách nhiệm vụ: Ngoài chức trách, nhiệm vụ của giám định viên chính, giám
định viên cấp cao có thêm chức trách nhiệm vụ sau: Giải quyết những vướng mắc
trong việc thực hiện vụ giám định hoạc chứng thư giám định mà giám định viên chính không giải quyết được. Xây dựng và tham gia duyệt các qui trình hướng dẫn phương pháp giám định. Viết những tài liệu và giảng dạy, bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ giám định cho giám định viên cấp dưới.
Năng lực và hiểu biết: Đã công tác trong lĩnh vực nghiệp vụ giám định ít nhất là 5
năm. Có năng lực và kinh nghiệm về nghiên cứu, tổng kết thực tiễn công tác kỹ thuật
nghiệp vụ giám định để đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng công tác giám định.
Có khả năng và kiến thức đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và chiến lược phát triển của Công ty.
Yêu cầu trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Ngoại ngữ Anh văn C trở lên và giao dịch được. Sử dụng được máy vi tính.
2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của giám định viên
Căn cứ theo Điều 8 nghị định số 20/1999/NĐ-CP quy định giám định viên có các quyền và nghĩa vụ sau:
Được độc lập thực hiện việc giám định khi được giao và được từ chối thực
hiện việc giám định khi việc giám định đó có liên quan đến quyền và lợi ích của mình.
Giám định viên thực hiện việc giám định khi được doanh nghiệp giao cho việc giám định, nếu việc giám định đó liên quan đến lợi ích của chính giám định viên thì giám
định viên có quyền từ chối việc giám định để cho việc giám định được khách quan,
công bằng và đảm bảo được quyền và lợi ích của của 2 bên. Trường hợp giám định
viên cố tình giám định sai sự thật thì kết quả giám định sẽ hủy bỏ và giám định viên phải chịu sự chế tài của pháp luật.
Được từ chối sự can thiệp của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào vào hoạt động giám định mà mình đang thực hiện. Trong quá trình tiến hành giám định, nếu giám định viên thấy ai đó, hay tổ chức nào can hiệp vào việc giám định của mình thì có quyền đề nghị cá nhân hay tổ chức đó dừng việc giám định đó, đồng thời thông báo
việc đó cho doanh nghiệp mình biết.
Phản ánh trung thực kết quả giám định trong Chứng thư giám định và ký Chứng thư giám định. Sau khi đã giám định xong, giám định viên ghi kết quả giám định vào chứng thư giám định, chứng thư giám đinh phản ánh những thong tin thu
nhặt được từ công việc giám định, vì vậy chứng thư giám định có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc xét xử vụ việc giám định. Giám định viên kí vào chứng thư giám định để xác nhận chính mình đã thực hiện việc giám định đó, và phải chịu trách nhiệm liên
quan đến chứng thư giám định đó.
Nghĩa vụ của giám định viên:
Thực hiện việc giám định hàng hóa một cách trung thực, khách quan, khoa học,
kịp thời, chính xác, theo đúng yêu cầu của bên yêu cầu giám định. Được sự phân công
từ doanh nghiệp mình đang làm việc, giám định viên thực hiện việc giám định theo
những gì khách hàng yêu cầu trong hợp đồng. Việc giám định phải độc, khách quan và tiến hành đúng trình tự giám định.
Chịu trách nhiệm trước giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định
về tính chính xác của kết quả giám định. Giám định viên phải chịu trách nhiệm về kết
quả giám định trước doanh nghiệp của mình và trước pháp luật.
2.4.4 Chứng thư giám định và giá trị pháp lí của chứng thư giám định
Để giải quyết tranh chấp về hàng hóa xuất nhập khẩu trước cơ quan tố tụng , mỗi bên căn cứ vào kết quả của việc giám định làm cơ sở pháp lí, làm bằng chứng về việc
khởi kiện. Quá trình giải quyết tranh chấp tùy thuộc rất nhiều vào chứng thư giám định, vì vậy chứng thư giám định có nhiều ý nghĩa quan trọng.
2.4.4.1 Ý nghĩa của chứng thư giám định
Chứng thư giám định là sản phẩm của dịch vụ giám định. Giám định là quá trình trải qua nhiều giai đoạn và chứng thư giám định là giai đoạn cuối cùng của công
GVHD: Cao Nhất Linh SVTH: Thái Quốc Tấn
việc giám định, chứng thư giám định nói lên nội dung , kết quả của việc giám định, nó
thể hiện ý chí khách quan của người giám định và đồng thời xác nhận về quyền và nghĩa vụ của các bên vi pham. Tuy thuộc vào mục đích yêu cầu của bên thuê giám
định mà chứng thư giám định được sử dụng vào nhiều muc đích khác nhau. Với sự
phát triển nhiều loại hình dịch vụ giám định trong nước và xuất nhập khẩu nên chứng thư giám định luôn là bằng chứng tốt nhất để xác định mức độ thiệt hại của bên bị vi
pham.
Thứ nhất, là chứng từ quan trọng trong bộ chứng thanh toán theo phương thức thanh toán thường dùng nhất hiện nay là thanh toán bằng tín dụng thư và thanh toán
theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ.
Thứ hai, là chứng từ cần thiết trong bộ chứng từ gửi kèm hàng hóa. Một số nước quy định khi gửi hàng, người bán phải gửi một bộ chứng từ đi kèm với hàng hóa.
Những chứng từ nayfdo hợp đồng quy định cụ thể nhưng thông thường gồm các chứng
từ sau:Vận tải đơn, Phiếu đóng gói chi tiết, Chứng thư giám định (về số lượng, khối lượng, phẩm chất…), Giấy chứng nhận xuất xứ…
Thứ ba, là chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ khiếu nại ( bao gồm
khiếu nại người bán, người vận chuyển, người bảo hiểm…). Đối với bộ hồ sơ khiếu
nại, chứng thư giám định là một chứng từ không thể thiếu, nó là chứng cứ để các bên lien quan xem xét thực trạng hàng hóa và xác định trách nhiệm thuộc về ai. Các bên có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại nếu hồ sơ không có chứng thư giám định.
Do vậy khi phát hiện hàng hóa có hỏng, mất mát hoặc có vấn đề nghi vấn, cần yêu cầu giám định ngay để đảm bảo các yếu tố pháp lí cần thiết và kịp thời hạn khiếu nại.
Thứ tư, là chứng từ phục vụ cho các yêu cầu quản lí Nhà nước. Theo quy định
của Nhà nước, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể được hưởng sự cho phép hay
ưu đãi như đáp ứng được một số yêu cầu, ví dụ: giám định chân hàng của Vinacontrol
hoặc Foodcontrol trước khi xuất khẩu gạo, Giám định hàng tái nhập hoặc tái xuất để
khấu trừ thuế XNK hoặc khấu trừ chỉ tiêu cho phép xuất nhập khẩu.
2.4.4.2 Giá trị pháp lí của chứng thư giám định
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP thì chứng thư giám định có
các giá trị sau:
Đối với bên yêu cầu giám định. Điều 261 Luật Thương mại 2005 quy định: “
chứng thư định có giá trị pháp lí đối với bên yêu cầu giám định nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, trung thực hoặc
sai về kĩ thuật, nghiệp vụ giám định”. Người yêu câu giám định phải thừa nhận nội
dung chứng thư của lô hàng mình yêu cầu khi không chứng minh được kết quả của
chứng thư giám định khi phạm phải một hoặc nhiều hơn trong số những sai lầm sau:
không khách quan, không trung thực, sai kĩ thuật, sai nghiệp vụ giám định…Người
yêu cầu giám định cần phải sử dụng chứng thư giám định đúng mục đích do hợp đồng quy định và phải sử dụng cho đúng lô hàng đã yêu cầu.
Hai là, đối với các bên trong hợp đồng. Điều 262 Luật Thương mại 2005 quy định: Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sử dụng chứng thư giám định
của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định đó
có giá trị pháp lí đối với tất cả các bên nếu không chứng minh được kết quả giám định
không khách quan, không trung thực hoặc sai về kĩ thuật, nghiệp vụ giám định.
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định chỉ có giá trị pháp lí đối với bên yêu cầu giám định theo quy định tại điều 261 của
Luật thương mại 2005. Nghĩa là các tổ chức phải chịu trách nhiệm về nội dung và kết
quả giám định và theo điều khoản 7 điều 6 Ngị định 20/1999/NĐ-CP: “ Trong trường
hợp giám định sai thì phải trả tiền phạt theo mức doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ giám định và bên yêu cầu giám định đã thỏa thuận nhưng khôngquá 10 lần phí giám định”.
Bên kia trong hợp đồng có quyền yêu cầu giám định lại. Trong trường hợp không
công nhận kết quả của Chứng thư giám định ban đầu thìbên yêu cầu giám định và các
bên có liên quan (dưới đây gọi tắt là bên yêu cầugiám định lại) có quyền yêu cầu một
tổ chức giám định khác giám định lại hàng hóa đã được giám định và phải trả phí giám định.
Nếu kết quả của Chứng thư giám định lại phù hợp với kết quả của Chứng thư giámđịnh ban đầu thì Chứng thư giám định ban đầu có giá trị cuối cùng.
Khi chứng thư giám định lại có quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lí như sau: Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại có giá trị pháp lí đối
với tất cả các bên. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì các bên lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ khác giám định lại lần thứ hai. Kết
quả của giám định ại lần thứ hai có giá trị pháp lí đối với tất cả các bên.
Nếu kết quả của Chứng thư giám định của tổ chức giám định do trọng tài chỉ định:
Phù hợp với kết quả của Chứng thư giám định ban đầu thì tổ chức giám định lại phải
chịu khoản tiền phạt theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP. Phù hợp với kết quả của Chứng thư giám định lại thì tổ chức giám định ban đầu phải
chịu khoản tiền phạt theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định số 20/1999/NĐ-CP. Không phù hợp với kết quả của Chứng thư giám định ban đầu và Chứng thư giám định
lại thì tổ chức giám định ban đầu và tổ chức giám định lại đều phải chịu khoản tiền
phạt theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định này.
Ba là, đối với các đối tượng khác. Căn cứ vào kết quả giám định của người yêu cầu giám định tới trong chức năng và nhiệm vụ của mình, không làm lộ bí mật những
nội dung không có liên quan. Nếu không chấp nhận kết quả giám định của chứng thư giám đinh thì có thể kiểm tra hoặc buộc chủ hàng thuê tổ chức giám định khác. Theo
GVHD: Cao Nhất Linh SVTH: Thái Quốc Tấn
điều 11 Nghị định 20/1999/NĐ-CP thì người yêu cầu giám định phải chịu phí giám định lại nhưng trên thực tế hầu như chủ hàng chịu tất cả phí giám định lại.
2.4.4.3 Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai
Mặt dù trong hợp đồng mua bán có quy định điều khỏa giám định, và quy định
cho rằng “ chứng thư giám định có giá trị cuối cùng” thì không phải lúc nào chứng thư
cũng có giá trị và không còn khả năng tranh chấp nữa. Có những trường hợp “ hiệu lực
cuối cùng” này của chứng thư giám định bị hạn chế hoặc mất tác dụng, các bên vẫn có
quyền phản bác lại kết quả giám định.
Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải chịu trách nhiệm phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp
chứng thư giám định có kết quả sai. Theo đó, yếu tố lỗi được xem xét để xác định chế
tài áp dụng. Trách nhiệm vật chất của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định được
phân biệt trong trường hợp lỗi vô ý và trường hợp lỗi cố ý cụ thể như sau:
Trường hợp lỗi cố ý, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định. Trường hợp lỗi vô ý, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải trả tiền phạt