Phân tích môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phát triển của công ty cổ phần sông đà 7 đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Trang 75)

Thị trường xây dựng Việt Nam thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2015 trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, phục hồi chậm hơn dự báo. Nền kinh tế trong nước vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, thị trường bất động sản vẫn còn trầm lắng, sản xuất kinh doanh của các DN vẫn trong tình trạng khó khăn, việc xử lý hàng tồn kho và nợ xấu, duy trì đời sống, việc làm cho người lao động tiếp tục là một thách thức lớn đối với các DN.

Thị trường đang có sự cạnh tranh ngày càng cao hơn với sự tham gia của nhiều đối thủ có năng lực trong nước và nước ngoài.

Tình hình xây dựng đang có xu hướng phục hồi; Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 8/6/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện

60

Nghị quyết số 13-NQ/TƯ ngày 16/01/2012 nêu rõ “xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. Thực tế hiện nay hạ tầng các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp khai thác chế biến… đã hình thành nhưng chưa mạnh và chưa đồng bộ. Do đó nhu cầu phát triển hạ tầng các khu kinh tế, công nghiệp, giao thông, đô thị…được xây dựng để khắc phục tình trạng chưa đồng bộ và đó cũng là đề án phát triển của các Bộ, các ngành, các tỉnh với chỉ tiêu về xây dựng và dự kiến các công trình trọng điểm sẽ được triển khai như sau:

- Các dự án điện: Theo Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011

của Thủ tướng Chính phủ v/v: Phê duyệt quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là quy hoạch điện VII) thì tổng vốn đầu tư cho toàn ngành điện khoảng 2.359 nghìn tỷ đồng; Trong đó giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 929,7 nghìn tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 1.429,3 nghìn tỷ đồng. Các dự án đầu tư chủ yếu như sau:

+ Các dự án thủy điện và thủy điện tích năng: Theo quy hoạch phát triển nguồn điện ưu tiên phát triển các nguồn thủy điện, đưa công suất các nguồn thủy điện từ 9.200 MW như hiện nay lên gần 17.400 MW vào năm 2020. Nghiên cứu đưa các nhà máy thủy điện tích năng vào vận hành của hệ thống, phấn đấu năm 2020 có tổng công suất 1.800 MW và nâng lên 5.700 MW vào năm 2030.

+ Các dự án điện hạt nhân: Phát triển các nhà máy điện hạt nhân đảm bảo ổn định cung cấp điện trong tương lai, xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 với tổng công suất 1000 MW vào năm 2020.

Bảng 3.3: Định hướng nguồn điện đến năm 2020

Stt Nguồn điện Công suất (MW) Tỷ lệ %

Tổng công suất các nhà máy điện 75.000 100,0

61

Stt Nguồn điện Công suất (MW) Tỷ lệ %

2 Thủy điện tích năng 1.800 2,4

3 Nhiệt điện khí 12.375 16,5

4 Năng lượng tái tạo 4.200 5,6

5 Điện hạt nhân 975 1,3

6 Nhiệt điện than 36.000 48

7 Nhập khẩu điện 2.325 3,1

(Nguồn: Quy hoạch điện VII)

Bảng 3.4: Định hướng nguồn điện đến năm 2030

Stt Nguồn điện Công suất (MW) Tỷ lệ %

Tổng công suất các nhà máy điện 146.800 100

1 Thủy điện 17.322,4 11,8

2 Thủy điện tích năng 5.725,2 3,9

3 Nhiệt điện khí 17.322,4 11,8

4 Năng lượng tái tạo 13.799,2 9,4

5 Điện hạt nhân 9.688,8 6,6

6 Nhiệt điện than 75.748,8 51,6

7 Nhập khẩu điện 7.193,2 4,9

(Nguồn: Quy hoạch điện VII)

Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn điện đến năm 2020

TT Nguồn điện Sản lượng ( tỷ kWh) Tỷ lệ %

Theo kịch bản cơ sở năm 2020 330 100,0

1 Thủy điện 64,68 19,6

2 Nhiệt điện than 154,44 46,8

3 Nhiệt điện khí 79,2 24

4 Năng lượng tái tạo 14,85 4,5

5 Điện hạt nhân 6,93 2,1

62

(Nguồn: Quy hoạch điện VII)

Bảng 3.6: Cơ cấu nguồn điện đến năm 2030

TT Nguồn điện Sản lượng (tỷ kWh) Tỷ lệ %

Theo kịch bản cơ sở năm 2030 695,0 100

1 Thủy điện 64,635 9,3

2 Nhiệt điện than 391,98 56,4

3 Nhiệt điện khí 100,8 14,4

4 Năng lượng tái tạo 41,7 6

5 Điện hạt nhân 70,195 10,1

6 Nhập khẩu điện 26,410 3,8

(Nguồn: Quy hoạch điện VII)

- Thị trường hạ tầng công nghiệp:

Hầu hết các phân khúc phụ của ngành công nghiệp chế biến/chế tạo được dự báo sẽ có tốc độ tăng nhanh hơn so với mức tăng trưởng của thị trường EPC trong nước. Dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân vốn đầu tư giai đoạn 2013-2020 vào lĩnh vực hóa chất là 11% năm, vào ngành thép là 10% năm, vào ngành xi măng là 7% năm và vào ngành khác là 9% năm. Đến năm 2020, tổng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến/chế tạo vào khoảng 12,2 tỷ USD, trong đó lĩnh vực hóa chất và xi măng được dự kiến chiếm khoảng 80% ngành công nghiệp chế biến/chế tạo (vào lĩnh vực hóa chất khoảng 6,1 tỷ USD, chiếm 50%; vào lĩnh vực xi măng khoảng 3,7 tỷ USD, chiếm 30%).

- Thị trường vật liệu xây dựng:

Thị trường này không phát triển tự phát, các tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển VLXD đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và phát triển VLXD phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch các ngành của tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển của Việt Nam. Cụ thể như sau:

63

+ Đối với thành phố Hà Nội (theo Quyết định số 4524/QĐ-UBND ngày 29/9/2011 của UBND thành phố Hà Nội) nhu cầu về đá xây dựng đến năm 2015 là 3,695 triệu m3/năm; năm 2020 là 4,695 triệu m3/năm; bê tông thương phẩm là 3,5 - 4,5 triệu m3/năm vào năm 2020…

+ Đối với tỉnh Vĩnh Phúc (theo Quyết định số 2065/QĐ-UBND ngày 15/8/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc) nhu cầu về đá xây dựng đến năm 2015 là 0,675 triệu m3/năm; năm 2020 là 1,2 triệu m3/năm; Bê tông thương phẩm là 260 nghìn m3/năm vào năm 2020...

+ Đối với tỉnh Hà Nam (theo Quyết định số 1784/QĐ-UBND ngày 25/12/2012 của UBND tỉnh Hà Nam) nhu cầu về đá xây dựng đến năm 2015 là 11 triệu m3/năm; năm 2020 là 13 triệu m3/năm; Bê tông thương phẩm là 400 nghìn m3/năm vào năm 2020...

+ Đối với tỉnh Hà Tĩnh (theo Quyết định số 3689/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh) nhu cầu về đá xây dựng đến năm 2020 là 5,250 triệu m3/năm; bê tông thương phẩm khoảng 1,5 triệu m3/năm.

+ Với tỉnh Quảng Bình (theo Quyết định số 599/QĐ-UBND ngày 20/3/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình) nhu cầu về đá xây dựng năm 2015 là 1,7 triệu m3/năm, năm 2020 là 2,1 triệu m3/năm; bê tông giai đoạn 2015 phát huy hết công suất dây chuyền của các nhà máy hiện có và hoàn thành xây dựng nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông dự ứng lực phấn đấu đưa sản lượng đạt khoảng 70 ngàn m3/năm. Giai đoạn 2016 đến 2020 duy trì phát triển sản xuất và đầu tư chiều sâu, mở rộng thêm các sản phẩm bê tông cấu kiện, pa nen...sản lượng đạt khoảng 160 ngàn m3/năm. Bên cạnh đó Tỉnh kêu gọi đầu tư một số trạm trộn bê tông thương phẩm phục vụ xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị trên hành lang kinh tế quốc lộ 12A và hành lang kinh tế dọc đường Hồ Chí Minh.

64

Thị trường BĐS từ đầu năm nay đã bắt đầu có dấu hiệu sôi động lên với hàng loạt các đợt mở bán căn hộ của các Chủ đầu tư với khối lượng giao dịch thành công lớn. Sự phục hồi của nền kinh tế làm thị trường BĐS ấm lên, đây là cơ hội cho SD7 tiếp tục thực hiện những hợp đồng lớn đã ký như: khu đô thị Vườn Cam - Hoài Đức - Hà Nội; Khu đô thị Nam An Khánh...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phát triển của công ty cổ phần sông đà 7 đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Trang 75)