Hệ thống kiểm tra, đánh giá trong thực hiện chiến lược quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phát triển của công ty cổ phần sông đà 7 đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Trang 51)

36

Hình 1.5: Hệ thống đánh giá thực hiện chiến lược

(Nguồn: Quản lý công. Phan Huy Đường, 2013)

- Xác định tiêu chuẩn kiểm tra

+ Tiêu chuẩn định tính: tính nhất quán, tính phù hợp, tính khả thi. + Tiêu chuẩn định lượng.

- Nội dung kiểm tra:

+ Các khu vực hoạt động thiết yếu: là những lĩnh vực, khía cạnh, yếu tố của tổ chức cần phải hoạt động có hiệu quả cao để đảm bảo cho toàn bộ tổ chức thành công.

+ Các điểm kiểm tra thiết yếu: là những điểm yếu mà nếu tại đó sai lệch không được đo lường và điều chỉnh kịp thời thì sẽ có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động của tổ chức.

- Hình thức kiểm tra

+ Kiểm tra trước hoạt động (kiểm tra lường trước): là hình thức kiểm tra, ngăn ngừa những gì đã có thể biết trước nhằm không cho nó xảy ra (nếu như tác động xấu đến sự đạt được mục tiêu chiến lược của tổ chức)

+ Kiểm tra trong hoạt động (kiểm tra kết quả của từng giai đoạn hoạt

động trong thực hiện chiến lược): Được tiến hành để có thể điều chỉnh kịp thời trước khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Các nhà quản lý cấp công ty (đặt sự kiểm soát cung cấp bối cảnh cho)

Các nhà quản lý cấp bộ phận (đặt sự kiểm soát cung cấp bối cảnh cho)

Các nhà quản lý cấp chức năng (đặt sự kiểm soát cung cấp bối cảnh cho)

Các thành viên trong tổ chức

37

+ Kiểm tra kết quả (kiểm tra kết quả thực hiện chiến lược): là hình thức đo lường kết quả cuối cùng của hoạt động, nguyên nhân của sai lệch so với các tiêu chuẩn và kế hoạch được xác định và điều chỉnh cho những hoạt động tương tự trong tương lai.

- Công cụ kiểm tra

+ Công cụ kiểm tra truyền thống: dữ liệu thống kê, báo cáo kế toán

tài chính, ngân quỹ, báo cáo phân tích chuyên môn.

+ Công cụ kiểm tra hiện đại: Phương pháp đánh giá và kiểm tra chương trình (Program Evaluation and Review Technique - PERT); Lập ngân quỹ theo chương trình mục tiêu (Program Planing and Budgeting - PPB); điện thoại, máy fax, máy vi tính, hệ thống vô tuyến, các thiết bị, dụng cụ theo dõi, đo lường chính xác, các thiết bị kiểm tra tâm lý…

Trên đây là toàn bộ chương cơ sở lý luận cho việc xây dựng, hoàn thiện chiến lược của DN sử dụng trong Luận văn này. Sang chương tiếp theo, nghiên cứu áp dụng các lý luận này vào trong thực tiễn của SD7, từ phân tích môi trường bên trong đến phân tích môi trường bên ngoài, đến phân tích hoàn cảnh nội bộ của DN, để ta có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu, nhưng cơ hội và đe doạ để hoàn thiện chiến lược thực tiễn cho DN.

38 Chương 2:

PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phát triển của công ty cổ phần sông đà 7 đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)