1 Ngô Quang Nhất 3,8 25 3.836
3.3.2 Các giải pháp cụ thể
Dựa trên các mục tiêu trên đồng thời để từng bước hoàn thiện hơn công tác quản lý chi phí, thực hiện tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty, tôi xin đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý chi phí như sau:
Khâu kế hoạch chi phí của công ty TNHH Việt Nga nhìn chung đã đầy đủ, hợp lý, cơ sở lập kế hoạch căn cứ trên kế hoạch sản xuất thu mua nguyên liệu, kết hợp chặt chẽ với năng lực sản xuất của máy móc thiết bị và quy mô hoạt động của công ty đồng thời căn cứ vào kết quả các năm trước đã thực hiện được. Song quá trình lập và thực hiện chi phí trong năm 2012 cho thấy việc dự báo sản lượng đầu tu và thu mua nguyên liệu chưa thật sự chính xác, và đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ lệ lớn do đó sự biến động của khoản mục này đã tác động đến tất cả các khoản mục chi phí khác, đặc biệt là chi phí biến đổi làm cho kế hoạch thực hiện chưa sát với thực tế. Do đó, công ty cần tăng cường công tác lập kế hoạch đầu tư và thu mua nguyên liệu cụ thể:
- Giám sát chặt chẽ diện tích đầu tư và năng suất sản lượng bình quân của các loại hoa quả.
- Tổ chức xây dựng hệ thống định mức, dự toán chi phí chặt chẽ.
- Thường xuyên xem xét, kiểm tra lại các định mức tiêu hao trong từng thời điểm để kịp thời điều chỉnh định mức.
(2) Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chi phí, cụ thể:
- Quản lý thực hiện chi phí bảo đảm đúng kế hoạch, đúng mức tiêu hao từ khâu lưu trữ, cấp phát đến quyết toán chi phí.
- Tăng cường công tác đầu tư, xây dựng mở rộng vùng nguyên liệu, thực hiện đầu tư có trọng điểm đồng thời tiếp tục tìm hiểu, khảo nghiệm và đưa vào các giống mới có năng suất cao để đẩy mạnh quy mô sản xuất.
- Hoàn thiện quy chế và cơ chế điều hành công tác thu mua theo kế hoạch và phù hợp với kế hoạch sản xuất.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chi phí.
- Tăng cường các biện pháp quản lý chi phí trong sản xuất và giáo dục việc chấp hành tốt các nội quy, quy chê đảm bảo tiết kiệm chi phí, hạn chế tiêu hao nguyên liệu.
- Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, vật tư phụ tùng, quy trình quản lý chất lượng sản phẩm đảm bảo sản phẩm sản xuất chất lượng ngày càng cao qua việc kiểm tra chất lượng KCS.
- Có kế hoạch tài chính ổn định để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư nguyên liệu và mở rộng sản xuất. Do đó, cần kết hợp chặt chẽ với công tác kế hoạch và tổ chức thực hiện.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng phương án trả lương cho người lao động gắn liền với năng suất và hiệu quả sản xuất nhằm phát huy tính sáng tạo, tự giác, tiết kiệm vật tư nguyên nhiên liệu trong sản xuất.
- Đặc biệt công ty cần đưa ra giải pháp cụ thể nhằm khắc phục tính thời vụ trong sản xuất, mở rộng thời gian thu hoạch và hạn chế tối đa tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu từ đó tăng thời lượng chế biến sản phẩm bằng các giải pháp cụ thể như sau:
+ Thực hiện mở rộng diện tích đầu tư, ưu tiên cho các vùng trọng điểm và xây dựng các vùng nguyên liệu bền vững.
+ Đầu tư nghiên cứu, khảo nghiệm cho các giống mới có khả năng chịu hạn tốt, sức chịu đựng cao với thời tiết khí hậu đồng thời có năng suất và chất lượng tốt.
+ Thực hiện trồng xen canh giữa các vụ và có kế hoạch thu mua hợp lý. + Tiếp tục hoàn thiện chính sách đầu tư và thu mua nguyên liệu hợp lý đồng thời cải thiện chính sách giá trong thời điểm trái vụ để khuyến khích nông dân sản xuất.
PHẦN IV