Chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí trong hoạt động chế biến, kinh doanh hoa quả xuất khẩu tại công ty TNHH việt nga” (Trang 51)

2. Lao động trực tiếp

3.2.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp

Trong cơ cấu chi phí sản xuất của công ty, chi phí nhân công đứng thứ hai sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Hiện nay, công ty đang áp dụng hệ thống dây chuyền tự động mang tính chuyên môn hóa cao, tài sản đầu tư cho công nghệ sản xuất có giá trị lớn, hiện đại đã thay thế sức lao động của con người rất nhiều. Tuy chiếm thành phần không lớn nhưng chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận của giá thành sản phẩm do đó công ty rất chú trọng đến việc hạch toán và quản lý chặt chẽ loại chi phí này vì nó không những ảnh hưởng đến độ chính xác của giá thành mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập, quyền lợi của công nhân trong công ty.

Hiện công ty đang trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức khoán sản phẩm. Mức tiền lương khoán căn cứ vào lợi nhuận của đơn vị. Do đó hoạt động mang lại lợi nhuận cao sẽ cho đơn giá nhân công cao và ngược lại.

Hàng ngày căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành do các ca trưởng bàn giao kho thành phẩm, kế toán tiến hành tổng hợp đến cuối tháng làm căn cứ tính lương cho công nhân sản xuất đồng thời trên cơ sở đánh giá chất lượng sản phẩm hoàn thành và mức độ sản phẩm hỏng để có chính sách khen thưởng hoặc áp dụng hình thức kỷ luật riêng. Hình thức trả lương khoán sản phẩm thực sự đã khuyến khích được tinh thần, ý thức trách nhiệm người lao động từ đó nâng cao hiệu suất hoạt động và kết quả sản xuất.

Lao động trực tiếp tại phân xưởng sản xuất đều trong danh sách, đã qua đào tạo, có tay nghề và được tuyển dụng bài bản, đều được trả lương, thưởng và trích các khoản trích theo chế độ luật định như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Ngoài số lượng lao động trên, vào các tháng mùa vụ để phục vụ nhu cầu lao động tăng lên, công ty đã phải thuê ngoài một số lượng lao động, gọi là lao động ngoài danh sách và thực hiện trả tiền công theo thỏa thuận trước, đây là số lao động không chuyên, thời gian sử dụng ngắn, không ổn định nên ngoài trả công lao động công ty không thực hiện trích bảo hiểm mà tính toán hợp lý trong đơn giá nhân công trực tiếp cho người lao động. Để phục vụ

cho yêu cầu quản lý trên sổ sách kế toán, tất cả các chi phí nhân công trực tiếp sản xuất đều được phản ánh vào tài khoản 622 .

Hàng tháng căn cứ vào Quyết định khoán lương, phương án trả lương phân xưởng sản xuất đã được giám đốc ký duyệt, bảng chấm công,…kế toán tiến hành tính lương cho phân xưởng sản xuất để thanh toán cho công nhân. Trong quá trình sản xuất, công ty bố trí ba ca sản xuất trong ngày, tuân thủ định mức ngày công, giờ công theo kế hoạch sản xuất nhằm đảm bảo sử dụng lao động hợp lý, kết hợp với khai thác tối đa công suất hoạt động của máy để tăng sản lượng chế biến từ đó tiết kiệm giá thành sản phẩm. Đồng thời thực hiện chế độ ăn giữa ca cho người lao động để khuyến khích tinh thần và tăng năng suất. Công ty luôn tạo điều kiện cho người lao động học hỏi, nâng cao tay nghề, giúp người lao động phát huy tính sáng tạo và tinh thần tập thể. Mỗi công nhân tại phân xưởng sản xuất đều phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của công ty, trong giờ làm việc tuyệt đối tập trung chuyên môn và có ý thức kỷ luật cao.

Công ty sử dụng hệ thống camera tự động để quản lý ý thức làm việc của công nhân và thông tin phản hồi từ ban quản lý phân xưởng để luôn theo sát, nắm rõ tình hình hoạt động tại phân xưởng. Ý thức, trách nhiệm người lao động đều được phản ánh vào bảng chấm công và xếp loại lao động trong tháng.

Công ty căn cứ vào bảng chấm công và thành tích lao động trong tháng cùng với sản phẩm hoàn thành để tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất, có chính sách khen thưởng để động viên kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, có đóng góp sáng kiến về giải pháp kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có chế tài thích hợp đối với hành vi vi phạm nội quy và chú trọng đến việc cải thiện điều kiện làm việc.

Hàng tháng, kế toán căn cứ vào bảng tính lương tính ra được số tiền công phải trả và các khoản trích theo lương cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất và phản ánh vào sổ kế toán, thực hiện thanh toán lương, tập hợp vào chi phí và

kết chuyển sang tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí.

Sau đây là bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong năm 2012.

Bảng 3.13: Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh năm 2012

(Nguồn số liệu: Phòng Tài chính – Kế toán)

Ví dụ: Căn cứ vào bảng thanh toán lương tháng 10 năm 2012 của bộ phận sản xuất phân xưởng chính, kế toán tiền hành ghi:

Nợ TK 622.1: 27.878.798 đồng Có TK 334: 27.878.798 đồng

Sau đó kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 154: Nợ TK 154.1: 27.878.798 đồng

Có TK 622.1: 27.878.798 đồng

Như vậy việc tính và trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất đã chấp hành đúng chế độ kế toán và áp dụng phù hợp hình thức trả lương với đặc điểm sản xuất của công ty, kích thích được ý thức, tinh thần làm việc và nâng cao năng suất lao động. Công ty đã tạo được nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho công nhân. Đồng thời, việc ghi chép, phản ánh cụ thể, chi tiết cho từng đối tượng sử dụng đã phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý và xác định giá thành cho từng đối tượng sử dụng để cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý để ra quyết định.

Nội dung Số tiền (đ) Cơ cấu (%)

Chi phí nhân công trực tiếp 3.141.864.000 100

1. Chi phí tiền lương 2.642.400.000 84,10

Bảng 3.14: Bảng thanh toán tiền lương bộ phận rửa nguyên liệu Tháng 10 năm 2012

ĐVT: VNĐ

TT Họ và tên

Bậc lươn

g

Lương thời

gian Lương sản phẩm

Nghỉ việc hưởng

% lương Thanh toán Trừ 9,5% BH Thực nhận nhận Số côn g Số tiền Số SP (kg) Số tiền Số

công Số tiền

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí trong hoạt động chế biến, kinh doanh hoa quả xuất khẩu tại công ty TNHH việt nga” (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w