2. Lao động trực tiếp
3.2.1.3 Dự toán chi phí sản xuất chung
Căn cứ:
Chi phí sản xuất chung thường bao gồm nhiều khoản mục và nhiều yếu tố chi phí cấu thành. Mặc dù vậy khi lập dự toán chi phí sản xuất chung thường người ta không lập dự toán chi tiết cho từng khoản mục chi phí cấu thành, mà người ta lập dự toán theo định phí sản xuất chung.
Khi xây dựng dự toán chi phí sản xuất chung trước hết dự kiến tổng biến phí sản xuất chung. Biến phí sản xuất chung được xác định dựa trên cơ sở tổng thời gian lao động trực tiếp và đơn giá biến phí sản xuất chung.
Do tổng định phí sản xuất chung ít hoặc không thay đổi so với kỳ trước nên có thể lấy luôn định phí sản xuất chung của kỳ trước để tính.
Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm thì dự toán chi phí sản xuất chung cũng cần lập cho từng loại sản phẩm, sau đó tổng hợp lại được dự toán chi phí sản xuất chung toàn doanh nghiệp.
Dựa vào dự toán chi phí nhân công trực tiếp và đơn giá biến phí sản xuất chung, đơn giá định phí sản xuất chung lập được bảng 3.10 như sau:
Bảng 3.9: Dự toán chi phí sản xuất chung năm 2012
(Nguồn tài liệu: Phòng Tài chính – Kế toán)
Chỉ tiêu ĐVT Quý
I II III IV
1. Tổng thời gian LĐ trực tiếp giờ 41.250 67.500 48.750 56.250 213.750
2. Đơn giá biến phí SXC đ 4.500 4.500 4.500 4.500 4.500
3. Tổng biến phí SXC (3=1x2) đ
185.625.00 0
303.750.00
0 219.375.000 253.125.000 961.875.000
4. Định phí sản xuất chung đ 293.186.773 293.186.773 293.186.773 293.186.773 1.172.747.090 5. Tổng chi phí sản xuất chung (5=3+4) đ
478.811.77
Riêng với các loại chi phí ngoài sản xuất như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính công ty không xây dựng định mức được, nên căn cứ để lập chi phí ngoài sản xuất là thực tế phát sinh trong các năm trước và phương hướng sả xuất trong năm kế hoạch. Đặc biệt là chi phí bán hàng là khoản chi phí chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng chi phí phát sinh, hàng năm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận.
Tóm lại, việc lập chi phí tại công ty đã được tiến hành đầy đủ, xây dựng các chỉ tiêu, khoản mục rõ ràng có cơ sở. Đây là bước đầu tiên trong quá trình quản lý chi phí, nó là căn cứ để tiến hành thực hiện, kiểm tra và đánh giá từ đó đưa ra biện pháp để từng bước hoàn thiện công tác quản lý chi phí.