Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí trong hoạt động chế biến, kinh doanh hoa quả xuất khẩu tại công ty TNHH việt nga” (Trang 31)

2. Lao động trực tiếp

3.1.4.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Tính đến thời điểm này công ty đã hoạt động được 8 năm với lĩnh vực chế biến nông sản xuất khẩu. Trong hai năm đầu công ty phải chấp nhận bù lỗ do giá vốn tăng cao mà nguyên nhân chính mà nguyên nhân chính là phương pháp khấu hao đều và trả lãi vay ngân hàng thương mại.

- Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Cùng với sự phát triển sản lượng chế biến nên doanh thu của công ty ngày càng tăng lên. Năm 2011 tăng so với năm 2010 là. 3.944.490.000 đồng (tăng 16,41%), năm 2012 tăng so với năm 2011 là 4.671.630.000 đồng (tăng 16,70%). Đây là một kết quả đáng mừng vì tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty rất khả quan, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu.

- Về lợi nhuận gộp: Năm 2011, lợi nhuận gộp của công ty tăng so với năm 2010 là 2.339.421.550 đồng (tăng 41,38%), năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2.370.520.650 đồng (tăng 29,66%).

Bảng 3.3:Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Việt Nga (2010 – 2012)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

2011/2010 2012/2011

± % ± %

1. Doanh thu BH và cung cấp DV 24.053.349.262 28.002.036.081 32,676,400.741 3.948.686.819 116,42 4.674.364.660 116,69

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 21.789.262 25.986.081 28.720.741 4.196.819 119,26 2.734.660 110,52

3. Doanh thu thuần về BH và CC DV (3=1-2) 24.031.560.000 27.976.050.000 32.647.680.000 3.944.490.000 116,41 4.671.630.000 116,704. Giá vốn hàng bán và CC DV 18.378.628.950 19.983.697.400 22.284.806.750 1.605.068.450 108,73 2.301.109.350 111,51 4. Giá vốn hàng bán và CC DV 18.378.628.950 19.983.697.400 22.284.806.750 1.605.068.450 108,73 2.301.109.350 111,51 5. Lợi nhuận gộp về BH và CC DV (5=3-4) 5.652.931.050 7.992.352.600 10.362.873.250 2.339.421.550 141,38 2.370.520.650 129,66 6. Doanh thu hoạt động tài chính 357.862.004 476.802.460 492.916.321 118.940.456 133,24 16.113.861 103,38

7. Chi phí tài chính 450.239.825 520.046.328 66.166.200 69.806.503 115,50 142.119.872 127,33

8. Chi phí bán hàng 3.415.894.265 4.787.219.722 5.046.632.800 1.371.325.457 140,15 259.413.078 105,42

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 925.286.832 1.109.237.350 1.238.400.000 183.950.518 119,88 129.162.650 111,6410. Lợi nhuận thuần từ HĐ SXKD 10. Lợi nhuận thuần từ HĐ SXKD

[10=5+(6-7)-(8+9)] 1.219.372.132 2.052.651.660 3.908.590.571 833.279.528 168,34 1.855.938.911 190,42

11. Thu nhập khác 104.327.932 145.802.802 169.379.022 41.474.870 139,75 23.576.220 116,17

12. Chi phí khác 88.927.301 127.942.742 146.892.046 39.015.441 143,87 18.949.304 114,81

13. Lợi nhuận khác (13=11-12) 15.400.631 17.860.060 22.486.976 2.459.429 115,97 4.626.916 125,91

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.234.772.763 2.070.511.720 3.931.077.547 835.738.957 167,68 1.860.565.827 189,86

15. Chi phí thuế TNDN 308.693.191 517.627.930 982.769.387 208.934.739 167,68 465.141.457 189,86

16. Lợi nhuận sau thuế TNDN (16=14-15) 926.079.572 1.552.883.790 2.948.308.160 626.804.218 167,68 1.395.424.370 189,86

- Về giá vốn hàng bán: Qua ba năm cùng với sự tăng lên của nguyên liệu chế biến, giá vốn có tốc độ tăng nhanh, ngoài nguyên nhân quy mô sản xuất mở rộng dẫn đến số lượng lao động tăng, công ty đã đầu tư, nâng cấp thêm dây chuyền chế biến do đó khấu hao TSCĐ tăng ảnh hưởng rất lớn đến giá vốn hàng bán. Đồng thời chất lượng và giá cả nguyên liệu chế biến thường xuyên biến động và chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện khí hậu và tính chất mùa vụ do đó đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.

- Về chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính: Đây là các khoản chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Do sản lượng chế biến tăng cùng với quy mô sản xuất mở rộng dẫn đến các khoản chi phí này năm sau cao hơn năm trước.

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD: Đây là chỉ tiêu tổng hợp cuối cùng đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Qua ba năm lợi nhuận của công ty tăng cao cụ thể năm 2011 tăng 68,34% so với năm 2010 (tương ứng 833.279.528 đồng), năm 2012 tăng 90,42% so với năm 2011 (tương ứng 1.855.938.911 đồng) thể hiện quy mô sản xuất không ngừng mở rộng, cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên đã đem lại những hiệu quả đáng mừng về chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. Nhờ đó công ty không ngừng nâng cao tích lũy, tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, trả dần các khoản nợ vay và cải thiện đời sống cho người lao động.

3.1.5 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ

3.1.5.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty

Mỗi doanh nghiệp khi tham gia sản xuất – kinh doanh đều có những đặc trưng riêng gắn với từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và tính chất nguyên liệu đầu vào mà doanh nghiệp đó lựa chọn. Công ty là đơn vị chuyên sản xuất chế biến hàng nông sản, nguyên liệu đầu vào là các loại rau quả: dứa, dưa chuột bao tử, cà chua bi,…mang những đặc tính sinh học riêng, thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình,…nhất định và có quy trình chăm bón, yêu cầu kỹ

thuật gieo trồng và thời vụ thu hoạch riêng. Do đó, căn cứ vào đặc tính sinh học và tính chất thời vụ của cây trồng mà hoạt động sản xuất của Công ty cũng mang những đặc trưng riêng như: tính thời vụ, tính khép kín, tính liên tục và tính gián đoạn.

- Tính thời vụ: Tính thời vụ trong sản xuất của Công ty phụ thuộc vào tính thời vụ của cây trồng. Thời gian thu hoạch một số loại rau quả được thống kê trong bảng sau:

Bảng 3.4: Một số sản phẩm rau, quả đóng hộp

TT Tên sản phẩm Thời gian Công suất

(tấn/ngày)

Khối lượng TB (tấn SP)

1 Dứa nước đường 2 tháng

(T6 - T8) 12 720

2 Dưa chuột dầm dấm 4 tháng

(T11 - T1; T3 - T5) 12 1440

3 Cà chua dầm dấm 2 tháng

(T1 - T3) 12 720

Trong đó, còn lại tháng 9, 10 là không có hoa quả để thu hoạch nên Công ty tạm thời ngừng hoạt động, máy móc được tu sửa, nâng cấp và bảo dưỡng. Thời gian thu hoạch ngắn hay dài không chỉ phụ thuộc vào yếu tố thời tiết mà còn phụ thuộc vào loại giống nguyên liệu và kế hoạch luân canh giữa các vùng, địa phương khác nhau. Nắm bắt được đặc trưng này, do đó để nâng cao sản lượng chế biến và khắc phục tính thời vụ trong sản xuất, Công ty luôn coi trọng công tác đầu tư và thu mua nguyên liệu, đồng thời áp dụng các giống cây cho năng suất cao, khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết tốt và lập kế hoạch lân canh giữa các vùng, các địa phương nhằm tăng sản lượng đáp ứng đủ công suất chế biến và kéo dài thời gian thu hoạch để nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Tính khép kín: Hoạt động sản xuất của Công ty mang tính khép kín từ khâu tổ chức nguyên liệu đầu vào đến chế biến thành phẩm mang đi tiêu thụ. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ kế hoạch sản xuất, Công ty thực hiện triển khai kế hoạch ký kết hợp đồng với từng hộ nông dân.

- Tính liên tục: Công ty chính thức hoạt động 9–10 tháng và 25–26 ngày/tháng, các ngày còn lại phải thực hiện lau chùi, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Đây cũng là một đặc trưng riêng của đơn vị thực hiện sản xuất chế biến hàng nông sản như củ, quả.

- Tính gián đoạn: Thể hiện ngay trong tính mùa vụ của cây trồng.

Như vậy, cách thức tổ chức sản xuất của Công ty mang những đặc trưng riêng, nó phù hợp với mô hình sản xuất và lĩnh vực ngành nghề chế biến mà Công ty lựa chọn. Do đó, một kế hoạch tổ chức sản xuất tốt sẽ cho hiệu quả sản xuất cao và ngược lại. Để tổ chức sản xuất tốt tại Công ty, vấn đề đặt ra là đảm bảo vùng nguyên liệu ổn định phục vụ cho công suất chế biến của máy móc thiết bị. Vì nguồn nguyên liệu là khâu đầu vào, khi đầu vào ổn định và có kế hoạch, hoạt động sản xuất chế biến sẽ được đảm bảo công suất và hiệu quả hoạt động. Đồng thời để tăng hiệu quả hoạt động cần tăng cường sản lượng thu mua đồng thời trải dài thời gian thu hoạch.

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí trong hoạt động chế biến, kinh doanh hoa quả xuất khẩu tại công ty TNHH việt nga” (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w