2. Lao động trực tiếp
3.2.1 Công tác lập kế hoạch chi phí tại công ty
Để quản lý chi phí được chặt chẽ, có hiệu quả thì phải làm tốt tất cả các khâu quản lý chi phí mà khâu đầu tiên là bước lập kế hoạch. Việc lập kế hoạch chi phí tại công ty dựa vào các căn cứ sau:
- Dựa vào công suất hoạt động và kế hoạch thu mua nguyên liệu sản xuất. - Dựa vào tình hình phát sinh chi phí trong các năm trước.
- Dựa vào năng lực sản xuất của công ty như: Khả năng vốn, trình độ quản lý, cơ cấu tổ chức cán bộ,…
- Dựa vào phương hướng sản xuất trong năm kế hoạch như: diện tích đầu tư, sản lượng chế biến, thu nhập bình quân,…
Trên cơ sở các căn cứ trên, phòng Tài chính – Kế toán tiến hành lập kế
hoạch chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm, sau đó trình duyệt lên phòng Tổ chức – Hành chính, phòng Kế hoạch – Nông vụ, giám đốc và có sự cân đối, điều hòa hợp lý nhằm đưa ra kế hoạch toàn diện nhất. Kế hoạch về chi phí được lập chi tiết cho từng loại chi phí phát sinh (bảng 3.5)
Bảng 3.5: Kế hoạch chi phí năm 2012 của công ty TNHH Việt Nga
Nội dung Số tiền (đ) Cơ cấu (%)
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16.161.780.000 57,19
Nguyên vật liệu chính 15.105.000.000 53,45
Nguyên vật liệu phụ 1.056.780.000 3,74
- Acid Acetic 235.125.000 0,83
- Soocbic 22.230.000 0,08
- Gia vị 290.700.000 1,03
- Đường 393.300.000 1,39
- Muối 115.425.000 0,41
2. Chi phí nhân công trực tiếp 3.091.135.200 10,94
Chi phí tiền lương 2.600.785.000 9,20
Các khoản trích theo lương 490.350.200 1,74
3. Chi phí sản xuất chung 2.134.622.090 7,55
Chi phí nhân viên phân xưởng 185.390.100 0,66
Chi phí điện năng 215.980.500 0,76
Chi phí dụng cụ phục vụ sản xuất 143.350.000 0,51 Chi phí nhiên liệu, vật liệu khác 756.580.300 2,68 Chi phí chung bằng tiền khác 22.560.290 0,08
4. Chi phí bán hàng 4.986.303.800 17,65
Chi phí dịch vụ mua ngoài 3.833.433.600 13,57
Chi phí bằng tiền khác 1.152.870.200 4,08
5. Chi phí quản lý 1.233.911.960 4,37
Chi phí nhân viên quản lý 475.320.500 1,68
Chi phí khấu hao tài sản cố định 163.540.900 0,58
Thuế, phí và lệ phí 2.180.310 0,01
Chi phí bằng tiền khác 592.870.250 2,10
6. Chi phí tài chính 650.310.000 2,30
Cộng chi phí 28.258.063.050 100,00
(Nguồn số liệu: Phòng Tài chính – Kế toán)
Kế hoạch chung về chi phí cả năm xây dựng trên cơ sở kế hoạch sản xuất của công ty và tình hình chi phí phát sinh trong các năm trước để định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm kế hoạch. Đồng thời căn cứ vào kế hoạch sản xuất, Phòng Tài chính – Kế toán tiến hành xây dựng dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để có kế hoạch thu mua, dự trữ hợp lý, trong trường hợp có biến động của thị trường hoặc tình hình sản xuất đột biến về nhu cầu nguyên liệu thì có biện pháp khắc phục kịp thời. Mặt khác, dự toán còn là cơ sở thực hiện phân phối, cấp phát cho bộ phận sản xuất và thực hiện công tác khoán vật tư theo định mức sử dụng cho một tấn sản phẩm. Ngoài ra, nó còn là cơ sở phân bổ chi phí và xác định giá thành đơn vị.
3.2.1.1 Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sau đây là kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xây dựng trên tấn sản phẩm và kế hoạch tổng sản lượng chế biến trong năm cụ thể:
Kết hợp với kế hoạch chi phí cả năm, kế toán xác định được giá thành kế hoạch cho mỗi sản phẩm. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá và lập dự toán nguyên vật liệu mua vào đúng đắn, hợp lý có tác dụng đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng chất lượng, dự trữ hợp lý cho nhu cầu sản xuất, giúp cho quá trình sản xuất thực hiện đúng kế hoạch, nhịp nhàng.
* Một số căn cứ để lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Lượng nguyên vật liệu cần cho tồn kho cuối kỳ là lượng nguyên vật liệu dự tính sẽ phải dự trữ để đáp ứng một phần nhu cầu về nguyên vật liệu của kỳ sau, có thể dự tính theo một tỷ lệ nhất định dựa vào thực tế qua các kỳ thực hiện.
Lượng nguyên vật liệu tồn đầu kỳ chính là lượng nguyên vật liệu tồn cuối kỳ trước chuyển sang.
Bảng 3.7: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2012
Tên nguyên liệu ĐVT Định mức 1 tấn SP Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ)
a) Nguyên vật liệu chính kg 1000 5300 5.300.000 15.105.000.000
b) Nguyên vật liệu phụ 370.800 1.056.780.000
- Acid Acetic kg 3,3 25.000 82.500 235.125.000
- Soocbic kg 0,06 130.000 7.800 22.230.000
- Gia vị kg 12 8.500 102.000 290.700.000
- Đường kg 15 9.200 138.000 393.300.000
- Muối kg 15 2.700 40.500 115.425.000
(Nguồn số liệu: Phòng Tài chính – Kế toán)
Chỉ tiêu ĐVT Quý
I II III IV
1. Khối lượng sản phẩm cần cho SX tấn 550 900 650 750 2.850
2. Định mức giá NVL đ 5.671 5.671 5.671 5,671 5.671
3. Dự toán chi phí NVL trực tiếp đ 3.118.940 5.103.720 3.686.020 4.253.100 16.161.780.000
4. NVL tồn đầu kỳ tấn 7 10 8 12 37
5. NVL tồn cuối kỳ tấn 10 8 12 5 35
6. NVL mua vào tấn 553 898 654 743 2.848
7. Định mức giá mua vào đ 5.671 5.671 5.671 5.671 5.671