Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí trong hoạt động chế biến, kinh doanh hoa quả xuất khẩu tại công ty TNHH việt nga” (Trang 47)

2. Lao động trực tiếp

3.2.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Đây là khoản mục chi phí luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kế hoạch cũng như trong quá trình thực hiện, là thành phần chính và cơ bản nhất tạo nên giá trị sản phẩm. Sự biến động của loại nguyên liệu này trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí và giá thành do đó quản lý chi phí nguyên vật liệu chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm tránh lãng phí, thất thoát trong quá trình sản xuất là một yêu cầu tất yếu, được công ty thường xuyên quan tâm để chỉ đạo và tìm giải pháp kịp thời khi có vướng mắc về nguyên vật liệu.

Để đảm bảo ổn định nguyên vật liệu đầu vào phục vụ kế hoạch sản xuất và công suất hoạt động của máy, phòng Kế hoạch – Nông vụ chịu trách nhiệm về sản lượng thu mua và quản lý chặt chẽ các hợp đồng đầu tư. Do đó, phòng luôn đưa lên một kế hoạch thu mua khoa học, hợp lý giữa các vùng và các địa phương đồng thời quản lý chặt chẽ các đại lý thu mua, thường xuyên kiểm soát thị trường để nắm rõ tình hình khi có biến động xảy ra. Mặt khác, có quan hệ tốt với nhân dân, với phòng Nông nghiệp và UBND các huyện nhận đầu tư để có ý kiến phản hồi kịp thời về các thông tin liên quan đến nguyên vật liệu sản xuất. Hạn chế mức thấp nhất nguyên vật liệu bị thất thoát ra ngoài do các thương lái buôn và các đối thủ cạnh tranh phá giá nguyên vật liệu trong địa bàn đã được công ty đầu tư, quy hoạch.

Công ty luôn tìm cho mình những nhà cung cấp nguyên vật liệu tin cậy cả về giá cả và chất lượng, hạn chế chi phí vận chuyển đảm bảo thực hiện quản lý chặt chẽ từng nguồn nguyên liệu hình thành. Trong quá trình sản xuất và bảo quản, công ty căn cứ vào từng đặc trưng của từng nguyên vật liệu riêng để có cơ chế bảo quản tốt, hạn chế đến mức thấp nhất tiêu hao và thất thoát nguyên liệu.

Đặc biệt doanh nghiệp kinh doanh các loại nông sản như cà chua, dưa bao tử,…với số lượng lớn nên dễ bị héo, dập nát do vậy trong công tác thu mua luôn được quản lý chặt chẽ, bố trí hợp lý theo kế hoạch sản xuất. Trong tổ chức thực hiện đảm bảo kiểm soát chặt chẽ định mức và tránh thất thoát nguyên liệu. Đối với một số nguyên liệu dùng chế biến sản phẩm phụ như đường, muối, axit do

đặc tính hóa học riêng nên tổ chức cất trữ, lưu kho và bảo quản cẩn thận, đúng quy định.

Bảng 3.11: Bảng quản lý nguyên vật liệu xuất – nhập – tồn

Chỉ tiêu NHẬP XUẤT TỒN 1. Số dư đầu kỳ 5 2. Số phát sinh Quý I 580 578 7 Quý II 875 872 10 Quý III 660 665 5 Quý IV 765 761 9 Cộng phát sinh 2880 2876 3. Số dư cuối kỳ 9

Khi nguyên vật liệu mua về nhập kho, công ty đều chấp hành theo chế độ kế toán quy định, tiến hành làm thủ tục nhập kho vật tư sau khi đã kiểm kê cả về số lượng và chất lượng, phòng vật tư xem xét hóa đơn và nội dung ghi trong hóa đơn nếu hợp lý thì cho nhập vật tư đó đồng thời lập phiếu nhập kho số vật tư này, nội dụng phiếu nhập kho như sau:

Đơn vị: Công ty TNHH Việt Nga PHIẾU NHẬP KHO Số: 18 Mẫu số: 01 – VT Địa chỉ: TP. Bắc Giang - BG Ngày 25 tháng 11 năm 2012 Nợ: 152 QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC

Có: 1131 Ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng BTC

Họ, tên người giao hàng: Nguyễn Văn Lâm. Địa chỉ (bộ phận): Quản lý Lý do xuất kho: Sản xuất

Nhập tại kho (ngăn lô): NVL…………Địa điểm: Phân xưởng

ST T

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư,

sản phẩm, hàng hóa

Mã số Đơn vị tính Số lượng Yêu cầu Thực nhập A B C D 1 2 3 4

1 Dưa bao tử Kg 5.680

8.50

0 48.280.000

Cộng 48.280.000

Ngày 25 tháng 11 năm 2012

Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên)

Sau khi thủ tục hoàn tất, cán bộ vật tư ký nhận và bàn giao chứng từ, hóa đơn cho kế toán vật tư hoạch toán và ghi sổ.

Khi kế hoạch sản xuất được triển khai thực hiện, kết hợp với định mức vật tư cho phép, các tổ trưởng sản xuất làm giấy đề nghị xuất kho, phòng vật tư căn cứ vào định mức và tình hình thực tế để viết phiếu xuất kho sau đó các chứng từ tập hợp về phòng tài Tài chính – Kế toán để phản ánh vào sổ sách kế toán. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá theo phương pháp bình quân gia quyền làm căn cứ xuất kho nguyên vật liệu.

Đơn vị: Công ty TNHH Việt Nga PHIẾU XUẤT KHO Số: 028 Mẫu số: 02 – VT Địa chỉ: TP. Bắc Giang - BG Ngày 10 tháng 12 năm 2012 Nợ: 621 QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC

Có: 152 Ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng BTC

Họ, tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Phú Địa điểm:……….

Lý do xuất kho: Xuất sản xuất Nhập tại kho: Kho nguyên liệu

STT

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư,

sản phẩm, hàng hóa

Mã số

Đơn vị tính

Yêu cầu

Thực xuất

A B C D 1 2 3 4

1 Dưa bao tử Kg 3.025

8.00

0 24.200.000

Cộng 24.200.000

Ngày 10 tháng 12 năm 2012

Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên)

Khi các loại rau, quả về bãi tập kết, quản lý Nông vụ trực tiếp kiểm soát về số lượng và nguồn hàng nhập dựa trên các hợp đồng thu mua. Bộ phận KCS tiến hành kiểm định để xác định các chỉ tiêu sinh hóa, sau đó lập phiếu xác nhận đồng thời cung cấp thông tin phản hồi lên phòng kế toán

Năm 2012 tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh được tập hợp qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.12: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh năm 2012

Nội dung Số tiền (đ) Cơ cấu (%)

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16.736.546.880 100

Nguyên vật liệu chính 15.560.857.200 92,98

Nguyên vật liệu phụ 1.175.689.680 7,02

- Acid Acetic 295.360.000 1,76

- Soocbic 22.464.000 0,13

- Gia vị 293.760.000 1,76

- Đường 447.465.680 2,67

- Muối 116.640.000 0,70

(Nguồn số liệu: Phòng Tài chính – Kế toán)

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí trong hoạt động chế biến, kinh doanh hoa quả xuất khẩu tại công ty TNHH việt nga” (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w