VIÊM LAO HẠCH

Một phần của tài liệu Bài giảng atlat thực tập giải phẫu bệnh (Trang 26)

Là 1 dạng viêm hạt của hạch do vi khuẩn lao gây ra. Hạch viêm lao thường thấy ở vùng cổ, nách và trên địn.

Đại thể: Hạch viêm lao cĩ kích thước 1-4 cm; mặt cắt cho thấy các nang lao chứa chất hoại tử bã đậu mầu vàng kem (hình 1).

Hình 1: Hạch viêm lao với các nang lao chứa chất hoại tử bã đậu mầu vàng kem

Vi thể:

Đặc điểm mơ học của viêm lao là sự hình thành các u hạt lao, cịn gọi là nang lao. Nang lao là một tập hợp tế bào dạng biểu mơ, được bao quanh bởi một viền limphơ bào và tương bào. Các tế bào dạng biểu mơ cĩ thể hịa nhập với nhau thành đại bào Langhans. Khi các các tế bào dạng biểu mơ và đại bào Langhans ở trung tâm nang lao bị hoại tử, sẽ tạo ra một chất màu vàng kem, mềm, giống như bã đậu nên cịn được gọi là chất hoại tử bã đậu; nang lao trở thành nang bã đậu.

Mục tiêu cần tìm:

1. Nang lao:

- Tế bào dạng biểu mơ - Đại bào Langhans - Chất hoại tử bã đậu

- Viền limphơ bào và tương bào 2. Mơ limphơ bình thường cịn lại của hạch

Quan sát tiêu bản với VK4, nhu mơ hạch bên dưới vỏ bao sợi cĩ chứa các nang lao với kích thước khác nhau, cĩ hoặc khơng cĩ chất hoại tử bã đậu ở giữa; giữa các nang lao là nhu mơ hạch bình thường cịn sĩt lại (hình 2).

Hình 2: 1- Vỏ bao hạch; 2- Mơ hạch cịn sĩt lại; 3- Nang lao; 4- Chất hoại tử bã đậu. Với VK 10 và 40, nang lao là 1 tập hợp tế bào dạng biểu mơ, bao quanh chất hoại tử bã đậu ở giữa, ngồi rìa là viền limphơ bào và tương bào. Rải rác giữa các tế bào dạng biểu mơ là các đại bào Langhans (hình 3)

Hình 3: 1- Chất hoại tử bã đậu; 2- Viền limphơ bào - tương bào; 3- Tương bào; 4- Các tế bào dạng biểu mơ; 5- Đại bào Langhans.

22

Tế bào dạng biểu mơ cĩ nhân hình bầu dục, màng nhân rõ, cĩ 1 hạch nhân nhỏ, bào tương nhiều mầu hồng, giới hạn tế bào khơng rõ nên các tế bào này trơng cĩ vẻ như liên kết chặt chẽ với nhau giống tế bào biểu mơ ( vì vậy được gọi là tế bào dạng biểu mơ, mặc dù bản chất của chúng là các đại thực bào biến đổi). Đại bào Langhans là những tế bào khổng lồ, cĩ hàng chục nhân, phân bố ngay dưới màng tế bào ( đặc điểm nhân giống hệt nhân tế bào dạng biểu mơ). Chất hoại tử bã đậu cĩ dạng hạt, bắt mầu hồng đậm (hình 4).

Hình 4: 1- Chất hoại tử bã đậu; 2- Đại bào Langhans; 3- Các tế bào dạng biểu mơ.

Viền limphơ bào và tương bào tuy khơng phân biệt rõ giới hạn với mơ limphơ bình thường cịn sĩt lại của hạch, nhưng vẫn cĩ thể nhận ra nhờ sự hiện diện của rất nhiều tương bào (hình 3).

SẸO LỒI

Do hoạt động tổng hợp quá đáng sợi collagen của các nguyên bào sợi trong quá trình sửa chữa các tổn thương bằng hình thức hĩa sẹo.

Đại thể: sẹo lồi thường gồ cao và cĩ mầu sắc đậm hơn vùng da bình thường xung quanh (hình 1)

Hình 1: Sẹo lồi gồ cao và cĩ mầu sắc đậm hơn da xung quanh

Vi thể:

Mục tiêu cần tìm:

1. Nguyên bào sợi

2. Các bĩ sợi collagen tăng sinh 3. Các bĩ sợi hyalin hĩa

Quan sát tiêu bản với VK4, sẹo lồi được phủ trên bề mặt bởi một lớp biểu bì mỏng, bên dưới là mơ sợi tăng sinh gồm cĩ nguyên bào sợi, các bĩ sợi collagen tăng sinh và bĩ sợi hyalin hĩa (hình 2).

24

Với vật kính 10 và 40, các bĩ sợi collagen tăng sinh bắt mầu hồng lợt, gồm nhiều thớ sợi xếp song song; chen giữa các thớ sợi này cĩ nhiều nguyên bào sợi hình thoi với nhân hình bầu dục, sáng, chứa 1-2 hạch nhân (hình 3). Các bĩ sợi hyalin hĩa bắt mầu hồng đậm, đồng nhất, phân bố lộn xộn giữa các bĩ sợi tăng sinh (hình 4).

Hình 3: Các bĩ sợi collagen tăng sinh. 1- Nguyên bào sợi; 2- Sợi collagen.

Một phần của tài liệu Bài giảng atlat thực tập giải phẫu bệnh (Trang 26)