Kiểm định độ tin cậy của các kết quả thí nghiệm

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh trong quá trình dạy học quang học vật lý 9 THCS (Trang 90)

8. Nội dung và cấu trúc của luận văn

3.3.5. Kiểm định độ tin cậy của các kết quả thí nghiệm

Sau khi thu được các kết quả thực nghiệm, một câu hỏi đặt ra cho ta là liệu XTN > XĐC

mà ta đã thu được như trên có phải là kết quả tất yếu do việc áp dụng đề tài hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Ta đề ra giả thiết H0 là XTN = XĐC và đối thiết H1 là XTN > XĐC và dùng tham số

Student để kiểm định. Thay XTN = 7,00; XĐC = 5,80; S2TN= 1,85; S2 ĐC =2,93; nTN = 77; nĐC = 75 vào biểu thức t: 2 2 2 TN DC TN TN DC DC TN DC X X t n S n S n n n n n n − = + + + − ×

Ta thu được: ttn = 4,79

Với mức ý nghĩa α = 0.05 Tra bảng phân phối Student ta tìm được: t ( α ) = 1.65. So sánh tTN = 4,79 > t (α ) = 1.65.

Như vậy, giả thiết H0 bị bác bỏ và giả thiết H1 được chấp nhận hay kết quả XTN > XĐC là kết quả đáng tin cậy.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tôi đã đề ra tiến trình Thực nghiệm Sư phạm và thực hiện có sự tham gia của đồng nghiệp. Chúng tôi sử dụng tất cả 16 tình huống và 5 giáo án nêu trong chương II đối với lớp Thực nghiệm.

Kết quả Thực nghiệm sư phạm được đánh giá khách quan bằng bài thi học kỳ II của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Bình Chánh. Qua phân tích đề bài và hướng dẫn chấm cho thấy tư duy của chuyên viên xây dựng đề thi của Phòng giáo dục cũng như đa số giáo viên đều không quan tâm tới việc bồi dưỡng tư duy logic. Tôi đã điều chỉnh hướng dẫn chấm theo hướng làm sao để đánh giá tốt nhất kỹ năng tư duy logic của học sinh thông qua việc chấm bài thi.

Xét riêng, tôi so sánh 2 học sinh giỏi vốn có trình độ ngang bằng nhau sau khi trải qua quá trình Thực nghiệm ở 2 lớp khác nhau đã có kết quả chênh lệch nhau rõ rệt, học sinh giỏi thuộc lớp Thực nghiệm tiếp tục duy trì thành tích xuất sắc, học sinh giỏi thuộc lớp Đối chứng không nắm vững các kiến thức mới, nhận định yêu cầu đề bài không chính xác và chỉ đạt điểm Khá.

Xét chung, tôi so sánh điểm thi học kỳ II của 77 học sinh lớp Thực nghiệm và 75 học sinh lớp Đối chứng thì học sinh của lớp Thực nghiệm nắm vững kiến thức và vận dụng nó vào trong những trường hợp cụ thể tốt hơn các lớp không dạy học theo tiến trình mà chúng tôi đã đề xuất. Điểm trung bình của lớp Thực nghiệm cao hơn hẳn với phân bố đồng đều hơn. Kết quả Thực nghiệm sư phạm đã cho thấy khi áp dụng đề tài vào thực tế dạy học đã có tác dụng bồi dưỡng năng lực tư duy logic cho học sinh. Điều này chứng tỏ đề tài đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, từng bước nâng cao khả năng tư duy lôgic của học sinh..

Với những kết quả đã đạt được trên đây, cho thấy giả thuyết khoa học của đề tài là chấp nhận được.

KẾT LUẬN

Dựa vào kết quả quá trình nghiên cứu, kết quả thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã đạt được các kết quả sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc hình thành và phát triển tư duy logic cho học sinh trong dạy học vật lý.

- Nghiên cứu, chọn lọc và đề xuất các tình huống thuộc chương Quang học Vật lý 9 nhằm bồi dưỡng năng lực tư duy logic cho học sinh.

- Nghiên cứu, chọn lọc để đưa các tình huống bồi dưỡng tư duy logic phần Quang học lớp 9 vào các giáo án cụ thể, trong đó nêu rõ tiến trình sử dụng các tình huống đó.

- Chúng tôi đã tổ chức thực nghiệm sư phạm ở hai trường THCS Nguyễn Thái Bình với 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng và đã thu được các kết quả thực nghiệm rất khả quan, đã chứng minh hiệu quả thực sự của đề tài trong việc góp phần bồi dưỡng năng lực tư duy logic cho học sinh phần Quang học Vật lý lớp 9.

Việc kết hợp các nhóm phương pháp bắt đầu từ tạo mục tiêu học tập cho đến việc yêu cầu học sinh thực hiện “siêu nhận thức” cho thấy một tiến trình tương đối đầy đủ để bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh, hy vọng với việc khai thác triệt để các nhóm phương pháp này cùng với khía cạnh khai thác của đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào bồi dưỡng năng lực tư duy logic cho học sinh, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật lý lớp 9.

Đề tài khai thác và nghiên cứu một vấn đề khá rộng là đưa các nhóm phương pháp bồi dưỡng tư duy logic vào mỗi tiết học, mặt khác thời gian thực nghiệm sư phạm không được dài lắm nên sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chúng tôi mong được sự bổ sung, góp ý thêm của các thầy, cô và đồng nghiệp. Nếu có điều kiện, tôi sẽ xin mở rộng đề tài nghiên cứu cho các phần khác của chương trình Vật lý phổ thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Tạ Quang Bửu; Dạy tốt thực chất là phương pháp giáo dục phương pháp; Tập san Đại học và Trung học chuyên nghiệp số 1/1976.

[2]. Thích Thiện Hoa; Phật học phổ thông quyển nhất khóa I-II-III-IV; Thành hội Phật giáo Tp.Hồ Chí Minh ấn hành; 1992.

[3]. Hà Văn Hùng; Phương tiện dạy học vật lý; Đại học Vinh; 1980

[4]. Nguyễn Thị Thu Huyền; Biện pháp rèn luyện tư duy lô gic cho học sinh trong

dạy học phần “Tiến hóa” (Sinh học 12); Tạp chí Giáo dục số 242, kì 2 – 7/2010,

tr.48-50.

[5]. Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư, Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tường; Vật lý 9; NXB Giáo dục; 2006.

[6]. Adam Khoo; Tôi tài giỏi, bạn cũng thế; NXB Phụ nữ; 2012

[7]. Nguyễn Quang Lạc; Didactic vật lí ; Bài giảng chuyên đề cho học viên cao học; Đại học Vinh; 1995.

[8]. Đỗ Thị Minh Liên; Nghiên cứu phát triển các thao tác tư duy trong quá trình

hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non ; Tạp chí Giáo dục số 235, kì 1 –

4/2010, tr.20-22.

[9]. Trần Đình Lý; Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp; Website Đại học Nông lâm; http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=2231&ur=tdinhly; 16/02/2009

[10]. Đỗ Ngọc Miên; Chiến lược dạy học của giáo viên nhằm phát triển tư duy của

học sinh phổ thông; Tạp chí Giáo dục số 281, kì 1 – 3/2012, tr.53-54.

[11]. Phạm Thị Phú; Chuyển hóa phương pháp nhận thức Vật lý thành phương

pháp dạy học;Bài giảng chuyên đề cho học viên cao học; Đại học Vinh; 2007.

[12]. Phạm Thị Phú, Nguyễn Đình Thước; Lôgic học trong dạy học vật lý ; Bài giảng chuyên đề cho học viên cao học; Đại học Vinh; 2001.

[13]. Vũ Quang, Đoàn Duy Hinh, Nguyễn Văn Hòa, Ngô Mai Thanh, Nguyễn Đức Thâm; Sách Giáo viên Vật lý 9; NXB Giáo dục; 2005.

[14]. Chu Trọng Thanh, Phan Anh Tài, Nguyễn Đức Thành; Con đường hình thành

4/2011, tr.46-47.

[15]. Vương Huy Thọ, Nguyễn Cao Đằng; Hướng dẫn học sinh tư duy thông qua

phương pháp nghiên cứu thử và sai khi dạy bài học “Thực hành sử dụng vạn năng kế”; Tạp chí Giáo dục số 234, kì 2 – 3/2010, tr.56,57.

[16]. Nguyễn Đình Thước; Phát triển tư duy của học sinh trong dạy học Vật lý; Đại

học Vinh; 2008.

[17]. Bùi Khắc Tin; Hướng dẫn học sinh tự lực tiếp cận khái niệm Toán học – khâu

then chốt của quá trình dạy học tích cực môn Toán ở trường phổ thông; Tạp chí Dạy

và học ngày nay số tháng 4 – 2012, tr.39-41.

[18]. Đỗ Tùng; Hình thành kĩ năng tư duy cho học sinh tiểu học thông qua dạy học

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh trong quá trình dạy học quang học vật lý 9 THCS (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w