Tình huống 14: Bài 52 “Ánh sáng trắng và ánh sáng màu”

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh trong quá trình dạy học quang học vật lý 9 THCS (Trang 48)

8. Nội dung và cấu trúc của luận văn

2.2.14.Tình huống 14: Bài 52 “Ánh sáng trắng và ánh sáng màu”

Giáo viên: Theo các em, ánh sáng từ ngọn nến có màu gì? Học sinh: Ánh sáng từ ngọn nến có màu vàng.

Giáo viên: Lúc nãy cũng có em nhận xét ánh sáng Mặt trời là ánh sáng có màu vàng, bây giờ lại tiếp tục kết luận như vậy một lần nữa.

Học sinh: Chắc chắn ánh sáng từ ngọn nến có màu vàng.

Giáo viên: Thầy không tin. Các em hãy tìm cách thuyết phục thầy. Học sinh: Chúng em sẽ làm thí nghiệm để thuyết phục thầy. Giáo viên: Phương án thí nghiệm của các em là gì?

Học sinh khác: Chúng em sẽ là thí nghiệm vào ban đêm khi đã tắt hết đèn để đảm bảo kết quả chính xác.

Giáo viên: Nhỡ trong đêm tối, mắt các em không chính xác thì sao?

Học sinh: Chúng em sẽ làm thí nghiệm với 2 vật chắn sáng đặt gần nhau, 1 là tấm lọc màu, hai là một vật dày để đảm bảo ánh sáng không xuyên qua được, em sẽ so sánh “bóng” do hai thứ ấy tạo ra.

Giáo viên cung cấp cho một số em tấm lọc màu, đồng thời hướng dẫn học sinh cách tạo ra một tấm lọc màu để cũng có thể làm thí nghiệm đó ở nhà, lưu ý học sinh đặt tấm lọc màu cách màn hứng ảnh có màu trắng một khoảng nhỏ để “bóng” không chồng lên nhau và cho kết quả dễ so sánh hơn.

Tình huống này đề ra là để cho học sinh có thói quen thực hiện các thí nghiệm khoa học một cách tự lực ở nhà, dần dần từ vấn đề nhỏ bé đến phức tạp, đồng thời giúp học sinh “ôn tập” lại kiến thức sau khi học xong, sẽ nhớ bài gần như ngay lập tức mà không cần phải học thuộc lòng vất vả. Tư duy của học sinh sẽ nhanh nhạy hơn và chính xác hơn, không còn các kiểu kết luận mà chưa thông qua kiểm chứng nữa.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh trong quá trình dạy học quang học vật lý 9 THCS (Trang 48)