Tình huống 7: Bài Thực hành “Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ”

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh trong quá trình dạy học quang học vật lý 9 THCS (Trang 43)

8. Nội dung và cấu trúc của luận văn

2.2.7.Tình huống 7: Bài Thực hành “Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ”

Giáo viên: Theo như hướng dẫn trong Sách giáo khoa thì các em phải đặt thấu kính cố định rồi di chuyển vật và màn hứng ảnh ra xa thấu kính những khoảng bằng nhau. Nhưng làm như thế có gì bất tiện hay không và phải xử lý như thế nào?

Học sinh lúng túng chưa nhận ra.

Giáo viên hướng dẫn: Vậy các em hãy thử thực hành theo hướng dẫn đó để phát hiện điều bất tiện đó.

Học sinh thử làm theo yêu cầu của sách giáo khoa và phát hiện ra vấn đề.

Học sinh: Khi di chuyển vật thì đồng thời phải di chuyển cả đèn, mà việc đó khá cồng kềnh vì đèn còn gắn với dây điện và bộ nguồn.

Giáo viên: Nguyên tắc của thí nghiệm này là gì? Ta sẽ thay đổi phương án thí nghiệm này như thế nào để vẫn thỏa mãn nguyên tắc đó?

Học sinh: Nguyên tắc của thí nghiệm là khi khoảng cách từ vật đến thấu kính gấp 2 lần tiêu cự thì ảnh thật cũng sẽ cách thấu kính một khoảng gấp 2 lần tiêu cự và có kích thước bằng với vật. Nếu xác định được vị trí đặc biệt đó thì lấy khoảng cách từ vật tới màn chia cho 4 thì sẽ được tiêu cự của thấu kính.

Học sinh khác: Ta sẽ xử lý bằng cách giữ nguyên vị trí vật sáng và điều chỉnh thấu kính cùng với màn chắn sao cho khoảng cách từ vật sáng đến thấu kính và khoảng cách từ thấu kính tới màn chắn là bằng nhau rồi đo kích thước của ảnh trên màn chắn. Việc đó có

thể làm được dễ dàng nhờ quan sát thước đo có sẵn trên giá quang học. Ta có thể đặt vật sáng ở vị trí tròn chục như vị trí 10 cm để các phép đo thuận tiện hơn.

Tình huống này đặt ra cho học sinh có thể tư duy tìm ra phương án thí nghiệm sao cho thuận tiện hơn.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh trong quá trình dạy học quang học vật lý 9 THCS (Trang 43)