Tình huống 12: Bài 50 “Kính lúp”

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh trong quá trình dạy học quang học vật lý 9 THCS (Trang 47)

8. Nội dung và cấu trúc của luận văn

2.2.12. Tình huống 12: Bài 50 “Kính lúp”

Giáo viên đưa cho nhóm học sinh các kính lúp khác nhau và yêu cầu quan sát các dòng chữ rất nhỏ (size 4 hoặc size 5) in bằng máy in laser trên giấy đã chuẩn bị sẵn.

Giáo viên: Kính lúp nào giúp các em quan sát được dòng chữ đó dễ dàng hơn? Vì sao? Học sinh: Kính lúp này (học sinh đưa lên) giúp chúng em nhiều hơn vì dòng chữ được phóng to hơn.

Giáo viên: Hãy quan sát ký hiệu trên các kính và cho biết mối liên hệ giữa ký hiệu đó với khả năng “phóng to” vật của kính lúp.

Học sinh: Chiếc kính có “số” càng lớn thì ảnh càng to ra.

Giáo viên: Đúng vậy, và đó gọi là số bội giác của một kính lúp. Hãy tìm hiểu xem đó là thấu kính loại gì và tiêu cự của từng chiệc kính đó.

Học sinh đã được cho thực hành xác định tiêu cự của thấu kính hội tụ nên nhanh chóng cho câu trả lời bằng các biện pháp đơn giản, mặc dù kết quả giữa các nhóm chưa thống nhất lắm.

Giáo viên: Hãy rút ra mối quan hệ giữa tiêu cự của thấu kính hội tụ đó và số bội giác của chúng.

Học sinh đã gặp dạng câu hỏi này khi học bài “Định luật Ohm” nhưng việc xác định mối liên hệ đó không phải là dễ vì tiêu cự của thấu kính hội tụ các em xác định bằng các phương pháo đơn giản không đủ chính xác. Giáo viên có thể gợi ý học sinh lập bảng gồm 2 cột, một cột là số bội giác, cột kia là tiêu cự mà các em đã đo và tìm mối liên hệ giữa chúng, lưu ý rằng kết quả của các em vẫn còn chưa chính xác, có thể phải điều chỉnh.

Tình huống mong đợi mà học sinh rút ra được đó là 2 đại lượng tỷ lệ nghịch và tốt hơn nữa là rút ra được công thức G.f = 25. Học sinh sẽ hứng thú hơn thay vì bị buộc phải học thuộc lòng một công thức từ trên trời rơi xuống.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh trong quá trình dạy học quang học vật lý 9 THCS (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w