Nội dung thực nghiệm Sư phạm:

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh trong quá trình dạy học quang học vật lý 9 THCS (Trang 78)

8. Nội dung và cấu trúc của luận văn

3.2.2. Nội dung thực nghiệm Sư phạm:

Chúng tôi đã tiến hành giảng dạy theo các giáo án đã trình bày ở Chương II, đồng thời chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá đề kiểm tra học kỳ II Vật lý 9 của Phòng Giáo dục và Đào tạo đồng thời đưa ra phương án chấm kiểm tra cho biết chính xác khả năng tư duy

logic của học sinh.

Nội dung bài kiểm tra

Câu 1 (1,5 điểm)

Nêu 2 biểu hiện của tật cận thị. Khắc phục tật cận thị ta đeo thấu kính gì? Câu 2 (2,5 điểm)

a/ Nêu cấu tạo của máy biến thế. Máy biến thế hoạt động dựa trên hiện tượng vật lý nào?

b/ Một máy biến thế trong phòng thí nghiệm, cuộn sơ cấp có 4400 vòng. Muốn giảm hiệu điện thế từ 220V xuống còn 9V để làm thí nghiệm thì số vòng dây cuộn thứ cấp là bao nhiêu?

Câu 3 (2 điểm)

a/ Nêu hai bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều. Kể tên 2 nhà máy thủy điện ở Việt Nam mà em biết.

b/ Nêu tên dụng cụ đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều. Câu 4 (2 điểm)

Trong phòng thí nghiệm của trường, các em có sử dụng kính lúp loại 5x để quan sát các vật có kích thước nhỏ.

a/ Số 5x gọi là gì? Thấu kính hội tụ làm kính lúp có đặc điểm gì? b/ Tính tiêu cự của kính lúp này.

Câu 5 (2 điểm)

Một người quan sát cột điện có chiều cao AB =8 m. Biết người đứng cách cột điện một khoảng OA = 20 m và khoảng cách từ thể thủy tinh tới màng lưới OA’ = 2 cm.

a/ Tính chiều cao ảnh A’B’ của cột điện Ab hiện trên màng lưới. b/ Tính tiêu cự của thể thủy tinh trong trường hợp này.

Hướng dẫn chấm của Phòng giáo dục và đào tạo:

Câu 1

- Nêu được 2 biểu hiện (1 điểm)

- Khắc phục tật cận thị: đeo thấu kính phân kỳ. (0,5 điểm) Câu 2:

a/ Cấu tạo của máy biến thế:

- Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, được đặt cách điện với nhau. (0,5 điểm) - Lõi sắt có pha silic chung cho 2 cuộn dây. (0,5 điểm)

- Hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. (0,5 điểm) b/ Số vòng dây cuộn thứ cấp: 1 1 2 2 2 4400.9 180( ò ) 220 U n n v ng U =n ⇒ = = (1 điểm) Câu 3:

a/ Hai bộ phận: nam châm và cuộn dây dẫn. (0,5 điểm) - Kể tên nhà máy điện. (0,5 điểm)

b/ Dùng ampe kế xoay chiều và vôn kế xoay chiều. (1 điểm) Câu 4:

a/ 5x gọi là số bội giác. Có tiêu cự ngắn. (1 điểm) b/ Tính tiêu cự của thấu kính:

G = 25/f => f = 25/G = 25/5 = 5 cm (1 điểm) Câu 5: a/ Vẽ sơ đồ ảnh và vật (không có sơ đồ thì không chấm toàn bài) (0,5 điểm)

Tam giác ∆ABO đồng dạng ∆A B O′ ′ :

. ' 8.2 ' ' 0,8( ) ' ' 20 AB OA AB OA A B cm A B =OA ⇒ = OA = = ′ (1 điểm)

b/ Tính tiêu cự của thể thủy tinh: Tam giác ∆F OI' đồng dạng ∆F A B' ' ': ' 800 ' ' ' 2 ' ' ' 2 2 OF OI OF AB OF AF = A BOF = A BOF = − − Suy ra OF = 1,995 cm (0,5 điểm)

Nhận xét đề kiểm tra và hướng dẫn chấm:

* Về đề kiểm tra:

- Nội dung đề kiểm tra có đến 5,5 điểm/ 10 điểm là thuộc chương Quang học nên có thể lấy làm minh chứng đánh giá việc bồi dưỡng tư duy logic trong dạy học Chương Quang học.

- Cách ra câu hỏi của đề kiểm tra có tác dụng đánh giá khả năng tư duy logic, hiểu bài của học sinh chứ không đơn thuần là học thuộc lòng. Cụ thể như:

do đó, nếu học sinh học thuộc lòng như trong Ghi nhớ Sách giáo khoa “Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần nhưng không nhìn rõ được những vật ở xa” thì không được trọn điểm. Học sinh buộc phải nêu được thêm một số biểu hiện trong đời sống thực tế như: ngồi dưới lớp không nhìn rõ bảng, khi đọc sách phải cúi mặt sát trang sách, muốn nhìn rõ vật ngay trước mặt cũng phải nheo mắt,…

+ Câu 2 yêu cầu học sinh phải trả lời được “Máy biến thế hoạt động dựa trên hiện tượng Vật lý nào?”, học sinh cũng không thể máy móc chép nguyên văn Sách giáo khoa “Đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế thì ở hai đầu của cuộn thứ cấp xuất hiện hiệu điện thế xoay chiều”, trả lời như thế không có điểm. Học sinh phải tư duy để biết liên hệ giữa hoạt động của máy biến thế với hiện tượng cảm ứng điện từ.

+ Câu 3 yêu cầu nêu tên dụng cụ đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều. Học sinh rất dễ trả lời không đủ ý, nếu không đọc kỹ đề thì học sinh dễ trả lời là sử dụng ampe kế và vôn kế, trong khi đó phải là ampe kế xoay chiều và vôn kế xoay chiều. Ngoài ra, câu này còn yêu cầu kể tên 2 nhà máy thủy điện ở Việt Nam, trong khi bài học về Thủy điện nằm ở gần cuối chương trình Vật lý lớp 9, tới thời gian kiểm tra học kỳ thì học sinh vẫn chưa học tới, câu hỏi này đánh giá hiểu biết của học sinh về đời sống thực tế, câu hỏi có tính liên môn với môn Địa lý.

+ Câu 4 cũng lại có cách đặt câu hỏi không theo truyền thống, thay vì đặt câu hỏi “Kính lúp là gì?”, đảm bảo tất cả học sinh đều trả lời thuộc lòng như trong Sách giáo khoa “Kính lúp là một thấu kính hội tu có tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ”. Học sinh không được chú ý bồi dưỡng tư duy logic, đặt biệt là khả năng sử dụng ngôn ngữ Vật lý chính xác thì rất dễ nhằm và trả lời lạc sang đặc điểm của Thấu kính hội tụ.

+ Câu 5 là một bài tập quen thuộc, tuy nhiên, đối với học sinh, hệ thống đơn vị đo không thống nhất và câu hỏi b) yêu cầu tính toán nhiều sẽ không dễ vượt qua được.

* Về hướng dẫn chấm bài kiểm tra:

Tuy đề kiểm tra bộc lộ khá nhiều ưu điểm để có thể đánh giá khả năng tư duy logic cho học sinh nhưng hình thức cũng như yêu cầu của Hướng dẫn chấm lại cho thấy thực tế trong giảng dạy là giáo viên, kể cả giáo viên phụ trách ra đề kiểm tra của Phòng giáo dục cũng không quan tâm, không đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng tư duy logic cao độ. Do tình hình thực tế đó, học sinh có thể nhanh nhưng không chắc chắn trong việc thực hiện các thao tác tư duy, cụ thể

- Đa số các câu trả lời trong Hướng dẫn chấm là câu rút gọn, thiếu thành phần Chủ ngữ, đây là tình trạng chung của giáo viên và học sinh hiện nay, để dạy cho kịp nội dung, thường xuyên nói tắt, nói rút gọn, không có lợi cho quá trình tư duy.

- Câu 2a cho thấy một lỗi rất rõ ràng, sau khi trả lời đầy đủ cấu tạo của một máy biến thế, lại tiếp tục gạch đầu dòng thứ 3 cho biết hoạt động của máy biến thế dựa trên hiện tượng nào. Nội dung đó không nằm trong nội dung “cấu tạo máy biến thế” mà là một nội dung khác được mà phải tách riêng ra.

- Câu 3a đòi hỏi chỉ cần kê tên nhà máy điện là đã có điểm, trong khi yêu cầu của đề bài là nêu ít nhất 2 nhà máy thủy điện, khái niệm nhà máy điện có ngoại diên rộng hơn khái niệm nhà máy thủy điện, chưa kể số lượng nhà máy thủy điện được yêu cầu là 2 chứ không phải chỉ “kể tên” là đủ.

- Câu 5a và 5b đều có một lỗi sai rất nặng, đó là sau chữ “tam giác” lại tiếp tục có ký hiệu ∆, như vậy là chữ “tam giác” được lặp đi lặp lại 2 lần. Đây là một lỗi sai thường xuyên của học sinh, chẳng hạn như sau khi ghi chữ “góc”, các em lại tiếp tục cho dấu “^” lên trên tên của góc.

Cách chấm bài của tác giả:

Nhằm để đánh giá việc bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh có hiệu quả đến đâu, các giáo viên chấm bài thống nhất sẽ đòi hỏi các bài làm phải đúng chính tả, trình bày hợp logic, không viết câu ngắn gọn, không đủ các thành phần chủ ngữ - vị ngữ, cụ thể như sau:

Câu 1

- 2 biểu hiện của tật cận thị là: ………. (mỗi biểu hiện 0,5 điểm, không có câu dẫn trừ 0,25 điểm)

- Cách khắc phục tật cận thị là đeo thấu kính phân kỳ. (0,5 điểm) Câu 2:

a/

* Cấu tạo của máy biến thế gồm:

- Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, được đặt cách điện với nhau. (0,5 điểm) - Lõi sắt có pha silic chung cho 2 cuộn dây. (0,5 điểm)

* Máy biến thế hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. (0,5 điểm, trừ 0,25 điểm nếu câu không đủ cấu trúc logic)

1 1 2 2 2 4400.9 180( ò ) 220 U n n v ng U =n ⇒ = = (1 điểm) Câu 3: a/

- Máy phát điện xoay chiều gồm hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. (0,5 điểm)

- Các nhà máy thủy điện ở nước ta là:……….. (0,5 điểm)

b/ Để đo cường độ dòng điện xoay chiều và hiệu điện thế xoay chiều, người ta dùng ampe kế xoay chiều và vôn kế xoay chiều. (1 điểm)

(Trừ đến 0,5 điểm nếu tất cả các câu trả lời đều thiếu cấu trúc logic.) Câu 4:

a/ 5x gọi là số bội giác. Thấu kính hội tụ dùng làm kính lúp có đặc điểm là tiêu cự ngắn. (1 điểm, trừ 0,25 điểm nếu viết câu không đủ cấu trúc logic)

b/ Tính tiêu cự của thấu kính:

G = 25/f => f = 25/G = 25/5 = 5 cm (1 điểm) Câu 5: a/ Vẽ sơ đồ ảnh và vật (không có sơ đồ thì không chấm toàn bài) (0,5 điểm)

ABO ∆ : ∆A B O′ ′ : . ' 8.2 ' ' 0,8( ) ' ' 20 AB OA AB OA A B cm A B =OA ⇒ = OA = = ′ (1 điểm)

b/ Tính tiêu cự của thể thủy tinh:

' F OI ∆ đồng dạng ∆F A B' ' ': ' 800 ' ' ' 2 ' ' ' 2 2 OF OI OF AB OF AF = A BOF = A BOF = − − Suy ra OF = 1,998 cm (0,5 điểm)

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh trong quá trình dạy học quang học vật lý 9 THCS (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w