Tình huống 2: Bài 40: “Hiện tượng khúc xạ ánh sáng”

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh trong quá trình dạy học quang học vật lý 9 THCS (Trang 39)

8. Nội dung và cấu trúc của luận văn

2.2.2. Tình huống 2: Bài 40: “Hiện tượng khúc xạ ánh sáng”

Mỗi ngày trong năm có gần 10 trẻ em chết đuối. Nhưng tại sao trẻ em không biết bơi lại dám xuống tắm ở nơi sâu hơn chiều cao của mình, chẳng khác gì là tự sát. Trong khi những nơi đó nước rất trong, có thể nhìn thấy tận đáy nước.

Học sinh hiếm có câu trà lời chính xác được.

Giáo viên gợi ý: “Chúng ta hãy quan sát và giải thích một hiện tượng đơn giản hơn để có thông tin giải quyết câu hỏi này”.

Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ bên và yêu cầu học sinh mô tả và giải thích hiện tượng trong hình.

Học sinh: Tia sáng từ con cá truyền đến mặt nước bị khúc xạ tại đó. Con mèo chỉ nhận được tia khúc xạ nên trong mắt của con mèo, con cá ở vị trí khác so với vị trí thật của nó. Vì thế, nếu không có kinh nghiệm thì mèo sẽ khó lòng bắt được cá vì nó không biết được vị trí thực của cá. (Vốn sâu hơn nhiều vị trí mà mèo nhìn thấy).

- Giáo viên gợi ý: Theo câu trả lời bên trên thì con mèo thấy cá ở gần mặt nước hơn so với thực tế, vậy thì hiện tượng gì xảy ra với con người khi quan sát đáy nước.

Học sinh: Người ta nhìn thấy đáy nước cạn hơn so với thực tế rất nhiều nên cho rằng không ngập quá cổ của mình, trong khi thực tế là không phải như vậy.

- Giáo viên: Đúng là như vậy, người ta thấy ao hồ nông hơn gần 1/3 so với thực tế. Nghĩa là nếu các em thấy nó sâu khoảng 1m thì thật ra nó sâu tới 1.5m. Đối với những

học sinh chỉ cao dưới 1.5m mà không biết bơi thì nhảy xuống đó chắc chắn sẽ chìm. Học sinh sẽ ngay lập tức ghi nhớ hiện tượng này và không bao giờ sơ suất khi xuống nước nữa, tình huống này vừa kích thích học sinh tư duy vừa có tác dụng dạy kỹ năng sống cho học sinh.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh trong quá trình dạy học quang học vật lý 9 THCS (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w