Đặc điểm chương “Quang học”

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh trong quá trình dạy học quang học vật lý 9 THCS (Trang 34)

8. Nội dung và cấu trúc của luận văn

2.1.1.Đặc điểm chương “Quang học”

Theo phân phối chương trình mới nhất (năm 2012) của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh thì Chương III Quang học được bố trí như sau:

VẬT LÝ LỚP 9

Cả năm : 37 tuần × 2 tiết/tuần = 74 tiết

Học kỳ I : 19 tuần × 2 tiết/tuần = 38 tiết

Nội dung Tổng số tiết thuyết Thực hành Bài tập Ôn tập Chương I. ĐIỆN HỌC 24 12 3 6 3

Chương II. ĐIỆN TỪ HỌC 21 15 2 1 3

Chương III. QUANG HỌC 21 14 2 2 3

Chương IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HOÁ

NĂNG LƯỢNG 4 2 2

Kiểm tra 1 tiết học kì I (sau chương I) 1 Kiểm tra học kì I (sau bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái) 1

Kiểm tra 1 tiết học kì II (sau bài 45: Ảnh của một vật

tạo bởi thấu kính phân kì) 1

Kiểm tra học kì II 1

Tổng số 74

Học kỳ II : 18 tuần × 2 tiết/tuần = 36 tiết

Chương Quang học là Chương thứ 3 trong chương trình Vật lý 9 THCS. Chương Quang học của lớp 9 tiếp nối với Chương Quang học của lớp 7, phải sử dụng lại các kiến thức đã học cách đó hơn 2 năm (Chương Quang học lớp 7 học ở học kỳ I, chương Quang

học lớp 9 học ở học kỳ II) nên học sinh đã quên đi nhiều kiến thức cần thiết. Mặt khác, chương Quang học lớp 9 gắn bó mật thiết với chương trình lớp 11, nói đúng hơn là gần như toàn bộ nội dung định tính của chương trình Quang học lớp 11 nên phải làm soa khắc sâu kiến thức để học sinh có thể học tốt hơn ơ bậc THPT. Do vị trí đó trong chương trình nên có những đặc điểm cụ thể như sau:

- Các kiến thức của chương chỉ được trình bày ở mức độ định tính. Ví dụ chỉ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng, không trình bày định luật khúc xạ, chỉ mô tả và dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính, không trình bày các công thức thấu kính.

- Chỉ tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng từ không khí qua nước hay sang thuỷ tinh hoặc ngược lại. Không đề cập tới hiện tượng phan xạ toàn phần. Cần chú ý liên hệ với các kiến thức về sự truyền thẳng và sự phản xạ ánh sáng đã học ở lớp 7 khi tìm hiểu hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

- Cho học sinh quan sát đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ (tia tới quang tâm, tia song song với trục chính và tia có phương qua tiêu điểm) và qua thấu kính phân kỳ (tia tới quang tâm và tia song song với trục chính). Sử dụng các tia đặc biệt này để dựng ảnh thật và ảnh ảo của một vật thật (vật sáng) tạo bởi thấu kính hội tụ và va dựng ảnh ảo của một vật thật tạo bởi thấu kính phân kỳ. Học sinh cần so sánh, phân biệt ảnh ảo của một vật thật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ. Dựa trên những kiến thức về ảnh thật của một vật được tạo bởi thấu kính hội tụ để tìm hiểu hoạt động của máy ảnh và của mắt. Mô tả sự tạo ảnh của một vật đối với mắt cận, mắt lão khi chưa đeo kính. Từ đó giải thích tại sao muốn nhìn rõ vật, mắt cận phải đeo kính phân kỳ, mắt lão phải đeo kính hội tụ.

- Cho học sinh quan sát và giải thích các thí nghiệm về lọc màu, phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu, trộn các ánh sáng màu và sự tạo thành màu sắc các vật. Thông qua quan sát các thí nghiệm, học sinh nhận biết ba tác dụng của ánh sáng là tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng quang điện.

- Cần tổ chức cho nhóm học sinh quan sát các hiện tượng và các thí nghiệm Vật lý như hiện tượng khúc xạ ánh sáng, đường truyền của các tia sáng qua thấu kính, sự tạo ảnh của một vật thật bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ, sự tạo ảnh trong máy ảnh, ánh sáng trắng và ánh sáng màu, sự phân tích ánh sáng, hiện tượng lọc màu, trộn màu và sự tạo thành màu sắc các vật khi được chiếu sáng. Các thí nghiệm quang học trong chương này cần có nguồn sáng đủ mạnh để tạo tia sáng rõ, có giá đỡ để dễ điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh trong quá trình dạy học quang học vật lý 9 THCS (Trang 34)