Tình huống 5: Bài 44 “Thấu kính phân kỳ”

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh trong quá trình dạy học quang học vật lý 9 THCS (Trang 41)

8. Nội dung và cấu trúc của luận văn

2.2.5. Tình huống 5: Bài 44 “Thấu kính phân kỳ”

Giáo viên: Các em hãy dùng kính cận của mình để hội tụ ánh sáng mặt trời? Học sinh thực hiện tới lui nhiều lần nhưng không được.

Đây rõ ràng là một yêu cầu bất khả thi, nhưng nó sẽ phát huy tác dụng “đánh” thẳng vào tư duy của học sinh, buộc học sinh phải trả lời “Không thể nào làm được như thế”, kinh nghiệm của tôi là học sinh rất hiếm khi trả lời “không” trước một yêu cầu của giáo viên, việc này làm cho các em cũng không có khả năng nói không khi gặp bất cứ tình huống khó khăn, nan giải, phi lý khác, một việc không có lợi cho học sinh sau này, khi các em tốt nghiệp, đi làm, đối diện với thực tế cuộc sống.

Giáo viên: Cũng là thấu kính, nhưng tại sao kính của các em không hội tụ được ánh sáng mặt trời? Kính của các em có khác gì so với những thấu kính hội tụ mà ta đã nghiên cứu từ trước? Đặc điểm của kính mà các em đang mang là gì?

Một loạt câu hỏi đặt ra ngay lập tức, xoáy vào nội dung bài học, giáo viên đưa câu hỏi ra nhanh, tư duy của học sinh phải “chạy theo” tốc độ đó, được kích thích để trở nên tích cực hơn.

Ngay khi yêu cầu giáo viên làm việc đó tức là học sinh đã hết sức quan tâm đến bài học, giáo viên có thể cười rất tươi và đặt lại từng câu hỏi một. Ngay khi đó, học sinh có thể trả lời từng câu hỏi một cách rất rõ ràng, quan trọng hơn hết là từng học sinh đều chú ý để nhận ra có một loại thấu kính khác với thấu kính hội tụ. Trước khi học tiết này, có em vẫn nghĩ kính lúp (thấu kính hội tụ) và kính cận (thấu kính phân kỳ) là giống như nhau.

Học sinh trả lời: Kính cận của chúng em không phải thấu kính hôi tụ nên không hội tụ được ánh sáng mặt trời, bề mặt kính cận có phần rìa dày hơn phần giữa trong khi thấu kính hội tụ thì ngược lại. Theo em, thấu kính này có thể biến chùm sáng song song thành chùm sáng phân kỳ, nhưng chưa chứng minh cụ thể được, có lẽ phải thực hiện thí nghiệm. Giáo viên lưu ý nhắc lại từng câu hỏi một để học sinh trả lời và cũng lưu ý nhắc học sinh trả lời trọn vẹn cả câu, không chấp nhận kiểu trả lời tắt, không có lợi cho tư duy logic của các em.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh trong quá trình dạy học quang học vật lý 9 THCS (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w