Khách hàng

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Truyền thông Kết Nối Điểm giai đoạn 2012-2017 (Trang 44)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2.2 Khách hàng

Khách hàng hiện tại của công ty bao gồm khách hàng nội địa và khách hàng các nước Đông dương.

Khách hàng ni địa bao gm:

- Khách hàng riêng lẻ: các hộ gia đình, doanh nghiệp cá thể nhỏ. - Khách hàng khối ngân hàng.

- Khách hàng tập đoàn khai thác tài nguyên: Than, cao su, dầu khí. - Khách hàng là các công ty vận tải hàng hải.

- Khách hàng là các dịch ty cung cấp dịch vụ viễn thông, có nhu cầu dùng thông tin vô tuyến vệ tinh để dự phòng, triển khai vùng sâu, vùng xa.

- Khách hàng chính phủ: cục dạy nghề,..

7

Khách hàng quc tế:

Việc Campuchia, Lào, Myanmar chưa có vệ tinh riêng là điều kiện thuận lợi để Công ty phát triển thị trường tại các khu vực này, nhất là mối quan hệ giữa các chính phủ

rất tốt, là điều kiện thuận lợi để thâm nhập thị trường.

Đối tượng khách hàng mục tiêu của PointComm:

- Tập trung vào khách hàng là các tổ chức, đặc biệt là các tập đoàn nhà nước. - Tập trung vào khách hàng thuộc các lĩnh vực năng lượng: Dầu khí, Khai khoáng,

Thủy điện.

- Tập trung vào khách hàng thuộc lĩnh vực tài chính và viễn thông.

2.2.2.3 Nhà cung cấp

Với dịch vụ thông tin vệ tinh của PointComm, nhà cung cấp chia làm 3 loại:

- Nhà cung cấp đường truyền vô tuyến vệ tinh: PointComm có nhiều lựa chọn và không bị phụ thuộc vào một vệ tinh nào, khi các nhà cung cấp có chiến dịch tăng giá, ép giá. Một số nhà cung cấp vệ tinh trong khu vực là Vinasat 1, Vinasat 2 và AsiaSat.

- Nhà cung cấp đường truyền hữu tuyến: PointComm có nhiều lựa chọn cho nhà cung cấp dịch vụ cáp hữu tuyến: như VNPT, Viettel, FPT.., các đường truyền Internet trên đất liền và các đường truyền thoại đến các nhà cung cấp dịch vụ

thoại.

- Nhà cung cấp thiết bị: Nhà cung cấp thiết bị đầu cuối vệ tinh chủ yếu mà PointComm thiết lập là Hãng Hughes, Hughes cấp quyền đại lý cho PointComm tại đông dương, tuy nhiên PointComm cũng có một số lựa chọn khác như Hãng Codan, hay Vertex.

2.2.2.4 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp cùng dịch vụ:

Hiện nay tại Việt nam chỉ có 02 nhà cung cấp dịch vụ thông tin vệ tinh là Công ty Viễn thông quốc tế VTI (Vietnam Telecom International) trực thuộc tập đoàn VNPT. Và tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel. Đây là hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp có

chung dịch vụ và thị trường với PointComm.

a. Công ty Vin thông quc tế VTI

Là doanh nghiệp nhà nước, quản lý vệ tinh Vinasat, họ có thâm niên và rất nhiều kinh nghiệm về cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế, trong đó có thông tin vệ tinh. Hiện tại VTI chiếm khoảng 80% thị phần cung cấp dịch vụ vệ tinh trên toàn lãnh thổ Việt nam. Các khách hàng tiềm năng và truyền thống của VTI là Tập đoàn dầu khí Việt nam, các công ty thông tin di động..

Hạ tầng mạng cung cấp dịch vụ VSAT của VTI.

Tháng 9/2005 Công ty Viễn thông quốc tế VTI khánh thành trạm cổng mặt đất VSAT-IP/IPSTAR, cho phép kết nối giữa vệ tinh và mạng mặt đất, tại thời điểm triển khai trạm này sử dụng vệ tinh của Thái lan (Thaicom).

Sản phẩm thông tin vệ tinh hiện tại của VTI gồm có: - VSAT IP:

Dịch vụ VSAT IP là dịch vụ VSAT sử dụng hệ thống thông tin vệ tinh băng rộng iPStar để cung cấp các dịch vụ viễn thông trên nền giao thức IP.

Sơđồ 2.2: Mô hình cung cấp dịch vụ của VTI 8

Thiết bị gọn nhẹ (đường kính Ăng-ten từ 0,75m đến 1,2m; thiết bị trong nhà nặng 1,7kg), dễ lắp đặt. Thời gian cung cấp dịch vụ nhanh chóng, độ tin cậy cao, ít chịu

8

ảnh hưởng của khí hậu.

VSAT IP là dịch vụ thông tin lý tưởng cho những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải

đảo. Các ứng dụng chính của VSAT IP: Điện thoại, Fax, Internet băng rộng, kênh thuê riêng, truyền hình hội nghị ...

VSAT IP của VTI có các gói cước dịch vụ theo băng thông từ 64kbps đến 2Mbps. - VSAT PAMA:

Dịch vụ Thuê kênh riêng quốc tế qua trạm mặt đất cỡ nhỏ (VSAT PAMA) là một trong những dịch vụ thuê kênh trong nước và quốc tế, sử dụng các trạm vệ tinh cỡ

nhỏ (thường đường kính ăng ten từ 2,4m đến 3m), khách hàng có thể kết nối 24/24 giờ/ngày với các địa điểm khác trong mạng riêng của khách hàng với một mức giá cốđịnh hàng tháng.

- VSAT DAMA

VSAT DAMA hỗ trợ các dịch vụ thoại, fax và truyền số liệu tương tự như mạng

điện thoại công cộng. Khách hàng có thể liên lạc thông suốt tới tất cả các thuê bao

điện thoại tại Việt Nam và thế giới. Tuỳ theo nhu cầu thực tế của khách hàng có thể

lắp đặt trạm VSAT DAMA từ 1 đến 4 kênh, kết nối trực tiếp với máy điện thoại hoặc làm trung kế cho tổng đài nội bộ.

b. Tp đoàn Viettel

Là doanh nghiệp nhà nước, có giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông vệ tinh, tuy nhiên Viettel chưa chú trọng đến việc triển khai dịch vụ và vì vậy hầu như không phát triển mãng dịch vụ này, trừ các công tác khẩn cấp, an ninh, quốc phòng, chính phủ.

2.2.2.5 Đối thủ tiềm ẩn

Với việc chính phủ cho phép đầu tư phóng vệ tinh Vinasat 2 chứng tỏ đây là thị

trường tiềm năng và chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy đối thủ tiềm ẩn ởđây có thể xem xét đến là những công ty chuẩn bị thâm nhập vào thị trường sau năm 2011.

2.2.2.6 Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế của dịch vụ thông tin vô tuyến vệ tinh là dịch vụ thông tin hữu tuyến dùng cáp đồng và cáp quang. Đó là các loại hình cung cấp dịch vụ dữ liệu và

thoại hữu tuyến bằng cáp đồng và cáp quang: Hiện nay tại Việt nam có các nhà cung cấp sau:

Tập đoàn VNPT Tập đoàn Viettel Tập đoàn FPT

Tổng công ty CMC, Tổng công ty VTC Công ty Vishipel, Tổng công ty HTC,

Xu hướng sản phẩm thay thế này phát triển rất nhanh với địa hình thuận lợi như trung tâm, đô thị, nơi dễ thi công và triển khai cáp. Vì vậy có thể xem đây là thách thức rất lớn với dịch vụ thông tin vô tuyến vệ tinh.

2.2.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Đểđánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty PointComm đối với các công ty cạnh tranh ngành, tác giả sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh.

Cơ sởđể cho điểm về mức độ quan trọng và trọng số trong ma trận là sự kết hợp giữa phân tích của tác giả và kết quả phỏng vấn, kết quả tính toán từ số liệu thu được từ

phiếu khảo sát với các người có thâm niên đang giữ vị trí lãnh đạo của các công ty trong ngành viễn thông và thông tin vệ tinh.

Cơ sở xây dựng Ma trận hình ảnh cạnh tranh: Tác giả liệt kê các yếu tố bên trong có thểảnh hưởng đến doanh nghiệp, từđó chọn được 11 yếu tố quan trọng nhất đểđưa vào bản câu hỏi phỏng vấn.

Đối tượng phỏng vấn bao gồm:

- Ban lãnh đạo của Công ty PointComm: Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ, Phó tổng GĐ

Kinh doanh, Trưởng phòng Kinh doanh, Trưởng phòng giải pháp và kỹ thuật. - Phỏng vấn các nhà quản trị, có nhiều kinh nghiệp đang giữ các chức vụ cao trong

các công ty cạnh tranh trong ngành, ban lãnh đạo các Công ty truyền thông, viễn thông.

- Từ kết quả phỏng vấn tác giả tính toán theo phương pháp trung bình cộng để

xác định giá trị tầm quan trọng cũng như trọng số của các yếu tố. Danh sách chuyên gia phỏng vấn tham khảo Phụ lục 1.

Bảng 2.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh

PointComm VTI/VNPT Viettel STT Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng Phân lọai Điểm Phân lọai Điểm Phân loại Điểm 1 Nắm vững thị trường 0,08 4 0,32 4 0,32 2 0,16 2 Có khách hàng truyền thống 0,12 1 0,12 3 0,36 3 0,36 3 Khả năng huy động nguồn lực tài chính 0,05 2 0,1 3 0,15 3 0,15 4 Doanh thu và lợi nhuận 0,12 3 0,36 2 0,24 1 0,12 5 Sự lan tỏa của thương hiệu 0,08 2 0,16 2 0,16 2 0,16 6 Khả năng cạnh tranh về thị phần 0,1 3 0,3 3 0,3 3 0,3 7 Năng lực quản lý và

chiến lược kinh doanh 0,18 3 0,54 3 0,54 2 0,36 8 Cơ cấu quản lý linh hoạt 0,03 3 0,09 2 0,06 1 0,03 9 Đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp 0,15 3 0,45 3 0,45 1 0,15

10 Số lượng thuê bao 0,03 1 0,03 3 0,09 1 0,03 11 Chất lượng dịch vụ 0,06 3 0,18 2 0,12 1 0,06

Tổng 1 2,65 2,79 1,88

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ phiếu khảo sát, phỏng vấn 9

9

Kết quả phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh, tổng số điểm của mỗi công ty chúng ta có thể xếp hạng thứ tự các đối thủ cạnh tranh như sau: Công ty Viễn thông quốc tế VTI/VNPT, Công ty PointComm, Công ty Viettel. Như vậy tại thời điểm này năng lực cạnh tranh của Công ty PointComm đứng thứ hai sau đối thủ lớn nhất là Công ty Viễn thông quốc tế VTI. Tuy nhiên kết hợp cả phân tích ma trận SWOT cho chúng ta thấy vị thế cạnh tranh của PointComm là không chắc chắn khi một đối thủ rất mạnh là Viettel chưa quan tâm đến thị trường này, chứ không phải họ không có tiềm lực, đây là cũng một nguy cơ của PointComm có thể đánh mất vị trí thứ hai cho Viettel.

2.2.4 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

Cơ sở xây dựng Ma trận các yếu tố bên ngoài: Tác giả liệt kê các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp, từđó chọn được 11 yếu tố quan trọng nhất để đưa vào bản câu hỏi phỏng vấn.

Đối tượng phỏng vấn là những chuyên gia, cán bộ quản lý trong Công ty PointComm, trong các doanh nghiệp cạnh tranh và trong lĩnh vực Viễn thông. Tập hợp tất cả các ý kiến của chuyên gia, tác giả tính toán theo phương pháp trung bình cộng để xác định giá trị tầm quan trọng của yếu tố. Giá trị của trọng số là đánh giá của tác giả về việc tác động của yếu tố bên ngoài đó đối với PointComm.

Bảng 2.2: Ma trận các yếu tố bên ngoài STT Các yếu tố bên ngoài Tầm quan trọng Trọng số Tính điểm 1 Yếu tố chính trị, luật pháp, chính sách của chính phủ 0,2 3 0,6 2 Tốc độ tăng tưởng kinh tế và thu nhập của người dân 0,05 1 0,05 3 Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của Việt nam. 0,2 3 0,6 4 Mật độ phân bố dân cư 0,1 3 0,3 5 Sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ 0,1 4 0,4 6 Khách hàng chủ yếu là tổ chức 0,05 2 0,1 7 Thuận lợi khi có nhiều nhà cung cấp, nhiều lựa chọn. 0,05 2 0,1 8 Số lượng công ty đang tham gia cạnh tranh 0,02 3 0,06 9 Thị trường có nhiều công ty chuẩn bị thâm nhập. 0,03 2 0,06 10 Quy mô các doanh nghiệp cạnh tranh 0,1 2 0,2 11 Có nhiều sản phẩm thay thế 0,1 2 0,2

Tổng 1 2,67

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ phiếu khảo sát, phỏng vấn10

Tổng sốđiểm là 2,67 chỉ trên mức trung bình là 2,5 cho thấy các chiến lược của Công ty ứng phó có hiệu quả với các yếu tố bên ngoài, tuy nhiên hiệu quả ứng phó chưa thực sự rõ nét.

2.3 PHÂN TÍCH HOÀN CẢNH NỘI BỘ

2.3.1 Tình hình hoạt động sản xuất- kinh doanh từ năm 2009 2.3.1.1 Tình hình sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Truyền thông Kết Nối Điểm giai đoạn 2012-2017 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)