Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu giải pháp marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn thanh long – cần thơ (Trang 28)

2.2.2.1 Đối với số liệu thứ cấp

- Phương pháp tuyệt đối: Là phương pháp phân tích dựa vào kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số của năm sau so với năm trước. Ký hiệu là , thể hiện mức tăng (+) giảm (-) tuyệt đối. Công thức tính:

= Thực hiện năm sau – Thực hiện năm trước (2.2)

- Phương pháp tương đối: Là phương pháp phân tích dựa trên kết quả so sánh cả phép chia giữa trị số của năm sau so với năm trước. Ký hiệu là , thể hiện mức so sánh tương đối. Công thức tính:

= ((Thực hiện năm sau – Thực hiện năm trước)/Thực hiện năm trước)

x100% (2.3)

29

- Các phần mềm được sử dụng: Excel, SPSS 13.0 (Statistical Package for Social Sciences – SPSS)

- Số liệu sơ cấp được phân tích bằng phần mềm SPSS 13.0

+ Khái niệm về thống kê mô tả: Là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập.

+ Các công cụ cơ bản để tóm tắt và trình bày dữ liệu trong thống kê mô tả thường là: bảng tần số, các đại lượng thống kê mô tả.

 Bảng tần số: Dùng để đếm tần số với tập dữ liệu đang có thì số đối tượng có các biểu hiện nào đó ở một thuộc tính cụ thể là bao nhiêu, nhiều hay ít…có thể thực hiện cho bảng tần số với tất cả các biến kiểu định tính lẫn định lượng. Ý nghĩa là tính tần số của từng biểu hiện, được tính bằng cách đếm và cộng dồn; tần số tính theo tỷ lệ % bằng cách lấy tần số của từng biểu hiện chia cho tổng mẫu quan sát; tính phần trăm hợp lệ là tính trên số quan sát có thông tin trả lời; tính phần trăm tích lũy do cộng dồn các phần trăm từ trên xuống, nó cho biết bao nhiêu phần trăm đối tượng ta đang khảo sát ở mức độ nào đó trở xuống hay trở lên.

 Các đại lượng thống kê mô tả: Các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính đối với các biến lượng. Nếu tính các đại lượng này đối với các biến định tính thì kết quả sẽ không có ý nghĩa.

Mean (Giá trị trung bình): Trong tổng số mẫu quan sát người ta tính trung bình xem được bao nhiêu trong mẫu chúng ta quan sát.

Std. Deviation (Độ lệch tiêu chuẩn): Cho biết mức độ phân tán của các giá trị quanh giá trị trung bình.

Minimum (Giá trị nhỏ nhất): Gặp được trong các giá trị của biến ít khi khảo sát được.

Maximum (Giá trị lớn nhất): Gặp được trong các giá trị lớn nhất của biến trong các mẫu quan sát được.

N (Cỡ mẫu): Tổng số quan sát

 Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5-1)/5 = 0,8 (2.4) Bảng 2.1: Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đô khoảng

30

STT Giá trị trung bình Ý nghĩa

1 Từ 1,00 đến 1,80 Rất không hài lòng 2 Từ 1,81 đến 2,60 Không hài lòng 3 Từ 2,61 đến 3,40 Hài lòng 4 Từ 3,41 đến 4,20 Khá hài lòng 5 Từ 4,21 đến 5,00 Rất hài lòng CHƯƠNG 3

SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THANH LONG – CẦN THƠ

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 3.1.1 Vài nét sơ lược về Công ty TNHH Thanh Long Cần Thơ

Một phần của tài liệu giải pháp marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn thanh long – cần thơ (Trang 28)