50
Bảng 4.3: Doanh thu tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng Sản phẩm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Chênh lệch % Chênh lệch % Gạch men lát nền 25x25 1.531,04 3,04 1.954,26 3,23 3.350,20 3,30 423,22 27,64 1.395,94 71,43 30x30 3.586,16 7,12 4.508,18 7,45 7.003,87 6,89 922,02 25,71 2.495,68 55,36 40x40 4.236,02 8,41 4.618,22 7,63 7.607,57 7,48 382,20 9,02 2.989,35 64,73 50x50 2.735,16 5,43 3.111,90 5,14 5.348,19 5,26 376,74 13,77 2.236,29 71,86 30x45 4.450,99 8,84 4.939,19 8,16 9.172,35 9,02 488,20 10,97 4.233,16 85,71 30x60 8.313,12 16,50 8.863,02 14,65 12.970,44 12,76 549,90 6,61 4.107,42 46,34 60x60 8.177,50 16,23 10.389,57 17,17 17.310,65 17,03 2.212,08 27,05 6.921,08 66,62 80x80 9.989.70 19,84 12.900,27 21,32 22.279,62 21,91 2.910,57 29,14 9.379,35 72,71 Tổng 43.019,69 85,41 51.284,61 84,76 85.042,89 83,65 8.264,92 19,21 33.758,28 65,83 Gạch men ốp tường 6x24 470,59 0,93 363,89 0,61 954,56 0,94 (106,70) (22,67) 590,67 162,32 12x40 539,76 1,07 588,96 0,97 1.060,20 1,04 49,20 9,12 471,24 80,01 15x80 624,75 1,24 644,75 1,07 1.151,50 1,13 20,00 3,20 506,75 78,60 15x120 569,49 1,13 1.048,78 1,73 1.831,88 1,80 479,29 84,16 783,10 74,67
51 Gạch men ốp tường 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Chênh lệch % Chênh lệch % 20x20 825,58 1,64 1.214,57 2,01 2.104,90 2,07 388,99 47,12 890,33 73,30 20x25 824,69 1,64 1.270,07 2,10 2.045,95 2,01 445,38 54,01 775,88 61,09 25x40 457,47 0,91 468,31 0,77 939,82 0,92 10,84 2,37 471,51 100,68 30x80 565,68 1,12 675,40 1,12 1.361,25 1,34 109,73 19,40 685,85 101,55 30x120 561,29 1,11 647,80 1,07 1.264,85 1,24 86,51 15,41 617,05 95,25 Tổng 5.439,30 10,79 6.922,53 11,44 12.714,91 12,51 1.483,23 27,27 5.792,39 83,67 Gạch viền trang trí 7x30 208,35 0,41 276,00 0,46 601,80 0,59 67,65 32,47 325,80 118,04 8x25 274,27 0,54 289,94 0,48 711,84 0,70 15,68 5,72 421,90 145,51 12x40 335,52 0,67 432,84 0,72 768,36 0,76 97,32 29,01 335,52 77,52 13x40 168,75 0,34 261,54 0,43 337,50 0,33 92,79 54,99 75,96 29,04 13x50 388,57 0,77 509,73 0,84 404,04 0,40 121,16 31,18 (105,69) (20,74) 15x60 538,52 1,07 526,91 0,87 1.083,65 1,07 (11,61) (2,16) 556,74 105,66 Tổng 1.913,97 3,80 2.296,96 3,80 3.907,18 3,84 382,99 20,01 1.610,23 70,10 Tổng 50.372,95 100,00 60.504,09 100,00 101.665,07 100,00 10.131,14 20,11 41.160,89 68,03
52
Qua bảng số liệu ta có thể thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2011 doanh thu tiêu thụ là 50.372,95 triệu đồng, năm 2012 là 60.504,09 triệu đồng, tăng 10.131,14 triệu đồng, tường đương 20,11% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh thu tiêu thụ tăng mạnh đạt mức 101.665,07 triệu đồng, tăng 41.160,89 triệu đồng, tương đương 68,03% so với năm 2012. Trong đó:
- Gạch lát nền: Sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu tiêu thụ so với các sản phẩm còn lại vì đây là sản phẩm chủ lực của Công ty. Năm 2011 doanh thu tiêu thụ là 43.019,69 triệu đồng chiếm 85,41% trong cơ cấu mặt hàng của Công ty. Năm 2012 loại này vẫn chiếm tỷ trọng cao 84,76% nhưng có phần giảm so với năm 2011, về doanh thu tiêu thụ Công ty đạt 51.284,61 triệu đồng, tăng 8.264,92 triệu đồng, tương đương 19,21%. Đến năm 2013 doanh thu tiêu thụ tăng mạnh với 85.042,89 triệu đồng, tăng 33.758,28 triệu đồng, tương đương 65,83%. Mặc dù doanh thu tiêu thụ tăng nhưng tỷ trọng của mặt hàng này vẫn giảm dần qua các năm. Nguyên nhân mặt hàng này chiếm tỷ trọng cao là do gạch lát nền của Công ty có chất lượng sản phẩm tốt, giá bán sản phẩm này khá đa dạng phù hợp cho nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau, ngoài ra loại này còn đa dạng về màu sắc hoa văn nên rất được khách hàng ưa chuộng.
- Gạch ốp tường: Năm 2011 doanh thu tiêu thụ của gạch ốp tường là 5.439,30 triệu đồng chiếm 10,79% trong cơ cấu mặt hàng của Công ty. Năm 2012 doanh thu tiêu thụ đạt 6.922,53 triệu đồng, về giá trị là 1.483,23 triệu đồng, tăng 27,27%, về tỷ trọng loại này chiếm 11,44% trong cơ cấu mặt hàng của Công ty, tăng 0,65% so với năm 2011. Đến năm 2013 cơ cấu mặt hàng chiếm 12,51% sản phẩm Công ty, doanh thu tiêu thụ đạt mức 12.714,91 triệu đồng, tăng 5.792,39 triệu đồng, tương đương 83,67% so với năm 2012.
- Gạch viền trang trí: Chiếm tỷ trọng không nhiều trong tổng doanh thu tiêu thụ vì đây là nguyên liệu phụ trong xây dựng nhằm đáp ứng những nhu cầu thẩm mỹ hay trang trí. Do đó, doanh thu tiêu thụ đối với gạch viền trang trí không cao so với các sản phẩm còn lại của Công ty. Cụ thể, doanh thu tiêu thụ của năm 2011 là 1.913,97 triệu đồng chiếm 3,80%. Năm 2012 doanh thu tiêu thụ là 2.296,96 triệu đồng, tăng 382,99 triệu tương ứng 20,01% so với năm 2011. Mặc dù doanh thu tiêu thụ có tăng nhưng sản phẩm loại này vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp 3,80% và không tăng so với năm trước, bởi vì số lượng sản phẩm chung của Công ty năm 2012 được tiêu thụ rất nhiều cho tất cả các loại chứ không phải duy nhất mặt hàng này. Sang năm 2013 doanh thu tiêu thụ tăng mạnh, tỷ trọng mặt hàng này
53
cũng tăng theo chỉ chiếm 3,84% trong cơ cấu mặt hàng, còn doanh thu tiêu thụ là 3.907,18 triệu đồng, tăng 1.610,23 triệu đồng, tương đương 70,10% so với năm 2012.
Tóm lại, tình hình tiêu thụ của Công ty không ổn định, năm 2012 tổng doanh thu tiêu thụ tăng chậm nhưng bước sang năm 2013 tổng doanh thu tiêu thụ lại tăng rất nhanh, nguyên nhân chủ yếu bởi vì:
- Giá bán là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình tiêu thụ của khách hàng đối với Công ty, do Công ty TNHH Thanh Long – Cần Thơ chỉ là một Công ty chuyên về phân phối hàng hóa mà không trực tiếp tham gia vào sản xuất nên về mặt giá cả điều do Công ty cung cấp quyết định. Trong năm 2012 là năm khó khăn một số doanh nghiệp cùng ngành rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản. Những khoản nợ khó thu hồi tăng dần lên, buộc Công ty phải lập quỹ dự phòng, những khoản nợ đó sẽ được đưa vào chib phí nhằm bù lỗ, chi phí tăng làm cho giá bán sản phẩm tăng nhưng phải đảm bảo sản phẩm bán ra vẫn có lời. Do đó giá bán của một số sản phẩm sẽ cao hơn đối thủ làm doanh thu tiêu thụ của Công ty tăng chậm trong năm 2012.
- Năm 2012 kinh tế vẫn trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn, nhiều công trình dự tính bị hủy bỏ, nhiều nhà thầu đối tác của Công ty cũng không thầu được công trình mới, sản phẩm của Công ty bán ra không như kế hoạch làm cho doanh thu tiêu thụ tăng chặm.
- Cũng trong năm 2012 do chịu sức ép ngày càng mạnh và quyết liệt của 2 đôi thủ là Đồng Tâm và Bạch Mã, thị phần bị cắt sẻ, khách hàng bị chia sớt. Ngoài ra, với sự xuất hiện của ngày càng nhiều sản phẩm thay thế trên thị trường như: sàn gỗ, đá hoa cương, thảm lót sàn…thay thế cho các vật liệu truyền thống với ưu điểm nổi bật mà các vật liệu truyền thống còn rất hạn chế, điều này cũng làm cho doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty không thể tăng cao.
- Sang năm 2013 được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương cùng với nỗ lực, cố gắng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân nên tình hình kinh tế vẫn giữ được sự ổn định và có bước phát triển. Tình hình đô thị hóa của các tỉnh ĐBSCL ngày càng diễn ra nhanh chóng, cơ sở hạ tầng không ngừng được cải thiện, nhu cầu xây dựng nhà ở và các công trình công cộng tăng mạnh. Vì vậy, mà sản lượng gạch của Công ty cung cấp ra thị trường tăng lên đáng kể.
54
- Gạch men là sản phẩm mang tính chất mùa vụ và thời tiết. Chúng được tiêu thụ mạnh vào các tháng đầu năm hoặc các tháng cuối năm, đồng thời giảm vào những tháng mưa nhiều. Theo thống kê của Bộ NN – PTNT, năm 2013 là một trong những năm có số lượng cơn bão hoạt động đổ bộ vào nước ta lớn nhất từ trước đến nay. Ngay từ đầu năm đã xuất hiện bão số 1 và trong tháng 2 tiếp tục có áp thấp nhiệt đới đã gây nên nhiều thiêt hại cho các tỉnh ĐBSCL. Nhằm khắc phục hậu quả UBND cùng nhân dân các tỉnh đã tăng cường công tác xây dựng, sữa chữa những thiệt hại do bão gây ra như: nhà ở, phân xưởng, các công trình công cộng, bệnh viện, trường học… làm cho sản lượng tiêu thụ của Công ty trong tháng đầu năm tăng mạnh.
- Ngoài ra năm 2013 hoạt động marketing như quảng cáo, khuyến mãi, chiết khấu…hoạt động bán hàng của Công ty được chú trọng đầu tư làm cho hình ảnh cũng như uy tín của Công ty ngày một tăng lên. Bên cạnh đó, Công ty còn rất chú trọng trong khâu nhập hàng nhằm đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đạt chất lượng, mức giá cạnh tranh nên được nhiều người tiêu dùng chấp nhận sử dụng.
4.1.3.2 Doanh thu tiêu thụ theo thị trường
Mục đích của việc phân tích doanh thu tiêu thụ theo thị trường là đánh giá khả năng tác động của Công ty đối với thị trường hiện có, khả năng tìm kiếm thị trường mới, khả năng chiếm lĩnh thị trường và xây dựng thị trường trọng tâm.
55
Bảng 4.4: Doanh thu tiêu thụ theo thị trường giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thanh Long – Cần Thơ, 2011-2013
Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Giá trị % Giá trị % 1. Cần Thơ 15.195,35 30,17 19.639,43 32,46 35.080,02 34,51 4.444,08 29,25 15.440,59 78,62 2. Hậu Giang 6.382,44 12,67 7.304,64 12,07 14.188,62 13,96 922,20 14,45 6.883,98 94,24 3. Sóc Trăng 8.474,93 16,82 10.345,59 17,10 15.130,78 14,88 1.870,66 22,07 4.785,19 46,25 4. Bạc Liêu 12.524,59 24,86 13.738,04 22,71 19.139,43 18,83 1.213,45 9,69 5.401,39 39,32 5. Cà Mau 7.795,64 15,48 9.476,39 15,66 18.126,22 17,83 1.680,75 21,56 8.649,83 91,28 Tổng 50.372,95 100,00 60.504,09 100,00 101.665,07 100,00 10.131,14 20,11 41.160,98 68,03
56
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu tiêu thụ của Công ty tại các thị trường có sự tăng lên liên tục và mức độ tăng của từng thị trường là khác nhau qua các năm. Cụ thể:
- Thị trường Cần Thơ: Năm 2011 doanh thu tiêu thụ là 15.195,35 triệu
đồng chiếm 30,17% trong cơ cấu thị trường của Công ty. Năm 2012 doanh thu tiêu thụ là 19.639,43 triệu đồng, tăng 4.444,08 triệu đồng, tương đương 29,25%. Xét về tỷ trọng thị trường Cần Thơ tiếp tục chiếm vị trí cao với 32,46%, tăng 2,29% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh thu tiêu thụ tại thị trường này tăng mạnh đạt mức 35.080,02 triệu đồng, tăng 15.440,59 triệu đồng, tương đương 78,62% so với năm 2012. Về mặt tỷ trọng tăng 2,05% lên thành 34,51% đứng vị trí dẫn đầu trong cơ cấu thị trường của Công ty. Nguyên nhân của sự gia tăng là do từ trước đến nay thị trường Cần Thơ được xem là thị trường tiêu thụ chính của Công ty nên được quan tâm đặc biệt trong việc đầu tư hay về công tác marketing. Những năm gần đây Cần Thơ đang trên đà phát triển, thu nhập bình quân cao, nhu cầu xây dựng công trình, nhà ở của người dân tăng theo làm cho sản phẩm của Công ty có thể bán ra cao hơn. Có thể thấy Cần Thơ là thị trường đầy tiềm năng của Công ty với mức doanh thu tiêu thụ hàng năm là khá lớn. Do đó, Công ty nên tiếp tục đẩy mạnh phát triển tại thị trường Cần Thơ trong thời gian tới, đưa thông tin đến với người tiêu dùng, cố gắng tập trung năng lực để có thể khai thác tối đa thị này.
- Thị trường Hậu Giang: Năm 2011 doanh thu tiêu thụ là 6.382,44 triệu
đồng chiếm 12,67% là thị trường có tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu thị trường của Công ty là vì kênh phân phối chỉ hoạt động hơn 2/3 các huyện như Châu Thành, Phụng Hiệp, Vị Thủy, TP. Vị Thanh và Long Mỹ. Năm 2012 doanh thu tiêu thụ tăng 922,20 triệu đồng, tương đương 14,45% so với năm 2012. Về mặt tỷ trọng thị trường Hậu Giang có phần giảm xuống và giữ mức 12,07% trong năm 2012. Sang năm 2013 doanh thu tiêu thụ tại thị trường này tiếp tục tăng với 6.883,98 triệu đồng, tương đương 94,24% so với năm 2012 và chiếm 13,96% về tỷ trọng. Hậu Giang là một tỉnh mới thành lập, tuy có tiềm năng phát triển, đặc biệt là đối với ngành xây dựng nhưng nhìn chung đời sống và thu nhập của người dân chưa cao, nên nhu cầu mua hàng hóa vẫn có nhưng chưa mạnh so với các thị trường còn lại của Công ty.
- Thị trường Sóc Trăng: Năm 2011 doanh thu tiêu thụ là 8.474,93 triệu
đồng, về tỷ trọng thì chiếm 16,82% trong cơ cấu thị trường của Công ty. Năm 2012 doanh thu tiêu thụ đạt 10.345,59 triệu đồng, tăng 1.870,66 triệu đồng, tương đương 22,07% và tăng 0,28% về tỷ trọng so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh thu tiêu thụ tiếp tục tăng với 15.130,78 triệu đồng, tăng 4.785,19
57
triệu đồng, tương đương 46,25%. Về mặt tỷ trọng năm 2013 thị trường Sóc Trăng chỉ chiếm 14,88%, giảm 2,22% so với năm 2012. Sóc Trăng là nơi có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc lại giữ cho mình những nét văn hóa đặc trưng riêng nên có phần ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi tiêu dùng của người dân tại đây. Do đó, muốn khai thác được tối đa nhu cầu sử dụng của người dân buộc Công ty phải bỏ không ít công sức đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và có thể làm tăng chi phí, dẫn đến việc Công ty không thể cạnh tranh với các đối thủ. Công ty quyết định không đầu tư nhiều cho thị trường này vì có thể làm ảnh hưởng đến tổng doanh thu của Công ty.
- Thị trường Bạc Liêu: Là thị trường có doanh thu tiêu thụ đứng thứ 2
với 24,86% trong cơ cấu thị trường của Công ty. Năm 2011 doanh thu tiêu thụ tại thị trường này là 12.524,59 triệu đồng. Đến năm 2012 doanh thu tiêu thụ là 3.738,04 triệu đồng, tăng 1.213,45 triệu đồng, tương đương 9,69% so với năm 2011. Về mặt tỷ trọng Bạc Liêu có phần giảm nhưng tiếp tục giữ vị trí thứ 2 với 22,71% trong cơ cấu thị trường của Công ty. Năm 2013 tỷ trọng của thị trường này lại giảm xuống còn 18,83% nhưng doanh thu tiêu thụ thì tăng 5.401,39 triệu đồng, tương đương 39,32% so với năm 2012. Với mức thu hập bình quân đầu người năm 2013 là 34,27 triệu đồng/người/năm Bạc Liêu được đánh giá là đang trên đà phục hồi, đời sống người dân được nâng cao, do đó nhu cầu về vật liệu xây dựng nói chung, gạch men nói riêng cũng tăng theo.
Trong những năm qua, Bạc Liêu đã hoàn thành nhiều công trình lớn như: Tòa nhà Bạc Liêu Tower, khu di tích lịch sử cấp quốc gia Đền thờ Hồ Chí Minh, tượng đài chiến thắng, khu di tích căn cứ Cái Chanh,… Cùng với việc chuẩn bị cho đăng cai tổ chức sự kiện festival Đờn ca tài tử Việt Năm 2014 nhiều công trình công cộng được đầu tư tu sữa và làm mới. Do đó, nhu cầu sử dụng gạch cho việc xây dựng là rất lớn.
- Thị trường Cà Mau: Năm 2011 doanh thu tiêu thụ là 7.795,64 triệu
đồng chiếm 15,48% trong cơ cấu thị trường của Công ty. Năm 2012 doanh thu tiêu thụ là 9.476,39 triệu đồng, tăng 1.680,75 triệu đồng, tương đương 21,56%. Còn về mặt tỷ trọng Cà Mau chiếm 15,66%, tăng 0,18% so với năm 2011. Đến năm 2013 tỷ trọng tiếp tục tăng với 17,83%, doanh thu tiêu thụ có sự biến động khá mạnh với 18.126,22 triệu đồng, tăng 8.649,83 triệu đồng, tương đương 91,28% so với năm 2012. Nguyên nhân được xác định do trong năm qua người dân đã cải cách hình thức sản xuất, chuyển đổi quy mô từ nuôi tôm thiên nhiên sang canh tác tôm công nghiệp với mức lợi nhuận thu về rất cao. Bên cạnh đó, việc đánh bắt của ngư dân cũng gặp nhiều thuận lợi khiến