Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu giải pháp marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn thanh long – cần thơ (Trang 79)

4.3.1.1 Môi trường kinh tế

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Theo Tổng cục thống kê, kinh tế Việt Nam đang biến động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 6,24% trong năm 2011, giảm xuống còn 5,25% trong năm 2012 và đến năm 2013 tốc độ kinh tế lại tăng ở mức 5,42%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ba năm 2011-2013 chỉ đạt 5,6%/năm, là mức thấp nhất trong 13 năm trở lại đây, thấp xa so với chỉ tiêu tăng trưởng bình quân

1.87 2.23

3.17 3.53

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4

Chương trình khuyến mãi Hôi trợ, triển lãm Chương trình quảng cáo Showroom trưng bày

Không hài lòng Hài lòng

80

theo kế hoạch (6,5-7%). Một số phân tích gần đây cho thấy kinh tế nước ta vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, tiếp tục phải đối mặt với áp lực lớn trong ngắn hạn và chưa thể trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh trong 1-2 năm tới. Kinh tế gặp khó khăn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến Công ty bởi vì một khi kinh tế suy giảm mức độ cạnh tranh của các Công ty cùng ngành sẽ quyết liệt hơn nhằm tồn tại họ bắt chấp mọi thủ đoạn nên dễ xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như nhập hàng Trung Quốc, sản phẩm không nguồn gốc, kém chất lượng, bán phá giá... để tồn tại và phát triển trên thị trường đầy tính cạnh tranh đó chính là một thách thức lớn của Thanh Long – Cần Thơ.

 Thu nhập của người dân:

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011-2013

Hình 4.6: GDP bình quân đầu người giai đoạn 2011-2013

Thu nhập bình quân đầu người có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tiêu thụ các sản phẩm của Công ty. Khi thu nhập của người dân tăng cao, đời sống vật chất được đảm bảo thì các nhu cầu xây dựng mới được quan tâm, người tiêu dùng sẽ có nhiều đòi hỏi hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, họ sẵn sàng chi tiêu cho những sản phẩm có chất lượng. Sản phẩm của Công ty sẽ dễ dàng được tiêu thụ, sản lượng bán ra ngày một tăng, Công ty sẽ thu được nhiều lợi nhuận. Ngược lại, khi kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng, thu nhập người dân tụt giảm, không đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hằng ngày thì ngành xây dựng chắc sẽ bị tác động. Sản phẩm Công ty phải cạnh tranh với nhiều đối thủ, mức độ cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn. Sản lượng bán ra giảm, doanh thu không đủ bù đắp cho các khoản chi phí phát sinh, nếu trong thời gian dài có thể đe dọa đến sự tồn tại của Công ty trên thị trường.

1.300 1.540 1.960 0 500 1000 1500 2000 2500

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

81

 Về lạm phát

Năm 2011 lạm phát của Việt Nam ở mức 18,13%, cao nhất kể từ năm 2008 nguyên nhân lạm phát cao là do giá cả nguyên liệu đầu vào sản xuất như xăng, dầu(+20%), điện (+15,28%) tăng cao, tỷ giá USD/VND tăng mạnh (+9,3%), điều chỉnh lãi suất liên Ngân hàng. Nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ, tỷ lệ lạm phát liên tục giảm vào năm 2012 và 2013. Lạm phát được giảm xuống hơn 2,5 lần, chỉ còn 6,81% năm 2012, và giảm 3 lần xuống còn 6,04% năm 2013. Lạm phát giảm làm giảm hầu hết các loại chi phí điều đó làm tổng chi phí giảm xuống, tạo điều kiện thuận lợi cho việc định giá của Công ty, giá bán thấp nhưng chất lượng vẫn đảm bảo tất yếu sẽ thu hút được nhiều khách hàng, bán được nhiều hàng hóa thì Công ty sẽ thu được nhiều lợi nhuận. Nhìn chung, lạm phát những năm gần đây có chiều hướng giảm, điều này đã tạo cơ hội thuận lợi để Công ty phát triển kinh doanh, mở rộng thị phần và ngày càng khẳng định tên tuổi của Công ty trên thương trường.

 Lãi suất

Lạm phát giảm kéo theo mặt bằng lãi suất huy động và cho vay cũng giảm đáng kể. Lãi suất cho vay đối với nền kinh tế giảm nhanh, từ 18,2% năm 2011 xuống 15,4% năm 2012 và 10,5% trong 6 tháng đầu năm 2013. Lãi vay hàng năm của Công ty, cụ thể năm 2011 là 1.705,52 triệu đồng, năm 2012 là 1.532,63 triệu đồng và năm 2013 là 127,92 triệu đồng. Tóm lại, lãi suất giảm giúp Công ty giảm bớt được gành nặng về tiền lãi, từ đó Công ty có thể tăng cường đầu tư cho kinh doanh tạo cơ hội để Công ty phát triển hơn.

Nhìn chung, tình hình kinh tế trong những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới, điều đó đã mang đến cho Công ty những thách thức cũng như mở ra nhiều cơ hội để Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh.

4.3.1.2 Môi trường văn hóa xã hội

Theo điều tra của Cục thống kê năm 2013 thì tỷ lệ người dân sống ở nông thôn chiếm 71,5% dân số ĐBSCL, trình độ học vấn còn thấp. Qua đó có thể nhận thấy thói quen tiêu dùng về sản phẩm của người dân sống ở nông thôn quan tâm chủ yếu là giá cả. Còn đối với người dân thành thị, họ có thu nhập tương đối cao, có trình độ học vấn cao hơn do đó họ thường quan tâm đến chất lượng sản phẩm và không gây hại cho sức khỏe hơn là giá cả.

Mỗi dân tộc có tập quán tiêu dùng riêng, nó chịu ảnh hưởng của nền văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo… vì vậy các sản phẩm khi được đưa ra kinh doanh đều phải tính đến các yếu tố đó vì khách hàng luôn ưa thích những sản

82

phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu của họ. Do đó trên mỗi thị trường Công ty sẽ cho trưng bày và kinh doanh những dòng sản phẩm khác nhau. Ví dụ, tại thị trường Sóc Trăng Công ty sẽ ưu tiên bán các loại gạch có màu sắc sặc sỡ, nhiều họa tiết hoa văn vì đa số dân cư ở đây là người Khmer.

Từ ngữ Việt Nam vốn rất phong phú và đa dạng về nghĩa và cách thức sử dụng không giống như từ ngữ của các nước phương Tây cho nên khi Công ty muốn xây dựng một mẫu quảng cáo cần phải nghiên cứu và lựa chọn ngôn từ cho phù hợp với văn hóa người Việt của từng vùng miền. Các chiến dịch hoặc biểu ngữ của quảng cáo có thể có ý nghĩa tích cực đối với các nước phương Tây nhưng lại không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.

Qua đó cho thấy, Công ty không nên xem nhẹ yếu tố văn hóa – xã hội trong hoạt động kinh doanh của mình, nếu doanh nghiệp biết khai thác tốt yếu tố này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và khả năng thành công sẽ cao hơn.

4.3.1.3 Môi trường chính trị và pháp luật

Đây là yếu tố môi trường phúc tạp có nhiều quy định đối với Công ty, các luật Nhà nước ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động marketing của Công ty. Trong thời gian gần đây với các chính sách mở cửa và tham gia vào thị trường thương mại thế giới đòi hỏi hệ thống pháp luật Việt Nam phải sữa đổi phù hợp hơn với tình hình hiện tại tạo sự thông thoáng, nhanh chóng trong khâu giải quyết giấy tờ, rút ngắn thời gian làm hồ sơ thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về các chính sách sẽ tạo bầu không khí tốt cho Công ty đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Hạn chế được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đối thủ cùng ngành. Từ đó Công ty có thể yên tâm hơn trong kinh doanh tạo cơ hội Công ty ngày càng phát triển.

Luật Thương mại quy định cách thức và trình tự tiến hành các hình thức của hoạt động chiêu thị, quyền và nghĩa vụ của thương nhân khi tham gia hoạt động xúc tiến thương mại,… Ví dụ như: theo quy định của pháp luật thì thời gian khuyến mãi của doanh nghiệp trong một đợt không được vượt quá 45 ngày và tổng thời gian khuyến mãi trong một năm không vượt quá 90 ngày.

4.3.1.4 Môi trường công nghệ

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển khoa học công nghệ ở mức cao đã trở thành động lực sản xuất quan trọng, thúc đẩy quá trình sản xuất và thương mại cả trong và ngoài nước. Công nghệ mới không chỉ hỗ trợ việc sản

83

xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng mà còn tiết kiệm được nhiều khoản chi phí.

Thời kỳ thông tin phát triển thì các Công ty tiếp xúc với khách hàng trải rộng trên các vùng địa lý với chi phí thấp và truyền tải nhanh. Công nghệ hiện đại hỗ trợ lực lượng bán hàng bên ngoài dễ dàng, những cuộc tiếp xúc với các thành viên trong kênh phân phối có thể giảm do sử dụng công nghệ thông tin giúp Công ty tiết kiệm thời gian và chi phí.

Ngày nay nhờ công nghệ tin học phát triển mọi quản lý hàng hoá, sổ sách và quản lý khách hàng đều bằng vi tính làm giảm đi lao động sống và tăng khả năng chính xác cao, nhanh. Công ty không phải thuê mướn nhiều lao động trong công tác quản lý, tiết kiệm được chi phí thuê nhân công. Đồng thời còn giúp quản lý một cách chính xác mọi thông tin của Công ty.

4.3.1.5 Môi trường tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong việc phát triển các hoạt động kinh doanh của Công ty. Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý…

+ Vị trí địa lý: Thanh Long – Cần Thơ có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, vừa nằm trên Quốc lộ 1A vừa giáp với sông Cần Thơ, gần trung tâm Thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa, mở rộng thị trường, quảng bá hình ảnh Công ty, tiết kiệm chi phí, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

+ Điều kiện tự nhiên: ĐBSCL có nền khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ ràng: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4). Theo nghiên cứu, nhu cầu xây dựng thường phát sinh vào những tháng cuối năm hay đầu năm vì thời tiết lúc này rất thuận lợi, nên lượng sản phẩm của Công ty bán ra thời gian này tăng so với các khoảng thời gian khác, ngược lại đối với tháng mưa bão nhu cầu xây dựng giảm mạnh nên kéo theo doanh thu cũng giảm.

84

Bảng 4.14: Khảo sát về thời gian mua sản phẩm trong năm của khách hàng

Stt Thời gian Số mẫu (người) Tỷ trọng %

1 Từ tháng 1 – tháng 3 8 27,00 2 Từ tháng 3 – tháng 6 2 6,70 3 Từ tháng 6 – tháng 9 3 10,00 4 Từ tháng 9 – tháng 12 17 57,00

Tổng 30 100,00

Nguồn: Khảo sát thực tế về mức độ hài lòng của khách hàng, 2014

Từ bảng ta thấy thời gian khách hàng mua sản phẩm của Công ty tập trung vào khoảng thời gian vào tháng 9 – tháng 12 trong năm với tỷ trọng là 57%. Vì đây là khoảng thời gian chuẩn bị kết thúc một năm để bước sang một năm mới, nên nhu cầu xây nhà, công trình cũng nhiều hơn. Do đó, sản lượng gạch bán ra khoảng thời gian này đặc biệt tăng mạnh so với các khoảng thời gian còn lại trong năm.

Qua đó cho thấy, môi trường tự nhiên vừa mang đến cơ hội đồng thời là thách thức đối với Công ty, Công ty có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi giúp khách hàng có thể tìm đến với Công ty dễ dàng, Công ty có thể mở rộng các kênh phân phối để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Thách thức là Công ty chỉ có thể tiêu thụ sản phẩm vào những mùa khô còn những mùa mưa thì thường xảy ra tình trạng tồn kho, điều đó làm tăng chi phí vận chuyển và bảo quản hàng hóa.

Một phần của tài liệu giải pháp marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn thanh long – cần thơ (Trang 79)