FOLKLOR E MỘT HÌNH THỨC THỂ HIỆN ĐỘC ĐÁO CỦA NHÂN SINH QUAN NGƯỜI VIỆT

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan người Việt qua Folklore Việt Nam (Trang 60)

SINH QUAN NGƯỜI VIỆT

Folklore là một loại hình văn hóa được sáng tạo và lưu hành trong dân gian qua nhiều thế hệ. Nó xuất hiện cùng với sinh hoạt của đời sống thường ngày, trong lao động, trong đời sống tình cảm, trong các mối tương quan cá nhân - xã hội. Bản chất của Folklore là bình dân vì nó phản ánh nếp sống và tâm tình của dân gian, tình cảm gia đình, quê hương, đất nước… Chính vì vậy, Folklore không được nhìn theo đúng chân giá trị của nó, và khi nghiên cứu về tư tưởng triết học của người Việt nói chung, nhân sinh quan người Việt nói riêng, chúng ta chỉ thường chú ý đến các tác phẩm thành văn, bác học mà ít chú trọng hoặc bỏ quên mảng Folklore, bỏ đi những minh triết ẩn chứa trong kho tàng Folklore từ văn hóa vật thể đến văn hóa phi vật thể. Chẳng hạn, truyện Âu cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm con (dòng giống chim lạc hồng), rồi 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển đã làm nên nền tảng cho triết lý về cái gọi là “nhất âm nhất dương chi vị đạo” (một âm một dương gọi là đạo). Hình tượng trống đồng của người Việt được xem là đỉnh cao của triết lý nhân sinh “Thái Hòa”, trên đó, các hình người và chim muông cùng hợp nhau ca múa trong cảnh quện hòa nhất,…

Các triết lý nhân sinh đó, theo dòng chảy thời gian và văn hóa, đã được chọn lựa, sắp đặt, sửa chữa, tổng hợp lại từ những yếu tố rời rạc thành những truyền thuyết, huyền thoại, điển tích có cấu trúc hòan chỉnh, có tầm vóc phổ quát hơn, công việc tổng hợp này đi đôi với những kinh nghiệm

sống của cả cộng đồng. Song, vì Folklore là những suy tư “trung thực và trực quan” miêu tả nếp sống, tình cảm của con người qua mọi thời đại, nên khi đi tìm những triết lý nhân sinh ẩn mình trong đó, đôi khi chúng ta rơi vào hai trạng thái: (1) cảm thấy mơ hồ, võ đoán hoặc chỉ tìm thấy trong kho tàng Folklore những gì minh chứng cho những nhận định có sẵn của người Việt về các công việc như kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, tinh thần hiếu học, tính châm biếm,… (2) đi quá xa, vẽ ra một hệ thống triết lý đầy đủ, phổ quát với những phạm trù vũ trụ luận, nhân sinh quan mà chỉ dựa trên một vài loại hình của Folklore.

Nói cho cùng, Folklore không thể dựng nên một hệ thống triết lý, những giáo điều, những qui luật triết học để con người lấy đó làm kim chỉ nam/phương pháp luận cho mọi hành động. Song, trong thứ tư tưởng dường như là mơ hồ nhưng đầy ẩn ý mà chúng tôi khảo cứu qua các lễ hội, tín ngưỡng dân gian Việt Nam (ở chương sau), có thể khẳng định rằng, Folklore

không “chở suông” những tâm,ý, trí, tình… của người Việt, mà nó chất chứa

những tình cảm, tâm tư của người Việt, từ đó, xây dựng nên một nhân cách, một nhân chủ của vũ trụ.

Muốn hiểu minh triết Việt nói chung, nhân sinh quan người Việt nói riêng, chúng ta phải tìm kiếm và sưu tầm những minh triết uyên nguyên hiện diện khắp ngõ ngách đời sống nhân sinh và trong mọi tầng nền của văn hóa Việt Nam trên nhiều phương diện: phong tục, tập quán, lễ hội; tín ngưỡng/tôn giáo; ngôn ngữ; văn học; nghệ thuật (kiến trúc, hội họa, điêu khắc, sân khấu, âm nhạc…), trong đó, thể hiện sự suy tư, đúc kết kinh nghiệm, tri thức của con người về những mặt, những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ trong đời sống. Những triết lý nhân sinh đó có thể rời rạc, tản mạn, không liên kết chặt chẽ, lôgíc với nhau, nhưng chúng vẫn là những triết lý sâu sắc của con người về chính cuộc sống của họ, về thế giới xung quanh họ - cái mà triết học gọi là nhân sinh quan và vũ trụ luận.

Vì Folklore là một chỉnh thể gồm nhiều thành tố, do vậy, để chứng minh nét độc đáo của nhân sinh quan người Việt qua tất cả các loại hình Folklore là một việc làm rất công phu, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Trong Folklore, loại hình được nhiều nhà khoa học nghiên cứu nhất chính là văn học dân gian, vì thế, trong giới hạn của một tiểu tiết, chúng tôi muốn khái quát những nét độc đáo trong triết lý nhân sinh của người Việt qua loại hình này. Còn những dấu chỉ minh triết Việt trong các loại hình Folklore ít được khai thác về mặt triết học như lễ hội dân gian và tín ngưỡng dân gian sẽ được chúng tôi tìm hiểu và trình bày trong chương 3 của luận án. Do vậy, dưới đây, là những nét độc đáo trong nhân sinh quan người Việt qua huyền sử Tiên - Rồng và qua một số tục ngữ, ca dao của người Việt.

Trước hết, từ xa xưa người Việt đã ý thức và khẳng định rõ mình là con cháu của một tộc người khôn ngoan, danh giá. Ý thức đó đã được

người Việt mã hóa trong huyền thoại Con Rồng cháu Tiên. Đằng sau sự kiện

mang tính huyền học về Âu Cơ và Lạc Long Quân, ẩn chứa triết lý nhân sinh của cha ông chúng ta trên những chiều cạnh sau:

Tiên Rồng là hai nhân tố trái ngược nhau (Tiên ở trên đất, rồng ở dưới

nước) nhưng lại có thể giao hòa làm một như Âm và Dương, Nam và Nữ, Hữu và Vô; Nghịch và Thuận, Sinh và Tử,... Hai sự vật/yếu tố đối nghịch nhau mà kết hợp làm một sẽ đi đến mâu thuẫn, đỉnh điểm của nó sinh ra ly biệt, mâu thuẫn sẽ được hóa giải. Nhưng sự hóa giải đó tạo nên sự sinh sôi/nảy nở cái mới, như vậy, sự “đấu tranh” của hai mặt đối lập là để đi tìm sự thống nhất, hài hòa và phát triển, chứ không triệt tiêu cái đối lập. Người ở trên núi, người ở dưới nước vốn khác biệt nhau (lưỡng phân), hợp lại rồi có con (lưỡng hợp), nhưng vốn tương khắc, nên phải biệt ly, người đem 50 con về thủy phủ, người đem 50 con lên núi, song dù lên núi hay xuống nước, hễ có việc gì thì cùng bảo nhau làm, cùng giúp nhau, không bỏ nhau được (xung đột được giải quyết để đi đến cái mới chứ không là để triệt tiêu cái đối lập) [39, tr. 52].

Huyền sử Con Rồng cháu Tiên còn cho thấy triết lý nhân sinh đan xen

giữa Người Thần, song, đối với người Việt, trong hai yếu tố Người

Thần đó, yếu tố Người được đề cao, nổi trội hơn yếu tố Thần - thể hiện thứ

triết lý sống đầy tính hiện thực, nhân văn.

Điểm độc đáo và sâu lắng trong triết lý nhân sinh qua truyền thuyết

Tiên - Rồng còn ở điểm: nếu triết học (siêu hình học truyền thống phương

Tây) từ lâu được đồng nhất với việc truy tìm bản chất của vạn vật, thì huyền

thoại Tiên - Rồng của người Việt không chỉ nhằm truy tìm bản chất sự vật

theo đường hướng đó, vô tình hay hữu ý, trong khuôn khổ kiến thức về bản thể vũ trụ vạn vật, chúng ta lại thấy nổi lên một ưu tư chính yếu là về cuộc sống và thân phận con người. Như vậy, cuộc sống con người nằm trong mối

tương giao với vũ trụ, với thế giới tự nhiên, nối kết Con người với Trời

Đất. Tâm thức Đất - Trời - Người đã theo suốt người Việt và là một chủ đề

nổi bật trong nhiều truyền thuyết khác sau này [39, tr. 53].

Ngoài ý nghĩa nêu trên, huyền sử Tiên - Rồng còn mang thông điệp

kiêu hãnh về dòng giống người Việt, niềm tự hào về một thời kỳ oai hùng lập nước, khẳng định chủ quyền chính trị cũng như ý thức bảo vệ chủ quyền ấy. Tinh thần gia tộc, tình nghĩa đồng bào, coi nhau như anh em

được khẳng định không chỉ ở yếu tố cùng một huyết thống, cùng một mẹ

(cùng một bọc mà ra), mà còn là mối quan hệ có tính chất thần bí vì cùng

sinh ra từ “một bọc trăm trứng”. Chính trong cái tinh thần thần bí ấy mà mối liên hệ, tình đoàn kết của người Việt sẽ mạnh hơn, bền chặt hơn khiến người Việt sẽ liên kết nhau lại mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ có thể chiến thắng kẻ thù lớn mạnh hơn mình gấp trăm vạn lần.

Trong truyền thuyết, truyện cổ tích, tục ngữ, ca dao, tập tục của người Việt không thiếu những cốt chuyện phản ánh triết lý nhân sinh. Mỗi câu ca dao, tục ngữ đều là một châm ngôn về con người, về cuộc sống, về cách xử

thế hàng ngày, những lời khuyên khôn ngoan về ứng xử với thiên nhiên, xã hội và con người. Thứ văn chương bình dân đó đã thể hiện “túi khôn” của người Việt, cách sống, cách nghĩ của cả một dân tộc. Qua bao thăng trầm của lịch sử, người Việt đã trân trọng lưu giữ và truyền lại những câu chuyện đầy mầu huyền thoại như vậy mà không hề có ý định sửa chữa hay thay thế nó bằng một ý thức hàn lâm, chẳng nhẽ, chúng ta lại không có một cảm quan nhậy bén nào để tìm ra những giá trị minh triết ẩn tàng trong kho nghiệm sinh đó?

Thứ đến, đề tài nổi bật nhất trong nhân sinh quan của người Việt là mối tương giao giữa con người với giới tự nhiên và con người với nhau trong cuộc sống gia đình và trong cộng đồng xã hội.

Về mối quan hệ con người với giới tự nhiên:

Đối với người Việt, giới tự nhiên được đồng nhất với “Ông Trời”, và khái niệm “Trời” của người Việt hiển thị ba ý nghĩa rõ rệt sau đây:

Một là, thế giới thiên nhiên vật lý (mây, mưa, sấm, chớp...). Trong tục

ngữ ca dao của người Việt có rất nhiều câu ca nói lên sự yêu mến, đề cao, gắn

bó với thiên nhiên (trời - đất) của người Việt: Gió thổi là chổi trời; Nước chảy

đá mòn; Đố ai đếm được lá rừng, để ta khuyên gió, gió đừng rung cây; Trông

trời, trông đất, trông mây...

Hai là, nhân cách hóa ông trời, xem đó là một lực lượng thiện, che chở,

bảo vệ chúng sinh, trừng phạt kẻ ác và nuôi dưỡng vạn vật (Đèn trời soi xét;

Ông trời có mắt; Ăn ở xởi lởi thì trời cởi cho/Ăn ở quanh co trời gò của lại; Ơn trời mưa nắng phải thời/Nơi thì bừa cạn nơi thời cày sâu/Công ơn chẳng quản bao lâu/Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng/Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang/Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu; Lạy trời mưa xuống/Lấy nước tôi uống/Lấy ruộng tôi cày; Làm một cái thang/Ba mươi sáu nấc/Bắc tự dưới

đất/Lên hỏi ông trời/Hỏi thăm duyên nợ/Để đời về sau...). Do đó, giới tự

gian của người Việt (thần Sấm, Chớp, Mây, Mưa - hệ thống Tứ pháp: Vân, Vũ, Lôi, Điện). Trời - Đất gắn bó với con người như Cha với Mẹ (Trời là Cha, Đất là Mẹ).

Ba là, quan hệ Người - Giới tự nhiên (Trời) được nâng lên và khái

quát hóa trong triết lý Tam tài của người Việt (Thiên - Địa - Nhân), trong

đó con người là khâu trung gian nối Trời với Đất. Con người, Trời, Đất là ba yếu tố cơ bản hợp thành một vũ trụ luận phổ thông của người Việt. Đất

đi đôi với Trời trong mối tương giao với Người (Địa linh nhân kiệt; Trời

chu đất diệt; Trách chàng Từ thức vụng suy/Cõi tiên chẳng ở về chi cõi

trần...) [77, tr. 47].

Như vậy, Thiên/Trời là những phạm trù rất gần gũi thân quen trong

minh triết nhân sinh của người Việt.

Minh triết Việt về mối quan hệ con người với thiên nhiên như đã phân tích ở trên đã trang bị cho người Việt một sự nhận thức bước đầu về tự nhiên, biết nắm lấy cái bản thể cốt lõi của thiên nhiên mà hành động cho phù hợp với cuộc sống mưu sinh của mình. Người Việt đã vận dụng những tri thức về tự nhiên đó để vượt lên trên, làm chủ và tự do trước thiên nhiên, để biết phải xây nhà theo hướng nào có lợi cho sức khỏe, biết tự điều hòa khí âm khí dương, ái, ố, hỉ, nộ trong con người sinh học của mình để giống với tự nhiên, hòa quện với thiên nhiên thành một thể thống nhất, khiến cho sức khỏe được nâng lên. Người Việt biết trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp với thiên nhiên khí hậu. Mặt khác, khi người Việt đã biết thích ứng với tự nhiên, chinh phục, cải tạo đến một mức độ nhất định đối với tự nhiên, người Việt trở nên kiên cường hơn, tính cách linh hoạt, lối sống năng động hơn trước những biến đổi của thiên nhiên, biết khắc phục và kìm hãm thiên tai hơn so với con người ở những nơi khác khi được thụ hưởng điều kiện thiên nhiên thuần hậu [77, tr. 49-50].

Về mối quan hệ con người - con người trong gia đình, xã hội

Đối với người Việt nói riêng, nội dung thâm sâu của đạo lý làm người

đã vượt lên trên các tập tục luân lý hình thức thể hiện qua cốt chuyện Đầm

nhất dạ, qua thái độ của Công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử. Người Việt

rất tôn trọng và đề cao hiếu đễ, nhân nghĩa, nhưng người Việt không ngu trung, ngu hiếu. Uy quyền của nhà vua là lớn đấy nhưng không phá nổi tập quán “phép vua thua lệ làng”, “con hơn cha là nhà có phúc”. Người Việt coi

trọng chữ Tài, chữ Đức hơn lệ cha truyền con nối.

Trong các câu chuyện Đầm nhất dạ, Trầu Cau, Âu cơ và Lạc Long

Quân, chúng ta đều thấy toát lên vai trò chủ động của người phụ nữ trong

việc quyết định hôn nhân, sinh con đẻ cái, quản lý nếp sống gia đình - nền tảng của xã hội Việt Nam - đây cũng là dấu tích chứng minh rõ ràng chỗ đứng bình đẳng, đôi lúc còn ưu thế của người phụ nữ trong nếp sống hằng ngày và trong sinh hoạt xã hội, khiến các nhà văn hóa học đi đến khẳng

định, văn hóa của người Việt có phần thiên sang Mẫu tính/Âm tính. Tính

Mẫu có phần nổi trội đó là cơ sở tâm lý cho sự hình thành lối sống linh hoạt, du di, xuề xoà, tương đối, “chín bỏ làm mười” của người Việt. Nguyên tắc sống trọng tình, thiên về âm tính là cơ sở tâm lý cho sự hình thành một cuộc sống hòa thuận, khoan dung, độ lượng trong quan hệ xã hội. Và phương thức đối nhân xử thế của người Việt là coi trọng đạo đức,

trọng lễ nghĩa (Tiên học Lễ hậu học Văn; Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ

Tài), trọng danh hơn lợi. Trong quan hệ xã hội, người Việt vẫn coi trọng

tình nghĩa hơn tiền bạc, trọng chữ Tín, chữ Trung, ghét thói trọc phú khoe

khoang, tôn trọng bậc thức giả, tôn sư trọng đạo: Muốn con hay chữ thì yêu

lấy thầy... [39, tr. 54].

Nói chung, mối quan hệ con người trong xã hội được đặt trên nền tảng đạo đức luân lý với sự tự chế ngự bên trong và sự kiểm soát của lương tâm,

do đó, người Việt sống với nhau đều chịu sự ràng buộc bởi đạo đức, tình liên đới và tính nhân văn.

Nói tóm lại, việc trình bày nhân sinh quan của người Việt như trên để diễn tả các chiều kích triết Việt, không chỉ theo phạm trù bản thể về sự hiểu biết thế giới vật chất mà cả về cuộc sống và thân phận con người. Qua những dấu chỉ về các vấn đề nhân sinh đó, chúng ta không thấy một vực thẳm quá cách biệt sâu xa về tư tưởng giữa một bên là nghiệm sinh và một bên là học thuyết. Có khác nhau chăng là ở bề ngoài hình thức, một bên thì nôm na, một bên thì chữ nghĩa, nhưng xét cho cùng, đều nhằm đến lý giải những “vấn đề muôn thuở” của con người.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, luận án tập trung vào phân tích và làm rõ các vấn đề lý thuyết liên quan tới:

1. Nhân sinh quan là quan điểm, cách nhìn nền tảng về mục đích, ý

nghĩa của cuộc đời, nó quyết định mục đích của các hoạt động thực tiễn và định hướng con đường nhân sinh, nó cũng quyết định khuynh hướng giá trị và thái độ sống của con người. Lịch sử phát triển của nhân sinh quan đi từ nhân

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan người Việt qua Folklore Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)