Nhân sinh quan người Việt

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan người Việt qua Folklore Việt Nam (Trang 44)

Sau khi nghiên cứu các loại hình nhân sinh quan của con người trong lịch sử, từ nhân sinh quan thần thoại, nhân sinh quan tôn giáo đến nhân sinh quan triết học, và, với mục đích tìm hiểu nhân sinh quan/triết học của người Việt qua các loại hình Folklore, chúng tôi muốn dành một tiểu tiết để khái quát quá trình hình thành và một số đặc thù nhân sinh quan triết học của người Việt, những đặc điểm nhân sinh này sẽ được minh chứng cụ thể qua một số lễ hội và tín ngưỡng dân gian Việt Nam ở chương sau.

Trước hết, khái niệm người Việt trong luận án này dùng để chỉ tất cả cộng đồng người Việt Nam chứ không phải hiểu theo nghĩa là tộc người Việt (người Kinh). Do vậy, nhân sinh quan người Việt là nhân sinh quan của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Thứ đến, để xác định được những đặc thù của nhân sinh quan người Việt, chúng ta không thể không nhìn lại lịch sử dân tộc Việt Nam, vì đặc thù nhân sinh quan người Việt đi cùng hành trình của lịch sử dân tộc, với những dấu mốc sau: (1) Giai đoạn mở đầu của lịch sử dân tộc, gắn với thời kỳ Hùng Vương dựng nước cho đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thời kỳ này, tư tưởng dân tộc mang sắc thái ngọn nguồn bản địa; (2) Giai đoạn Bắc thuộc với chính sách Hán hoá, sự trỗi dậy của ý thức/tư tưởng dân tộc để chống lại xu hướng Hán hóa; (3) Giai đoạn tự chủ, với các triều đại: Lý, Trần, Lê, Nguyễn, tư duy dân tộc chịu ảnh hưởng nhiều từ các triết thuyết Nho - Phật - Đạo đến từ Trung Hoa và Ấn Độ; (4) Giai đoạn ảnh hưởng của văn hóa phương Tây (Pháp, Mỹ) và thời đại Hồ Chí Minh gắn với phong trào giải phóng dân tộc và những biến đổi to lớn của đất nước sau 1975, tư duy dân tộc chịu ảnh hưởng của ý thức hệ mác xít và các trào lưu tư tưởng phương Tây.

Sự gắn kết đặc thù nhân sinh quan người Việt với những giai đoạn lịch sử như trên, chúng tôi có thể chỉ ra một số đặc điểm sau:

Một là, đặc thù nhân sinh quan người Việt thường gắn bó chặt chẽ với

vận mệnh của dân tộc, các triết lý nhân sinh của người Việt đều giải đáp những vấn nạn mà người Việt gặp phải trên con đường dựng nước và giữ nước của họ. Chẳng hạn, mỗi khi tổ quốc lâm nguy, tinh thần yêu nước trở thành giá trị nổi trội, tạo nên sức mạnh vô biên giúp chúng ta chiến thắng kẻ thù. Yêu nước trở thành triết lý nhân sinh tiêu biểu của người Việt, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt toàn bộ quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Tâm thức Việt về một hệ thống thần kỳ sông núi, khí thiêng non nước luôn ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chống phương Bắc ngày càng hòan thiện và phổ biến đã trở thành một sức mạnh tinh thần mãnh liệt nuôi dưỡng ý chí đấu tranh giành độc lập tự chủ của người Việt qua cả nghìn năm. Tất cả những khía cạnh tinh thần đó đã làm hình thành một nét đặc trưng cho tư duy Việt, cho thế sinh Việt trong suốt thời kỳ chống Bắc thuộc kéo dài hơn 10 thế kỷ [11, tr. 79].

Hai là, nhân sinh quan người Việt luôn gắn liền với các điều kiện sinh

tồn của họ, đó là nông nghiệp (lúa nước), nông thôn (thiết chế làng - xã) và con người (nông dân), được triển khai trong một hệ thống hòan chỉnh trên mọi chiều kích của các mối quan hệ: lao động - sản xuất, môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, gia đình, dòng tộc, họ hàng… Do cuộc sống phụ thuộc vào các yếu tố “thuần nông” như vậy, người Việt luôn có xu hướng hài hòa, yêu quý, tôn trọng và sùng bái tự nhiên. Lối sống “hòa mình” với thiên nhiên trở thành một triết lý sống rất đặc trưng của người Việt.

Ba là, nhân sinh quan người Việt là mẫu số chung của phép cộng các

triết lý nhân sinh của các tộc người - mà các tộc người này trong quá trình cộng cư lâu dài, đã diễn ra sự đan xen văn hóa, với dòng chủ lưu, cốt lõi là văn hóa Việt/Kinh, hấp lực các nền văn hóa của các tộc người khác xung

quanh mình nhưng không phá vỡ diện mạo riêng có của nó. Là dân tộc chủ thể, có ưu thế trong tiếp thu, truyền bá văn hóa bên ngoài, người Kinh (Việt) đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự biến đổi văn hóa của nhiều tộc người, song không làm mất đi bản sắc của các tộc người đó. Ngược lại, có những nét văn hóa của người Kinh được thẩm thấu, lan tỏa vào cộng đồng các dân tộc ít người, khiến cho văn hóa Việt đa dạng trong tính thống nhất. Có thể nhận thấy rõ điều này qua loại hình tín ngưỡng dân gian. Bên cạnh các tín ngưỡng đặc trưng của dân tộc mình (ảnh hưởng của các tôn giáo, tín ngưỡng nguyên thủy như tô tem giáo, bái vật giáo), đồng bào các dân tộc ít người cũng tiếp thu và lưu truyền các tín ngưỡng dân gian phổ biến trong cộng đồng người Việt/Kinh như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ các loại thần (nhiên thần, thành hòang làng, thần anh hùng dân tộc)…

Bốn là, nhân sinh quan người Việt thường được biểu đạt qua hai dòng:

văn hóa dân gian (Folklore) và văn hóa bác học hàn lâm (Academic). Cả hai dòng ấy đều có sự đan xen, thẩm thấu, ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra những giá trị và những bản sắc cho nhân sinh quan người Việt.

Năm là, thái độ trọng nghĩa - tình là truyền thống của văn hóa Việt

Nam, nó được phản ánh khá đậm nét trong nhân sinh quan người Việt. Trong

ứng xử, người Việt luôn nêu cao triết lý nhân nghĩa, thuỷ chung: Ăn quả nhớ

kẻ trồng cây; Uống nước nhớ nguồn; quý trọng con người: Người sống, đống

vàng; Người làm nên của, của không làm nên người...; trọng tình làng nghĩa

xóm: Bán anh em xa mua láng giềng gần; Người xưa đã nói chớ quên/Láng

giềng tắt lửa tối đèn có nhau/Giữ gìn tình nghĩa tương giao/Sẵn sàng giúp đỡ

khác người nào thân

Sáu là, vì nằm giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, trong quá

trình phát triển, nhân sinh quan người Việt đã tiếp thu (dù cưỡng bức hay chủ động) nhiều yếu tố trong triết lý nhân sinh của hai nền văn hóa trên qua hệ

thống các học thuyết triết học của nó như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và sau này là Kitô giáo và chủ nghĩa Mác - Lênin đến từ phương Tây. Nhân sinh quan người Việt được hình thành trước thời kỳ Hán hóa, có bản sắc, sắc thái riêng. Khi các tôn giáo phương Đông du nhập vào, chúng được tiếp biến để thích nghi, hòa đồng với cái bản địa. Sự dung hợp các luồng tư tưởng, tôn giáo ấy đã hình thành ở người Việt một thứ nhân sinh quan bao dung, hòa đồng. Đó là sự bao dung, hòa đồng, yêu mến thiên nhiên, vũ trụ; bao dung, hòa đồng trong hệ thống những triết lý khác nhau từng tồn tại lâu dài trong đời sống dân tộc (Phật giáo, Nho giáo, Đạo, Công giáo, tín ngưỡng cổ truyền, tư duy khoa học hiện đại - chủ nghĩa Mác - Lênin...); bao dung, hòa đồng trong các thể chế, quan hệ ứng xử giữa con người, giữa các thế hệ; bao dung, hòa đồng giữa các dân tộc trong lòng đất nước, và các dân tộc trên thế giới; thậm chí, còn là sự bao dung với kẻ thù, với những người có quan hệ sở hữu khác nhau, có quá khứ chính trị đối lập nhau…

… một nhân sinh quan chất phác, hồn nhiên,… một lối sống hòa hợp, bình đẳng với tự nhiên và con người, dung hợp, chấp nhận mọi mặt đối lập tồn tại trong thế giới như là một thực tại tất yếu, vốn có,…, đó là những yếu tố mầm mống triết học cơ bản nhất mà người dân Việt trước Bắc thuộc đã đạt được trên cơ sở các thành tựu văn hóa, văn minh rực rỡ của thời kỳ Đông Sơn [11, tr. 50].

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan người Việt qua Folklore Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)