NHÂN SINH QUAN VÀ NHÂN SINH QUAN NGƯỜI VIỆT 1 Nhân sinh quan

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan người Việt qua Folklore Việt Nam (Trang 36)

2.1.1. Nhân sinh quan

Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt

Từ điển tiếng Việt cho rằng: nhân sinh quan là quan niệm về cuộc đời, thành

hệ thống bao gồm lý tưởng, lẽ sống, lối sống... [121, tr. 1239]; hay: nhân sinh quan là quan niệm thành hệ thống về cuộc đời, về ý nghĩa, mục đích sống của con người [88, tr. 947].

Cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam trình bày tương đối rõ ràng, cụ thể

về nhân sinh quan:

Nhân sinh quan là bộ phận của Thế giới quan (hiểu theo nghĩa rộng), gồm những quan niệm về cuộc sống của con người: lẽ sống của con người là gì? mục đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống con người ra sao và sống như thế nào cho xứng đáng? trả lời những câu hỏi đó là vấn đề nhân sinh quan. Khác với loài cầm thú, bất kì người nào cũng có quan niệm của mình về cuộc sống. Trong đời thường, đó là nhân sinh quan tự phát, “ngây thơ” của đại chúng; các nhà tư tưởng khái quát những quan điểm ấy, nâng lên thành lí luận, tạo ra nhân sinh quan tự giác, mang tính nguyên lí triết học. Nhân sinh quan phản ánh tồn tại xã hội của con người. Nội dung của nó biểu hiện những nhu cầu, lợi ích, khát vọng và hòai bão của con người trong mỗi chế độ xã hội cụ thể [46, tr. 235-236].

Cũng cần thấy rằng, người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng thường hay sử dụng các khác niệm: nhân sinh quan, triết lý sống, đạo lý, đạo làm người với một hàm nghĩa tương tự nhau. Song thực chất, là những hình thức lý luận của nhân sinh quan, chúng có những sắc thái riêng,

phản ánh ý nghĩa và nội dung của phạm trù nhân sinh quan, với mục đích giáo dục con người, khích lệ các cá nhân hay cộng đồng tham khảo để vận dụng trong cuộc sống.

Bàn về các vấn đề thuộc phạm trù nhân sinh quan, các nhà triết học phương Tây lại nhấn mạnh đến giác độ khoa học tự nhiên hoặc giác độ hoạt động lý tính của con người để lý giải bản chất con người và các vấn đề khác có liên quan. Nếu như các nhà triết học duy vật đưa ra quan niệm về bản chất vật chất tự nhiên của con người, coi con người cũng như vạn vật trong giới tự nhiên không có gì thần bí, đều được cấu tạo nên từ vật chất thì các nhà triết học duy tâm lại lý giải bản chất lý tính của con người từ giác độ siêu tự nhiên.

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản nhất, nhân sinh quan là quan niệm về con người và cuộc sống của con người, ví như: con người được sinh ra từ đâu? tồn tại như thế nào? phương thức sống ra sao? ý nghĩa, giá trị của cuộc sống con người là gì?...

Nhân sinh quan ra đời từ cuộc sống, là kết quả trực tiếp của quá trình nhận thức, song, suy đến cùng, nó là kết quả của cả những yếu tố khách quan và chủ quan, của cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Nhân sinh quan là một bộ phận cấu thành quan trọng của thế giới quan, chịu sự quy định của thế giới quan. Nhân sinh quan thể hiện trên ba phương diện chủ yếu là mục đích nhân sinh, thái độ nhân sinh và giá trị nhân sinh.

Nội dung của nhân sinh quan bao gồm: Thứ nhất, là những cái bên

trong - chính bản thân con người: con người hiểu về mình, nhận thức về mình,

có những quan điểm, quan niệm của riêng mình; Thứ hai, là mối quan hệ của

con người và cái bên ngoài con người: con người có sự hiểu biết những cái bên ngoài mình và hiểu biết về mối quan hệ giữa cái bên trong con người với thế giới bên ngoài.

Nhân sinh quan có rất nhiều chức năng như chức năng nhận xét, chức năng đánh giá, nhận thức, nhận định…, trong số đó, chức năng định hướng

cho hoạt động của con người, định hướng cho toàn bộ cuộc sống của con người, định hướng cho quan hệ con người, cho hệ giá trị con người… là chức năng quan trọng nhất.

Trong xã hội có giai cấp, nhân sinh quan mang tính giai cấp. Giai cấp “tiến bộ”, đang đi lên trong lịch sử có nhân sinh quan lạc quan, tích cực, cách mạng; ngược lại, nhân sinh quan của giai cấp đang đi xuống thường mang tính bi quan, yếm thế. Nếu phản ánh đúng khuynh hướng khách quan của lịch sử thì nhân sinh quan là nhân tố mạnh mẽ để cải tạo xã hội một cách hợp lí; nếu phản ánh không đúng thì nó có tác dụng ngược lại, cản trở xã hội tiến lên [46, tr. 236].

Có rất nhiều cách phân chia các loại hình của nhân sinh quan, có thể phân chia từ góc độ nhân sinh quan cá nhân hay nhân sinh quan cộng đồng, có thể phân chia dựa trên vai trò của nhân sinh quan (tích cực hay tiêu cực), hoặc có thể phân chia theo trình độ nhận thức và tư duy của con người.

Luận án này tiếp cận từ cách phân chia dựa trên vai trò của nhận thức và lý tính, chúng tôi nhận thấy, trong quá trình phát triển của mình, nhân sinh quan tồn tại dưới ba hình thức cơ bản: nhân sinh quan thần thoại, nhân sinh quan tôn giáo, nhân sinh quan triết học.

* Nhân sinh quan thần thoại

Nhân sinh quan thần thoại hình thành và phát triển trong giai đoạn đầu của xã hội loài người. Nhân sinh quan thần thoại phản ánh quan niệm của con người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người, trong đó, các yếu tố như tri thức và tình cảm, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái hư ảo và cái thật hòa quyện vào nhau.

Nhân sinh quan thần thoại thể hiện chủ yếu qua các câu chuyện thần thoại như: Prometheus và nguồn gốc loài người (thần thoại Hy Lạp); Nữ Oa (thần thoại Trung Quốc); Lạc Long Quân - Âu Cơ (thần thoại Việt Nam)… Nội dung của chúng có sự pha trộn giữa thần và người, giữa thật và ảo, trật tự

không gian và thời gian bị đảo lộn không tự giác. Nhân sinh quan thần thoại thể hiện trình độ nhận thức thấp, chủ yếu ở cấp độ nhận thức cảm tính nên những gì trừu trượng thường được con người hình dung dưới những sự vật hữu hình, cụ thể.

Nội dung của nhân sinh quan thần thoại chủ yếu bàn về nguồn gốc ra đời của loài người. Theo huyền sử Hy Lạp, khi trái đất còn đang trong cảnh hỗn mang tăm tối, anh em Prô-mê-tê (Prometheus) và Ê-pi-mê-tê (Epimetheus) được Thần Dớt (Zeus) giao cho nhiệm vụ cai quản trái đất, sáng tạo ra con người. Hai Anh em Prô-mê-tê đã lấy đất sét trộn với nước nặn thành hình muôn loài. Sau mười hai ngày đêm, Prô-mê-tê hòan thành tác phẩm “người đàn ông” theo hình dáng các vị Thần. Vì muốn trao một đặc quyền gì đó cho con người, Prô-mê-tê bèn trộm lấy lửa của thần Dớt đem xuống trần gian trao cho những sinh linh yêu quí. Lửa thắp sáng và sửa ấm. Nhờ đó mà con người ngày càng phát triển [92, tr. 22-23].

Còn theo thần thoại Trung Quốc, Nữ Oa là vị thần sáng tạo ra con người. Tương truyền sau khi anh hùng Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa đã du ngoạn đó đây giữa Trời Đất. Buồn chán vì cảnh vật không sinh động, hoạt bát, Bà quyết định dùng bùn dưới sông Hòang Hà nặn những người đất theo hình dạng của mình. Nữ Oa thổi hơi tiên vào những người đất nhỏ này, khiến chúng có thể đứng thẳng người, biết đi lại, biết nói. Những con người này vây quanh Nữ Oa nhảy múa, reo hò, mang lại sức sống cho Mặt Đất [12, tr. 7].

Hay như truyền thuyết con người được sinh ra từ sự kết hợp của 12 bà

Mụ (truyện Mười hai bà Mụ - thần thoại Việt Nam). Mười hai bà Mụ là

những vị thần có trách nhiệm nắn lại cơ thể cho một người nào đó khi được lệnh đầu thai, mỗi bà Mụ lo một việc: người nắn tai, người nắn mắt, người

nắn tứ chi, người dạy trẻ cười, người dạy trẻ nói… Truyện Lạc Long Quân -

Âu Cơ cho ta biết thủy tổ sinh ra dân tộc Việt Nam từ bọc trăm trứng. Thần

(có nơi còn gọi là chim Ây cái Ứa hoặc chim Tráng, chim Trò...) đẻ ra trứng và từ trứng nở ra người…

Nhân sinh quan thần thoại cũng bước đầu đề cập đến những quan niệm về phương thức sống, lẽ sống, giá trị cuộc sống của con người. Đó là Sử thi

thần thoại Ẳm ẹt luông của dân tộc Thái kể lại quá trình đấu tranh gian khổ

của loài người nhằm sinh tồn và phát triển; truyện Cây thuốc thần, Chú Cuội

cung trăng... - những thần thoại nói tới ước mơ sống sung túc, lao động không

vất vả, về cuộc sống chống lại được bệnh tật và con người được trở nên bất tử nhờ các giống cây thần diệu; là hình tượng người anh hùng làng Gióng giết

giặc Ân được kể trong truyện Thánh Gióng, hình tượng Thạch Sanh trong

truyện Thạch Sanh (với khá nhiều yếu tố thần thoại lẫn cổ tích) có chiến công

diệt yêu quái, đã phản ánh cuộc đấu tranh với sự cường điệu đầy tính thần kỳ về các anh hùng của dân tộc Việt, nhằm mang lại nền thái bình cho đất nước...

Có thể nói, cùng với thế giới quan thần thoại, nhân sinh quan thần thoại được xem là hình thái ý thức xã hội đầu tiên của loài người, trong đó đã bước đầu khái quát những cảm nhận về thế giới và con người của người nguyên thủy, với các yếu tố tri thức và cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thật và ảo, cái thần và người hòa quyện vào nhau.

* Nhân sinh quan tôn giáo

Nhân sinh quan tôn giáo là sự phản ánh thế giới và con người một cách hư ảo, trong đó, niềm tin tôn giáo đóng vai trò quyết định, tín ngưỡng cao hơn lý trí, cái hư ảo lấn át cái thực. Nhân sinh quan tôn giáo thể hiện qua giáo lư của các tôn giáo.

Nhân sinh quan tôn giáo ra đời khi trình độ nhận thức và khả năng hoạt động thực tiễn của con người còn rất thấp nên con người bất lực, sợ hãi trước những lực lượng tự nhiên cũng như những lực lượng xã hội, dẫn đến việc họ thần thánh hoá chúng, quy chúng về sức mạnh siêu tự nhiên và tôn thờ chúng.

Nội dung của nhân sinh quan tôn giáo chủ yếu bàn về con người trong các mối quan hệ của mình với thế giới các thánh, thần, trong đó nhấn mạnh đến những lời răn, đe về đạo lý, đạo làm người.

Trong các tôn giáo phương Đông, vấn đề con người, nội tâm con người, mối quan hệ con người với tự nhiên, mối quan hệ giữa con người với con người trên ba chiều cạnh (cá nhân, gia đình, xã hội) là nội dung cốt lõi nhất của nhân sinh quan tôn giáo. Chẳng hạn, bàn về thế giới nội tâm con người có lẽ chưa có tôn giáo nào đi sâu như Phật giáo. Phật giáo nghiên cứu những cái bản năng, dục tính, ngã, siêu ngã, tiềm thức trong con người, để từ đó đi đến kết luận: Tham, Sân, Si là biểu hiện của tự ngã sai lầm; vô tham, vô sân, vô si là biểu hiện của cái vô ngã. Đây là hai mặt của một nhân cách. Do hai mặt này, nhân cách không thiện và nhân cách thiện đều có mặt trong cùng một cá nhân [77, tr. 89]. Lý thuyết của Phật giáo lấy con người là trung tâm, thấy được nỗi khổ của chúng sinh và mong muốn chúng sinh thoát khỏi vòng bể khổ bằng cách hướng con người tu tập thân tâm, vượt qua mọi cám dỗ để hòan thiện dần nhân cách.

Trong các tôn giáo phương Tây, Công giáo là tôn giáo quan tâm nhiều đến vấn đề gia đình, về mối quan hệ vợ - chồng, mối quan hệ bố mẹ - con cái. Nhìn chung những giáo lý của nó về vấn đề này rất phù hợp với tâm lý của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng vì nó cổ vũ cho sự hiếu kính, vâng lời, phụng dưỡng, đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Cha mẹ không có quyền ép duyên con cái mà chỉ định hướng, giáo dục và chỉ dẫn con cái trong việc hôn nhân. Hôn nhân và tình yêu vợ chồng đều phải hướng vào việc truyền sinh và giáo dục, con cái được quyền yêu thương, đón nhận và dạy dỗ... Thêm nữa, Giáo Hội Công giáo thực sự quan tâm đến vấn đề môi sinh, vấn đề đó nằm trong phạm vi giáo huấn của Giáo Hội. Trong quan niệm của họ, thiên nhiên là món quà mà Chúa ban tặng cho con người, nên con người phải có trách nhiệm đón nhận,

nâng niu và bảo vệ nó như bảo vệ các giá trị luân lý của chính đời sống cá nhân mình [77, tr. 96-99].

Có thể nói, những tư tưởng nhân sinh trong giáo lý các tôn giáo chính là tài sản quý giá mà tôn giáo đóng góp cho nhân loại. Nhân sinh quan tôn giáo bao giờ cũng hướng đến xác lập một hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức giúp điều chỉnh hành vi con người trong những hòan cảnh nhất định, tạo ra một lối sống thánh thiện, lấy liên đới giữa đấng sáng thế với con người, liên đới giữa con người với con người làm lẽ sống.

* Nhân sinh quan triết học

Nhân sinh quan triết học là nhân sinh quan có hạt nhân lý luận là các triết thuyết. Nhân sinh quan triết học được thể hiện qua các học thuyết triết học, nó là bộ phận quan trọng nhất vì chi phối tất cả những quan điểm, quan niệm khác của nhân sinh quan con người. Bởi lẽ, trong lịch sử tư tưởng nhân loại, khi nhân sinh quan thần thoại và nhân sinh quan tôn giáo bế tắc, không giải quyết được các vấn đề nhân sinh thì nhân sinh quan triết học sẽ thể hiện chức năng định hướng và dẫn dắt tư duy cho con người. Nhân sinh quan triết học ra đời khi nhận thức của con người đã đạt đến trình độ cao của sự khái quát hoá, trừu tượng hoá và khi các lực lượng xã hội đã ý thức được sự cần thiết phải có định hướng về tư tưởng để chỉ đạo cuộc sống.

Tính chất của nhân sinh quan triết học bị chi phối bởi tính chất của các học thuyết triết học, nghĩa là, nếu như lập trường triết học là duy vật thì nhân sinh quan ấy là nhân sinh quan duy vật, ngược lại, nhân sinh quan duy tâm là sản phẩm của Chủ nghĩa duy tâm. Bản thân Chủ nghĩa duy vật cũng tồn tại nhiều loại hình, có thứ duy vật chất phát, duy vật siêu hình, hay duy vật biện chứng thì tương ứng với nó sẽ là nhân sinh quan chất phát, nhân sinh quan siêu hình hoặc nhân sinh quan biện chứng. Học thuyết triết học là duy tâm chủ quan hay duy tâm khách quan thì nhân sinh quan đó sẽ là nhân sinh quan duy tâm chủ quan hoặc nhân sinh quan duy tâm khách quan [46, tr. 236].

Nhân sinh quan triết học bàn rất nhiều vấn đề liên quan đến con người như: nguồn gốc của con người, phương thức sống của con người, lối sống của con người, lý tưởng sống của con người… với những hệ thống quan điểm lý luận tương đối rõ ràng, cụ thể. Mỗi một trường phái triết học khác nhau đều đưa ra những triết lý nhân sinh theo quan điểm của mình, nhưng tựu chung lại đều hướng đến việc luận giải về cuộc đời con người và biện pháp giải phóng toàn diện con người.

Nhân sinh quan triết học Mác - Lênin được xem là học thuyết tiến bộ về con người, bởi đó là nhân sinh quan triết học duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng tồn tại với tư cách là cơ sở lý luận của nhân sinh quan khoa học.

Chủ nghĩa Mác là khoa học về các quy luật phát triển của lịch sử, chỉ rõ hoạt động của con người có tác dụng cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, và qua đó mà tự cải tạo, tự nâng mình lên, đó là nhân tố quyết định sự tiến bộ xã hội. Vì vậy, sứ mệnh của mỗi người là thúc đẩy những quá trình phát triển xã hội đã chín muồi, những hoạt động lao động sáng tạo và cải tạo xã hội, đem lại một xã hội tốt đẹp tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người, đồng thời qua đó mà hòan

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan người Việt qua Folklore Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)