0
Tải bản đầy đủ (.doc) (159 trang)

Độc thoại nội tâm bộc lộ những triết lí của nhà văn

Một phần của tài liệu DIỄN NGÔN HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ MẠCH LẠC (Trang 95 -95 )

6. Cấu trúc của luận án

2.2.3.2. Độc thoại nội tâm bộc lộ những triết lí của nhà văn

Nam Cao là người hay triết lý. Diễn ngôn độc thoại nội tâm còn là một phương tiện để nhà văn triết lý. Nhà văn Điền trong truyện ngắn Giăng sáng

đã suy nghĩ, trăn trở về sứ mệnh của văn chương nghệ thuật chân chính:

“Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than…”. Ý nghĩ ấy “vang dội mạnh mẽ trong lòng Điền”. Bằng những trải

nghiệm thực tế, Điền nhận ra rằng nghệ thuật chân chính phải trở về với đời sống, phải phản ánh và nói lên được nỗi thống khổ của hàng triệu nhân dân lao động. Do vậy, “Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh. Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy những vang vọng của đời…”. Triết lý về nghề văn, Nam Cao cũng đã để cho nhân vật nhà văn Hộ, bộc lộ những suy tư của mình về đặc thù công việc đòi hỏi tính sáng tạo rất cao của người cầm bút: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một

vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Đó là những suy gẫm đầy trách nhiệm của các nhân vật nhà văn –

hoá thân của Nam Cao – trong truyện ngắn của ông.

Để triết lý, trong nhiều trường hợp nhà văn đã để cho nhân vật đối diện với chính mình và bộc lộ dòng tâm tư, ý nghĩ trực tiếp của mình. Nhà văn Hộ đã nhìn nhận lại và đánh giá cuộc sống hiện tại của anh. Hộ từng nghĩ đến việc ruồng rẫy, bỏ mặc gia đình để toàn tâm, toàn ý dốc sức cho văn chương. Anh nhớ đến câu nói hùng hồn của một nhà triết học “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”. Thế nhưng, anh đã không làm được điều đó. Hộ thấy rằng “có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn

được là người (…). Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng vị kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác lên trên đôi vai của mình”. Sự có mặt của các từ ngữ “nghĩ thế”, nghĩ đến”, “nghĩ thêm”, “ý nghĩ

trên đây thoáng qua đầu” ở đoạn này cho thấy nhà văn đã nhập sâu vào dòng suy nghĩ của nhân vật. Trong truyện ngắn Nước mắt cũng thế, Nam Cao đã miêu tả những cảm xúc và nghĩ suy của nhà văn Điền khi nghe thấy tiếng nức

nở cố nén của đứa con gái nhỏ. Điền thấy thương con và cảm thông với vợ. Vợ anh không phải là người tệ. Với chị, những đứa con là báu vật. Chị gắt gỏng, mắng chửi con chỉ vì sốt ruột và lo lắng quá. “Người không phải là

thánh. Sự khổ sở dễ khiến lòng chua chát”. Sử dụng phương thức độc thoại

nội tâm, nhà văn đã triết lý về cách hành xử của những con người rất thương nhau nhưng lại làm khổ nhau vì những bức bối, lo lắng trong cuộc sống.

Triết lý về cách sống ở đời, nhà văn đã để cho Nhu, nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Ở hiền tự hỏi: “Tại sao trên đời này lại có nhiều sự bất

công đến thế? Tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng gặp lành? Tại sao những kẻ hay nhịn, hay nhường thì thường thường lại chẳng được ai nhịn, nhường mình; còn những kẻ thành công thì hầu hết lại là những người rất tham lam, chẳng biết nhịn nhường ai, nhiều khi lại xảo trá, lọc lừa và tàn nhẫn…?”. Thông qua dòng độc thoại nội tâm bằng một loạt những câu hỏi tự

vấn của cô gái nhu mì, hiếu thuận “hiền như một ngụm nước mưa”, nhà văn đã phơi bày một hiện thực nghiệt ngã: cuộc đời không phải như cổ tích, những con người bản tính hiền lành, chỉ biết nhường nhịn, luôn nhận về mình sự thiệt thòi bởi chính sự nhu nhược của họ.

Trong truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã để cho nhân vật Tự Lãng - lão thầy cúng kiêm nghề hoạn lợn - triết lý với Chí Phèo về cuộc đời. “Cứ uống!.. Uống thật tợn…Nhịn uống để làm gì? Có giàu có sang, có làm nên ông cả bà lớn nữa, chết cũng không ai gọi là “cụ lớn mả”! Lão sống có đến hơn năm mươi năm rồi mà chưa thấy một cụ lớn mả nào sốt! Chỉ có cái mả, cái mả đất. Ai chết cũng thành cái mả, say sưa chết cũng thành cái mả, lo gì? Cứ say”! Thế nhưng nếu đọc kĩ đoạn này ta sẽ nhận ra rằng đây không phải là

diễn ngôn đối thoại của Tự lãng với Chí Phèo mà chỉ là dòng ý nghĩ của lão Tự. Khi Chí Phèo say rượu tạt vào nhà Tự Lãng, lão đã uống hết hai phần chai rượu, phần còn lại Chí Phèo ngửa cổ dốc vào mồm tu nốt. Nam Cao viết lão Tự “trố mắt lên, nhưng không nói gì. Lưỡi lão ríu lại rồi, còn nói làm sao

được”. Trong cơn say ngật ngưỡng, Tự Lãng đã mang hai chai rượu còn lại

trong nhà ra thết đãi “ông bạn lạc đường ở cung trăng xuống”. Hai thằng say rượu đối ẩm dưới trăng. Ở đây, nhà văn đã mượn lời nhân vật để phát biểu triết lý của mình.

Nam Cao là cây bút thích triết lý. Rất nhiều các diễn ngôn độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Nam Cao mang nội dung triết lý. Nhà văn triết lý về nhiều vấn đề, từ sứ mệnh của văn chương nghệ thuật chân chính đến cách sống ở đời và cách nhìn con người. Nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão

Hạc đã lý giải về việc vợ mình không ưng giúp lão Hạc: “Vợ tôi không ác,

nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu”? Xuất phát từ thực tế đó, nhân vật xưng tôi suy ngẫm: “Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến

ai được nữa. Cái bản tính tốt của con người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất”. Nhân vật ông giáo, hoá thân của Nam Cao đã đúc kết

bài học về cách nhìn nhận, đánh giá con người “Đối với những người ở quanh

ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… Toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương…”. Các diễn ngôn

độc thoại nội tâm của nhân vật ông giáo chở chuyên những triết lý trĩu nặng suy tư của nhà văn về con người và cuộc sống.

Như vậy bên cạnh diễn ngôn của người kể chuyện, Nam Cao đã sử dụng diễn ngôn độc thoại nội tâm của nhân vật như là một phương tiện để trần thuật. Cách trần thuật này một mặt tạo nên cách kể phức điệu, đa giọng, tạo sức cuốn hút đối với người đọc, mặt khác giúp nhà văn nhập sâu vào dòng suy nghĩ của nhân vật, bộc lộ mọi ngóc ngách của tâm hồn con người, qua đó góp phần làm nổi rõ tính cách nhân vật, làm tăng thêm sức sống và sức ám ảnh của các nhân vật Nam Cao. Ngoài ra, các diễn ngôn độc thoại nội tâm còn là công cụ hữu hiệu giúp nhà văn phát biểu những triết luận của mình về văn

chương - nghệ thuật chân chính, về lao động nghệ thuật của nhà văn, về cách sống và lẽ sống… tạo chiều sâu cho tác phẩm, tuy không phải bao giờ những triết lý của Nam Cao cũng luôn đúng.

TIỂU KẾT

Nam Cao rất có ý thức và hết sức chắc tay trong việc sử dụng các diễn ngôn đối thoại như một phương tiện hữu hiệu để kể, tả và khắc hoạ tính cách nhân vật. Số liệu thống kê cho thấy diễn ngôn đối thoại cũng là một thành phần quan trọng thường xuyên hiện diện trong truyện ngắn Nam Cao. Các cuộc đối thoại trong truyện ngắn của ông thường có dung lượng ngắn phản ánh sự gia công, chăm chút của nhà văn trong việc chọn lọc diễn ngôn của các nhân vật đối thoại. Nhìn chung, các cuộc đối thoại trong tác phẩm được nhà văn dàn dựng một cách khéo léo. Tài nghệ dựng đối thoại của nhà văn được thể hiện rõ nét ở những cuộc thoại “hẫng”, có sự tương tác giữa người nói và người nghe nhưng không có sự luân phiên lượt lời giữa hai nhân vật giao tiếp và đặc biệt là ở các cuộc tam thoại, đa thoại. Điển hình là cuộc tam thoại giữa Sinh - bà đồ - cô Na (truyện ngắn Đón khách), giữa vợ Điền - Điền - bé Hường (truyện ngắn Nước mắt), cuộc đa thoại vui vẻ, tự nhiên và hào hứng giữa bốn người bạn thân Giang, Du, Hồ, Tá trong truyện ngắn Nhỏ nhen. Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao là khẩu ngữ đời sống sinh động, gợi hình, phản ánh nghề nghiệp, lối sống và tính cách nhân vật.

Nếu như tần suất các cuộc đối thoại trong truyện ngắn của nhà văn không nhiều, thì ngược lại độc thoại nội tâm lại xuất hiện thường xuyên, dày đặc. Nam Cao có khả năng nhập sâu vào dòng suy nghĩ của nhân vật, diễn ngôn trần thuật của nhà văn và diễn ngôn độc thoại nội tâm của nhân vật thường chuyển hóa qua lại, có khi hòa lẫn vào nhau rất khó phân biệt. Khi kể chuyện bằng giọng điệu nhân vật, diễn ngôn độc thoại của cả nhân vật chính và phụ đều được sử dụng. Chính sự hòa quyện này đã tạo nên lối trần thuật đa

thanh, đa giọng mới mẻ, hấp dẫn bạn đọc.

Các diễn ngôn độc thoại nội tâm còn giúp tác giả khắc họa tính cách, hé mở những góc khuất trong tâm hồn nhân vật. Thông qua dòng tâm tư, ý nghĩ trực tiếp, tâm trạng và cảm xúc, mưu mô và toan tính của các kiểu loại nhân vật được phơi bày trên trang giấy. Dưới ngòi bút Nam Cao, các diễn ngôn độc thoại nội tâm còn là công cụ, là phương tiện hữu hiệu giúp nhà văn phát biểu những quan niệm, nhận thức mang tính triết lý về văn chương - nghệ thuật, về cách nhìn nhận, đánh giá con người, về cách sống và lẽ sống. Bởi đây là những suy nghĩ nung nấu, đầy trăn trở, được đúc kết từ những quan sát và chiêm nghiệm cuộc sống của nhà văn.

Từ việc khảo sát diễn ngôn hội thoại trong các truyện ngắn của Nam Cao, có thể khẳng định ông là cây bút có biệt tài trong việc bố trí, xây dựng các cuộc đối thoại và độc thoại nội tâm nhân vật.

CHƯƠNG 3

MẠCH LẠC DIỄN NGÔN HỘI THOẠI TRONG

TRUYỆN NGẮN NAM CAO

Mạch lạc diễn ngôn (discourse coherence) là mạch lạc biểu hiện trong quan hệ thích hợp giữa các hành động nói. Có những hành động nói thường phải đi đôi với nhau và cũng có những hành động nói không thể ăn nhập với nhau. Khi các hành động nói đi đôi với nhau thì bản thân chúng cũng tạo ra được mạch lạc cho những lời trao đổi hoặc cho những chuỗi câu nối tiếp nhau. Trong những câu nói diễn đạt các hành động nói nối tiếp nhau một cách chấp nhận được có thể chứa những từ ngữ cho thấy chúng liên kết nhau mà cũng có thể không chứa những từ ngữ như vậy nhưng chúng vẫn có thể đi được với nhau. Chúng ta gọi đó là khả năng dung hợp giữa các hành động

nói.

Trong phạm vi chương hai, chúng tôi tập trung tìm hiểu sự mạch lạc của các cặp thoại Hỏi - Đáp theo quan điểm của Diệp Quang Ban trên mặt biểu hiện mạch lạc trong quan hệ giữa các để tài, chủ đề của các phát ngôn.

3.1. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp

Khi phân loại câu theo lực ngôn trung và theo nghĩa biểu hiện, Cao Xuân Hạo [48,391-412], đã đưa ra các loại hành động ngôn trung gồm: câu nghi vấn, câu trần thuật có giá trị ngôn trung được đánh dấu và câu ngôn hành. Giá trị phần lớn các hành động ngôn trung này lệ thuộc vào ngữ cảnh. Đặc biệt là loại câu nghi vấn của tiếng Việt, ngoài cái giá trị hỏi là giá trị ngôn trung trực tiếp của nó còn có thể có một hay một số giá trị ngôn trung phái sinh (phủ định, khẳng định, thách thức, tranh luận…). Ông đã đưa ra sáu loại câu nghi vấn như sau:

- Câu hỏi chính danh

- Câu hỏi có giá trị cầu khiến - Câu hỏi có giá trị khẳng định - Câu nghi vấn có giá trị phủ định

- Câu nghi vấn phỏng đoán hay ngờ vực - Câu nghi vấn có giá trị cảm thán

Trong luận án này, với sáu kiểu câu nghi vấn trên, chúng tôi xác lập sáu kiểu cặp thoại Hỏi – Đáp như sau:

- Cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu hỏi chính danh - Cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu hỏi cầu khiến - Cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu hỏi khẳng định - Cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với nghi vấn phủ định

- Cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu nghi vấn phỏng đoán hay ngờ vực

thán

Trong chương hai này, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những cặp thoại mà mạch lạc được thể hiện một cách rõ ràng, có thể nhận thấy ngay qua yếu tố ngôn ngữ hiển ngôn. Đây là những cặp thoại mà câu đáp sử dụng các phương tiện ngôn ngữ hiển ngôn để lấp đầy điểm hỏi trong câu hỏi, tức là chúng có chung một đề tài chủ đề, có sự liên kết chặt chẽ, liền mạch.

Ví dụ (61):

- Anh ấy chưa ăn xong kia à?

- Xong rồi. Có một nắm xôi vừa bằng quả sung…

(Chí Phèo)

Ở ví dụ này, chúng ta thấy xuất hiện cặp phụ từ “chưa… xong” trong câu hỏi thì đến câu đáp cũng xuất hiện từ “xong”. Trọng tâm hỏi của người hỏi là vấn đề ăn cơm xong hay chưa. Với câu trả lời “xong rồi”, người trả lời đã hiểu và giải đáp đúng với yêu cầu của người hỏi, lấp đầy điểm hỏi và làm thoả mãn thông tin người hỏi muốn biết. Phụ từ “xong” xuất hiện trong cặp thoại làm cho sự liên kết giữa hai phát ngôn thêm chặt chẽ và tăng tính mạch lạc cho cặp thoại.

Một ví dụ (62) khác: - Tạnh mưa rồi à?

- Tạnh rồi. Dậy đi!

(Con mèo)

Trong cặp thoại này, trọng điểm hỏi được đưa ra là tạnh mưa hay chưa. Câu trả lời: “Tạnh rồi”, nó giải đáp đầy đủ trọn vẹn thông tin người hỏi muốn biết. Về mặt nội dung, có sự tương hợp hoàn toàn giữa phát ngôn hỏi và phát ngôn đáp khi người trả lời hiểu và đáp lại đúng điều mà người hỏi muốn biết.

3.1.1. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi chính danh

một sự tình hay một tham tố nào đó của một sự tình được TGĐ là hiện thực . Mạch lạc trong các cặp thoại dạng này được xem xét ở câu đáp trên cả hai bình diện hình thức (phương thức liên kết) và nội dung (trả lời đúng điểm hỏi của câu hỏi, cung cấp đầy đủ thông tin mà người hỏi yêu cầu).

Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi chính danh được chia làm các loại sau đây:

3.1.1.1. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi chính danh chuyên biệt

Câu hỏi chuyên biệt được cấu tạo như một câu trần thuật, với một yếu tố nghi vấn (vốn do một đại từ bất định làm nòng cốt) biểu thị biến tố không xác định X đặt ở vị trí do chức năng cú pháp của nó quy định, luôn xuất hiện từ nghi vấn dùng để hỏi nguyên nhân: ai, gì, nào, sao, tại sao, vì sao, bao giờ… Ví dụ, trong Tuyển tập Nam Cao, chúng tôi thống kê được tất cả 20/437

(4,58%) cặp thoại Hỏi – Đáp có câu hỏi chứa từ “gì” đứng ở cuối câu. Trên bình diện thông báo, nó làm thành tiêu điểm của câu hỏi và câu trả lời, nó là

Một phần của tài liệu DIỄN NGÔN HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ MẠCH LẠC (Trang 95 -95 )

×