6. Cấu trúc của luận án
1.4.2. Hàm ngôn
1.4.2.1. Hàm ngôn là những hiểu biết hàm ẩn có thể suy ra từ ý nghĩa
tường minh và TGĐ của ý nghĩa tường minh. Nếu không có ý nghĩa tường minh và TGĐ của nó, không thể suy ra được hàm ngôn thích hợp.
Ví dụ (41): Sáng hôm nay lại mưa.
pp' : Hôm qua (và các hôm trước) có mưa. Ý nghĩa tường minh: Sáng hôm nay mưa.
ví dụ: "Tôi lại không thể đi chơi được" hoặc "Lại không thể phơi thóc được" …
Việc từ pp' và tường minh đã cho, có thể suy ra những hàm ngôn khác nhau, hàm ngôn nào là thích hợp, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh giao tiếp, vào ngôn cảnh. Điều này cho thấy thêm một đặc điểm nữa phân biệt TGĐ và hàm ngôn: TGĐ nói chung ít lệ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp, còn hàm ngôn lệ thuộc sâu sắc vào ngữ cảnh giao tiếp.
Cơ sở suy ra hàm ngôn từ ý nghĩa tường minh có thể là các quan hệ lôgic, nhưng thông thường là các "lẽ thường" (topos).
Ví dụ (42): Một giáo sư đến tìm một cô nghiên cứu sinh chưa chồng vào tối thứ bảy, không gặp, hỏi cô bạn cùng phòng:
Sp1 : - Vân đi đâu rồi nhỉ ?
Sp2 : - Thưa Thầy, hôm nay là thứ bảy mà .
Câu trả lời của người bạn có hàm ngôn : "Vân đi chơi với người yêu". Đấy là kết luận từ một "lẽ thường" (rất sinh viên ở ký túc xá và rất Việt Nam, thậm chí rất Hà Nội hoặc các đô thị khác) :"Tối thứ bảy, các cô sinh viên
thường đi chơi với người yêu".
Cũng hoàn cảnh giao tiếp như trên nhưng nếu thầy giáo phàn nàn: - Tối nào nó cũng đi chơi với người yêu, chẳng lo học hành gì cả! Và cô bạn nói hộ cho bạn:
- Đâu có ạ, tuần lễ bảy tối thì sáu tối tối nào bạn ấy cũng đọc sách đến
khuya mà.
Câu trả lời này có hàm ngôn "Vân chỉ vắng mặt có tối nay, tối thứ bảy
hàng tuần thôi".
Tính chất này cũng có giá trị phân biệt TGĐ và hàm ngôn. Hàm ngôn chẳng những lệ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp mà còn phải dựa vào các "lẽ thường", còn tiền giả định thì không dựa vào "lẽ thường" nào cả.
phải bao giờ hàm ngôn cũng dựa vào một "lẽ thường" sẵn có. Có những trường hợp người nói tạo ra hàm ngôn dựa vào một "lẽ thường" do chính anh ta xây dựng nên, như "lẽ thường" trong lời quảng cáo đã dẫn: Nước hoa Magique tuyệt hảo, có sức hấp dẫn đàn ông, cho nên nên dùng nước hoa Magique để giữ đàn ông. Nước hoa Magique tuyệt hảo … là luận cứ, nên dùng nước hoa Magique … là kết luận. Lời quảng cáo này đã tường minh hoá
kết luận, còn hàm ngôn là một luận cứ. Tuy vậy, những "lẽ thường" mới được bịa ra như vậy nói chung phải dựa vào công thức chung, vào cái "lôgic tự nhiên" của các "lẽ thường" quen thuộc trong xã hội.
1.4.2.2. Cơ chế tạo ra nghĩa hàm ẩn cố ý
Muốn tạo ra được nghĩa hàm ẩn cố ý, người nói một mặt phải tôn trọng các quy tắc này và giả định rằng người nghe cũng biết và tôn trọng chúng, mặt khác lại cố ý vi phạm chúng và giả định rằng người nghe cũng ý thức được chỗ vi phạm đó của mình. Dưới đây là một số trường hợp:
a) Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất
Trong tiếng Việt, hệ thống các từ xưng hô trong hội thoại hết sức phức tạp, tế nhị. Mỗi cặp xưng hô (ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai) đều TGĐ những kiểu quan hệ vị thế xã hội nhất định và việc sử dụng các cặp từ xưng hô nào sẽ quy định quan hệ giao tiếp cần phải giữ trong suốt cuộc hội thoại.
Ví dụ (43): cặp từ xưng hô bố - con có TGĐ: giữa Sp1 và Sp2 có quan hệ gia đình.
b) Các hành động ngôn ngữ gián tiếp
Sử dụng các hành động ngôn ngữ theo lối gián tiếp là biện pháp rất có hiệu lực để truyền báo các nghĩa hàm ẩn, đặc biệt là các nghĩa cố ý ngữ dụng học.
Ví dụ (44): Thầy giáo hỏi một học sinh đến lớp muộn: - Bây giờ là mấy giờ rồi?
điều kiện chân thành của hành động hỏi vì thầy giáo đã biết giờ vào học của nhà trường. Trong tình thế của mình, học sinh biết ngay ý định nhắc nhở, cảnh cáo của thầy về sự đi muộn của mình nhờ tính không đúng chỗ của câu hỏi. Đáp lại câu hỏi kiểu như vậy phải là những phát ngôn xin lỗi, thanh minh … như: "Em mong thầy thứ lỗi cho. Xe của em bị nổ lốp trên đường đi ạ ".
c) Sự vi phạm các quy tắc lập luận
Trong một quan hệ lập luận, có khi người nói chỉ đưa ra luận cứ để người nghe suy ra kết luận hoặc đưa ra kết luận để người nghe suy ra luận cứ, không hoàn tất các bước lập luận là cách thường được dùng để tạo ra các hàm ngôn.
d) Sự vi phạm các quy tắc hội thoại
Ví dụ (45):
Sp1 : - Cậu có biết Thắng hiện giờ ở đâu không? Sp2 : - Có chiếc xe DD dựng ở phòng cái Thuỷ đấy.
Ở ví dụ trên, thay vì dùng hành động hỏi đáp trả lời cho câu hỏi, Sp2 lại dùng một câu xác tín (miêu tả). Sp2 đã vi phạm một cách cố ý quy tắc hội thoại chi phối chức năng ở lời của các hành động trong cặp hội thoại. Phát ngôn xác tín của Sp2 ngầm trả lời cho Sp1 biết rằng: Thắng hiện nay đang có mặt ở phòng của Thủy, bởi vì cả Sp1, Sp2 đều biết Thắng có một chiếc xe DD.
đ) Phương châm cộng tác hội thoại của Grice và nghĩa hàm ẩn
Dựa vào phương châm cộng tác hội thoại của mình, Grice đã vạch ra những nét đầu tiên cho lý thuyết về nghĩa hàm ẩn. Đến nay, bất kỳ tác giả nào nói đến nghĩa hàm ẩn đều không thể không nói đến Grice.
Grice cho rằng người nói cố tình xúc phạm một hoặc một số nguyên tắc để khai thác chúng. Grice đặt tên cho cách dùng này là sự xúc phạm hay là
sự khai thác các nguyên tắc cộng tác hội thoại. Bằng cách vi phạm nguyên tắc
một cách căng thẳng để đạt tới một nghĩa nào đó. Và chỉ với những nghĩa được suy ra này, người nói mới được xem là vẫn tôn trọng phương châm cộng tác. Có bốn nguyên tắc cộng tác hội thoại: nguyên tắc về chất, nguyên tắc về lượng, nguyên tắc về quan hệ và nguyên tắc về cách thức.
Những kiến thức về TGD, hàm ẩn, các cơ chế tạo nghĩa hàm ẩn chính là những cơ sở cho luận án này lí giải những cặp thoại Hỏi-Đáp không tương hợp giữa câu hỏi và câu trả lời nhưng vẫn đảm bảo tính mạch lạc.