0
Tải bản đầy đủ (.doc) (159 trang)

Các quan niệm về hội thoại

Một phần của tài liệu DIỄN NGÔN HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ MẠCH LẠC (Trang 29 -29 )

6. Cấu trúc của luận án

1.2.1. Các quan niệm về hội thoại

Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, đồng thời, hội thoại cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Khi giao tiếp hai chiều cũng tức là chúng ta tạo ra một hội thoại trên cơ sở tương tác qua lại giữa một bên là người nói và một bên là người nghe, kết hợp với sự luân phiên lượt lời, thay đổi vai trò trong suốt quá trình giao tiếp. Hội thoại khi được thực hiện bởi hai bên là song thoại, khi được thực hiện bởi ba bên là tam thoại, thậm chí có hội thoại gồm rất nhiều vai giao tiếp, ta có đa thoại. Tuy nhiên, song thoại được coi là hình thức hội thoại cơ bản và phổ biến nhất, mang đậm những đặc trưng của một cuộc

thoại.

Cho đến nay chưa có một định nghĩa hoàn toàn chính xác về hội thoại. Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới tuy đã có rất nhiều công trình về hội thoại song họ cũng chỉ đưa ra những quan điểm khác nhau về vấn đề này chứ đó chưa được coi là một định nghĩa hoàn chỉnh.

Hồ Lê đưa ra quan niệm hội thoại gắn với hành vi phát ngôn như sau:

“Phát ngôn hội thoại là kết quả của một hành vi phát ngôn được kích thích bởi một sự kiện hiện thực (kể cả hội thoại hoặc một xung đột tâm lý của người phát ngôn, có liên quan đến những người có khả năng trực tiếp tham gia hội thoại, nó tác động vào anh ta khiến anh ta phải dùng lời để phản ứng lại và hướng lời nói của mình vào những người có khả năng trực tiếp tham gia hội thoại ấy, trên cơ sở của một kiến thức về cấu trúc câu và cách sử lý mối quan hệ giữa phát ngôn và ngữ cảnh tình huống và của một dự cảm về hiệu quả của lời nói ấy đối với người thụ ngôn hội thoại trực tiếp”. [54,21]

Theo Nguyễn Thiện Giáp, “Hội thoại là hành động giao tiếp phổ biến

nhất, căn bản nhất của con người. Đó là giao tiếp hai chiều có sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe với sự luân phiên lượt lời”. [54,21-22]

Đỗ Hữu Châu lại khẳng định: “Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn

bản, thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ. Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức hoạt động căn bản này”.

[26,88]

Còn theo Nguyễn Đức Dân: “Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói và

bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai trò của hai bên thay đổi: bên nghe lại trở thành bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là hội thoại”. [32,76]

Tác giả Đỗ Thị Kim Liên lại hơi thiên về ngữ nghĩa khi cho rằng: “Hội

thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp trong một ngữ cảnh nhất định mà giữ họ có sự tương tác

qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định”. [54,22]

Theo chúng tôi, hội thoại là hoạt động giao tiếp thường xuyên, phổ biến của con người, là sự trao đổi thông tin theo mục đích nào đó của những người tham gia giao tiếp.

Ở phần này, chúng tôi chủ yếu bàn đến vấn đề mạch lạc của các cặp thoại Hỏi – Đáp gồm một lượt lời và hai lượt lời của song thoại, trên cơ sở đó có thể hình dung ra được bức tranh khái quát nhất về các đặc trưng của “diễn ngôn hội thoại”.

Một phần của tài liệu DIỄN NGÔN HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ MẠCH LẠC (Trang 29 -29 )

×