6. Cấu trúc của luận án
2.1.6. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
Nhìn chung, ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao là khẩu ngữ đời sống sinh động, gợi hình. Người vợ nhà quê trong truyện ngắn Những truyện không muốn viết xỉa xói anh chồng vừa đi chơi Hà Nội về:
- Đi chết đâu mà đi mãi thế? Sao không chết dấm chết giúi ở đâu đi cho rồi? Còn về đây làm gì? Còn vác mặt về đây làm gì?...
Nhà văn đã khéo léo đặt vào cửa miệng người phụ nữ nông dân đang trong cơn giận dữ những lời lẽ đay nghiến người chồng. Diễn ngôn là một chuỗi câu hỏi trống không, thiếu từ xưng hô với đối tượng giao tiếp. Không chỉ tra vấn, trách móc bằng cách nói chì chiết, đay đi đay lại (Còn về đây làm gì? Còn vác mặt về đây làm gì?...), chị còn nguyền rủa chồng (Đi chết đâu mà đi mãi thế? Sao không chết dấm chết giúi ở đâu đi cho rồi?). Diễn ngôn
của nhân vật rất đổi phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. Chị giận người chồng vắng nhà lâu, mãi đến hôm nay mới về. Thấy chồng về chị ra đón với vẻ mặt “nhăn như mặt hổ phù. Cái mũi phính ra, nó chứa đầy khí giận. Đôi mắt thì
long sòng sọc, chúng toan nhảy vọt ra”.
Nam Cao đã khép lại thiên truyện bằng tình tiết chị vợ mang rá gạo vay từ hàng xóm về để thổi cơm cho chồng thì trông thấy cảnh anh chồng nhà văn đang ngồi cắn bút, bỏ mặc đứa con bò lê la ăn đất. Chị vừa mắng chồng, vừa than thân vì gặp phải anh chồng đểnh đoảng: “Giời ơi là giời! Có chồng con
nhà nào thế không? Chỉ vác cái mặt lên như con trâu nghênh suốt ngày. Chẳng nhìn rõi đến cái gì. Để cho con ăn đất ngoài sân kia kìa!...”
Các khẩu ngữ đời sống “chết dấm chết giúi”, “vác mặt”, “vác cái mặt
lên như con trâu nghênh”,“nhìn rõi” được dùng ở đây phù hợp với lai lịch và
môi trường sống của nhân vật – một phụ nữ nông dân bộc tuệch, ít học, tuy có chồng là nhà văn nhưng sinh sống ở nông thôn
Đọc truyện ngắn Chí Phèo, người đọc thường có cảm giác là lời nhân vật trung tâm (Chí Phèo) xuất hiện đầy ắp trong thiên truyện. Thế nhưng số lượt lời trực tiếp của nhân vật từ đầu đến cuối tác phẩm chỉ có 15 lượt (không tính một lượt lời kêu làng). Ngôn ngữ đối thoại của Chí Phèo phản chiếu tính cách lưu manh, côn đồ của hắn. Hãy nghe lại giọng điệu, lý lẽ đôi co của Chí Phèo với mụ hàng rượu:
Ví dụ (53): - Cái giống nhà mày không ưa nhẹ! Ông mua chứ ông có
xin nhà mày đâu! Mày tưởng ông quỵt hở? Mày thử hỏi cả làng xem ông có quỵt của đứa nào bao giờ không? Ông không thiếu tiền! Ông còn gửi đằng cụ Bá. Chiều nay ông đi lấy về ông trả.
Là người đi mua chịu rượu, thế nhưng cách xưng hô của Chí Phèo với người bán lại cao ngạo, xếch mé (gọi mụ hàng rượu là “nhà mày” và xưng
“ông”). Hắn quát nạt và hăm dọa (Cái giống nhà mày không ưa nhẹ! Ông
tiền!). Chẳng những thế, Chí Phèo còn lớn tiếng rêu rao ý định sẽ đến nhà Bá
Kiến - người giàu có và thế lực nhất làng, ai cũng phải kiêng nể - để gây sự.
(Ông còn gửi đằng cụ Bá. Chiều nay ông đi lấy về ông trả).
Tính cách côn đồ, hung hãn và liều lĩnh của Chí Phèo được được bộc lộ qua chính diễn ngôn của nhân vật.
Trong truyện ngắn Một bữa no, Nam Cao đã để cho bà phó Thụ tuôn hàng tràng những lời lẽ nhiếc móc, nặng nhẹ với người bà của cái đĩ gái. Bà cụ già yếu, bệnh tật, đã mấy tháng ròng chỉ biết lê ra chợ xin ăn nhưng “Lòng
thương cũng có hạn. Mấy hôm nay bà nhịn đói”. Cái đói dẫn đường cho bà
lên thăm đứa cháu gái - cũng là người thân duy nhất - vì “Lâu lắm cháu
không được về, con nhớ cháu quá!” hòng được ăn chực một bữa cơm nhà bà
phó Thụ, người đã bỏ tiền mua cái đĩ về làm con nuôi.
Đáp lại câu chào hỏi lễ phép, hạ mình của bà cái đĩ, bà phó Thụ đã “chặn họng” bà cụ bằng những lời “ráo riết” “không cho bà lão mở mồm vòi vĩnh”:
Ví dụ (54): - (1) Úi dào ôi! (2) Vẽ cái con chuột chết! (3) Nó phải làm
chứ có rỗi đâu mà bà chơi với nó? (4) Nhà tôi không có cơm cho nó ăn để nó cứ nồng nỗng nó chơi. (5) Bà muốn chơi với nó thì đem ngay nó về nhà, tìm cơm cho nó ăn, bà cháu chơi với nhau vài ba tháng cho thật chán đi, rồi hãy bảo nó lên. (6) Tôi không giữ. (7) Bà tưởng nó đã làm giàu cho tôi rồi đấy hẳn?
Giữa lúc bà cụ bị “những lời tàn nhẫn hắt vào mặt ... không còn nói sao được nữa” thì “Bà phó chiếp chiếp mồm luôn mấy cái, rồi vác cái mặt lên trời mà bảo”:
Ví dụ (55): - (1) “Chơi với bời! (2) Cái lúc nó mới đến, trông như con
giun chết, cạy gỉ mũi còn chưa sạch thì không thấy chơi với bời! (3) Người ta nuôi mãi, bây giờ mới trơn lông đỏ da một tí đã phải đến mà giở quẻ. (4) Tưởng báu ngọc lắm đấy! (5) Tưởng người ta đã phải giữ khư khư lấy đấy!...
(6) Úi chao! (7) Có phải mả tổ nhà người ta đâu mà người ta giữ? (8) Muốn bắt nó về, cho nhà nào nuôi làm bà cô tổ nhà nó thì cứ bắt. (9) Ai người ta thiết? (10) Cứ trả lại tiền người ta!...”
Trò chuyện với cụ già đáng tuổi cha mẹ mình, bà phó Thụ xưng hô xếch mé (nói trống không và xưng là “người ta”), rỉa rói chuyện bà cụ vẽ chuyện đi thăm cháu, tỏ ý không cần nuôi cái gái vì chẳng lợi lộc gì (Bà
tưởng nó đã làm giàu cho tôi rồi đấy hẳn?, Tưởng báu ngọc lắm đấy!). Hai
lượt lời của bà phó nối tiếp nhau tuôn ra như thác chảy. Lượt lời đầu tiên gồm 7 câu riết róng khiến bà cụ chỉ còn biết cúi mặt. Lượt lời tiếp theo những 10 câu nhiếc móc nặng nề hơn khiến “bà lão rưng rưng nước mắt”. Các khẩu ngữ đời sống xuất hiện dày đặc, tự nhiên trong diễn ngôn của nhân vật :“Vẽ cái con chuột chết”, “nồng nỗng”, “trông như con giun chết”, “cạy gỉ mũi còn chưa sạch”, “trơn lông đỏ da”, “giở quẻ”, “nuôi làm bà cô tổ”,... làm nổi
bật giọng điệu và lời lẽ khinh thị của một mụ nhà giàu ở nông thôn.
Còn đây là lời lẽ mắng vợ, nhiếc con của nhà văn Hộ (truyện ngắn Đời thừa) trong cơn say:
Ví dụ (56): - “Ngày mai… Mình có biết không? Chỉ ngày mai thôi! Là
tôi đuổi tất cả mấy mẹ con mình ra khỏi nhà này… Tôi đuổi tất, không chừa một đứa nào, kể cả con bé Thảo là con ngoan nhất… Mấy đứa kia đều đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn với hét! Cả con mẹ nữa, con mẹ là mình ấy… cũng đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn rồi ngồi ôm con như con nhện ôm khư khư bọc trứng, không chịu làm thêm việc gì cho có tiền. Chỉ khổ thằng này thôi!”
Hộ vốn là một nhà văn tâm huyết với nghề, ý thức rất cao về giá trị ngòi bút. Gánh nặng gia đình con thơ vợ dại nheo nhóc, thiếu đói khiến Hộ phải viết vội vàng, cẩu thả, viết những cái “vô vị, nhạt phèo … trong một thứ
văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi” để kiếm tiền nuôi gia đình. Để rồi mỗi khi
nát sách” vì xấu hổ. Anh thấy mình thật đáng khinh và tự nguyền rủa mình là kẻ khốn nạn vì theo anh “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một thứ bất
lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Buồn bã,
uất giận, Hộ tìm đến men rượu.
Nam Cao đã khéo léo đặt vào miệng Hộ lời lẽ lè nhè, đay đi đay lại của một gã say (Ngày mai ... chỉ ngày mai thôi, tôi đuổi tất cả ... tôi đuổi tất,...). Chất khẩu ngữ đời sống đi vào trang văn một cách tự nhiên, sống động qua lời mắng vợ “chỉ biết ăn rồi ngồi ôm con như con nhện ôm khư khư bọc trứng”, hài tội vợ con “Chỉ (làm) khổ thằng này thôi!” và kết tội họ “đáng vật một nhát cho chết cả!”. Nam Cao không để nhân vật của mình chửi bới vợ
con bằng những lời lẽ thô bỉ, tục tằn bởi gã say ấy là một trí thức nhân hậu, giàu lòng tự trọng và rất đổi yêu thương vợ con. Cho nên dù say mèm và đang cơn bức bối, tức giận, ngôn từ của anh phải khác những kẻ say vô học.
Và đây là giọng điệu của Hộ khi ngà ngà vì men bia, trò chuyện với hai người bạn cùng trong văn giới là Trung và Mão, “Hộ đỏ tai, giộng một cái vỏ
chai bia xuống mặt bàn:
- Cuốn Đường về” chỉ có giá trị địa phương thôi, các anh có hiểu không? Người ta dịch nó vì muốn biết phong tục của mọi nơi. Nó chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội. Tôi cho là xoàng lắm! ...”.
Không chỉ thẳng thắn bày tỏ với các bạn văn cách nhìn nhận, đánh giá của mình về cuốn “Đường về” - một tác phẩm được mua bản quyền với số tiền lớn và sắp được dịch sang tiếng Anh; Hộ còn sôi nổi bộc lộ quan điểm về giá trị đích thực của văn chương: “… Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên
bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn. Như thế mới là một tác phẩm hay, các anh có hiểu không?...”.
Đây quả là giọng điệu, lời lẽ của một nhà văn đang say sưa, nghiêm túc bộc bạch những suy nghĩ gan ruột của mình với các bạn văn - những người có thể hiểu và đồng cảm với anh. Trong niềm hứng khởi đó, Hộ đã không ngần ngại nói về mục tiêu phấn đấu và khát vọng của mình, một khát vọng lớn lao chưa nhà văn Việt Nam nào đạt được: “ … Tôi chưa thất vọng đâu? Rồi các
anh xem… Cả một đời tôi, tôi chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển ấy sẽ ăn giải Nôbel và dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên hoàn cầu”!
Lời của nhân vật Hộ ở trường đoạn này là một trong những lượt lời dài nhất trong số các cuộc hội thoại được khảo sát. Nhân vật Hộ nói nhiều, nói dài (đến 12 câu), nói một cách say sưa, “mặt căng lên vì hứng khởi” vì có sự kích thích của men bia, vì người nghe anh là những bạn thân trong văn giới, vì đề cập đến những điều anh đã từng nghĩ ngợi, đau đáu, tâm huyết và ước vọng.
Nhân vật nào, lời lẽ đó. Diễn ngôn hội thoại của nhân vật Nam Cao được cá tính hóa cao độ, thể hiện dấu ấn địa vị xã hội, nghề nghiệp và tính cách nhân vật.