Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao

Một phần của tài liệu Diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao Đối thoại, độc thoại và mạch lạc (Trang 53)

6. Cấu trúc của luận án

1.5.1. Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao

Nam Cao là một tài năng lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỷ XX. Vậy nên, những tài liệu nghiên cứu về Nam Cao (theo thống kê của các nhà nghiên cứu) đã lên đến hơn 200 tài liệu.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, việc nghiên cứu sáng tác của Nam Cao chưa được chú ý, ngoài lời tựa của Lê Văn Trương cho tập Đôi lứa

xứng đôi do nhà xuất bản “Đời nay” ấn hành 1941.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nam Cao bắt đầu trở thành một “hiện tượng” của nghiên cứu, phê bình văn học đương thời. Tháng 2 – 1952, tác phẩm Nam Cao thật sự trở thành đối tượng của khoa văn học với bài Nam Cao của Nguyễn Đình Thi in trong Mấy vấn đề văn học. Tiếp theo là các bài

viết Chúng ta mất Nam Cao (1954), Người và tác phẩm Nam Cao (1956),

Nam Cao (Lời giới thiệu chuyên luận Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc

của Hà Minh Đức – 1961) của Tô Hoài.

Năm 1961, có chuyên luận đầy đặn đầu tiên về Nam Cao với tiêu đề

Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc (1961) của Hà Minh Đức.

Vào những năm 70, các công trình nghiên cứu về Nam Cao vẫn tiếp tục ra đời. Năm 1974, trong cuốn sách Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Phan Cự Đệ một lần nữa lại nhắc đến Nam Cao và đưa ra nhiều phát hiện mới, độc đáo

về sáng tác của nhà văn. Đó chính là nghệ thuật “miêu tả tâm lý, kết cấu theo quy luật tâm lý, độc thoại nội tâm”. Tháng 7 năm 1977, Nguyễn Đăng Mạnh hoàn thành bài viết Nhớ Nam Cao và những bài học của ông in trong cuốn

Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn . Trong bài viết, khi đi sâu

vào nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao, Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: “Nam Cao có một lối kể chuyện rất biến hoá, cứ nhập thẳng vào đời sống bên

trong của nhân vật mà dắt dẫn mạch tự sự theo dòng độc thoại nội tâm. Lối kể chuyện theo quan điểm nhân vật như thế tạo ra ở nhiều tác phẩm của Nam Cao, một thứ kết cấu bề ngoài có vẻ rất phóng túng, tuỳ tiện mà thực ra thì hết sức chặt chẽ như không thể nào phá vỡ nổi” [68,183].

Năm 1982, trong bài viết Nam Cao và đôi nét nghệ thuật sáng tạo tâm

lý, Hà Minh Đức nhận định: “Dòng tâm lý trong tác phẩm của Nam Cao vận động qua nhiều cảnh ngộ nhưng vẫn quẩn quanh, tù túng không tìm được hướng thoát. Nó không được giao lưu với hành động nên có những phát triển ở bên trong, ngày càng đi sâu vào nội tâm. ở đây có những trạng thái tâm lý gần gũi với miêu tả tâm lý của Dostôievski và đặc biệt là Sekhov” [38,73].

Cũng là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về Nam Cao, Phong Lê không trực tiếp đề cập đến vấn đề phong cách nghệ thuật nhưng ông nói đến “đặc trưng bút pháp hiện thực Nam Cao” – một yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật nhà văn. Ông khẳng định: “… Với ý thức tạo một chất

giọng điệu riêng, không dẫm lại người khác… năm năm đi vào đời văn của Nam Cao là một sự dồn nén biết bao gắng công và nỗ lực … cho một sự nghiệp không lẫn với ai”. [60,96]

Bên cạnh các công trình trên còn có các bài viết: Đọc những truyện

ngắn Nam Cao của Nguyên Hồng (1960), Đọc “Truyện ngắn Nam Cao” soi lại những bước đường đi lên của một nhà văn hiện thực của Huệ Chi – Phong

Lê (1960), Nam Cao – con người và xã hội cũ của Lê Đình Kỵ (1964), Con

Nguyễn Văn Trung (1965), Cách mạng tháng Tám và chặng đường phát triển

mới của Nam Cao của Nguyễn Đức Đàn (1968)….

Từ những năm tám mươi của thế kỷ XX trở đi, cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nam Cao được giới nghiên cứu chú ý nhiều hơn. Nhiều tầng lớp ý nghĩa của tác phẩm Nam Cao được khám phá, vị trí văn học sử của Nam Cao ngày càng được khẳng định. Có thể kể những công trình tiêu biểu: Nghĩ

tiếp về Nam Cao (Nxb Văn học – 1991), Nam Cao một đời người một đời văn

của Nguyễn Văn Hạnh (1993), Nam Cao – phác thảo chân dung và sự nghiệp của Phong Lê (1997), Nam Cao đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức (1998), Nam Cao – về tác gia và tác phẩm do Bích Thu biên soạn và tuyển chọn (1998), Thi pháp truyện ngắn Nam Cao – luận án tiến sĩ của Nguyễn Hoa Bằng, Nam Cao – con người và tác phẩm – Nhiều tác giả - Nxb Hội nhà văn (2000), Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao của Vũ Khắc Chương (2000), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao của Trần Đăng Suyền (2001) ….

Trong khối lượng lớn các tài liệu nghiên cứu về Nam Cao, vấn đề phong cách nghệ thuật Nam Cao ít nhiều cũng được đề cập. Trực tiếp nhất là hai bài: Phong cách truyện ngắn Nam Cao của Vũ Tuấn Anh, và Phong cách

truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng của Bùi Công Thuấn.

Trong các cuốn sách Nghĩ tiếp về Nam Cao (Nxb Văn học – 1991),

Nam Cao – về tác gia và tác phẩm (Nxb Giáo dục – 1998), Nam Cao – con người và tác phẩm (Nxb Hội nhà văn – 2000), những người biên soạn đã xếp

vào phần phong cách nghệ thuật những bài viết của các tác giả khác nhau về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm Nam Cao. Có thể chia các bài viết ấy thành ba nhóm:

Nhóm bài bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nam Cao; nhóm bàn về ngôn ngữ nghệ thuật và nhóm còn lại chủ yếu bàn chung về thi pháp.

phong phú và đa dạng với hàng trăm tài liệu. Các bài viết trên đã nêu lên những đặc điểm nổi bật về mặt hình thức nghệ thuật, về thi pháp trong các sáng tác của Nam Cao, … Các bài viết trên chủ yếu nghiêng nhiều về hướng phân tích từ góc độ phong cách học. Sự chú ý góc nhìn phân tích diễn ngôn trong truyện ngắn Nam Cao chưa được thể hiện rõ nét.

Một phần của tài liệu Diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao Đối thoại, độc thoại và mạch lạc (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w