Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi Đáp

Một phần của tài liệu Diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao Đối thoại, độc thoại và mạch lạc (Trang 42)

6. Cấu trúc của luận án

1.3.2. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi Đáp

Với cách hiểu chung nhất, mạch lạc tồn tại trong ba phạm vi khái quát nhất: mạch lạc trong quan hệ nghĩa - logic giữa các từ ngữ trong văn bản, mạch lạc trong quan hệ giữa văn bản với ngữ cảnh tình huống, mạch lạc trong quan hệ giữa các hành động nói (mạch lạc trong diễn ngôn).

Trong phạm vi luận án, chúng tôi không thể phân tích hết những biểu hiện của mạch lạc, chủ yếu chúng tôi nghiên cứu mạch lạc trong các các cặp thoại Hỏi – Đáp trong các tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao.

cặp thoại thông thường và xảy ra khi người nói đưa ra lời trao là một câu hỏi và người nghe có sự phản ứng lại bằng một lời đáp. Cả hai làm thành một chu trình giao tiếp khép kín. Về cơ bản, hỏi là tìm kiếm thông tin và mong muốn được cung cấp thông tin. Thông tin đó có thể xác định thông qua cấu trúc ngữ pháp “có X hay không?” hoặc có thể được xác định bởi các từ để hỏi: ai, gì, nào, sao, cái gì, ở đâu… Như vậy, dạng chính thức của một cặp thoại hỏi -

đáp là:

Hỏi: tìm thông tin

Đáp: cung cấp thông tin

Tuy nhiên, trong thực tế, cung cấp thông tin được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau. Có thể là một lời đáp đầy đủ trọn vẹn thông tin về sự thật, sự tình đã được đề cập trong lời trao (câu hỏi); có thể là lời đáp không có sự “ăn khớp” với câu hỏi song người nghe vẫn có thể hiểu, tiếp nhận và đáp lời để duy trì cuộc thoại. Lời đáp này cũng rất khác nhau, có thể dưới dạng trần thuật, cảm thán, nghi vấn, mệnh lệnh; thậm chí còn được thể hiện dưới hình thức các yếu tố phi ngôn ngữ hay sự im lặng.

- Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp

Bất cứ một câu hỏi nào khi được phát ngôn đều chứa đựng tiền giả định (TGĐ) trong đó những câu trả lời. nhiệm vụ của người nghe là phải tìm ra lời đáp tương ứng với một TGĐ đó, giúp hình thành một “mạch” xuyên suốt hỏi và đáp. Đó chính là sự mạch lạc giữa các cặp thoại Hỏi – Đáp.

Đối với cặp thoại Hỏi - Đáp mà lời đáp truyền đạt đầy đủ trọn vẹn thông tin về sự thật, sự tình, chúng tôi tạm gọi là cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp. Đối với cặp thoại Hỏi - Đáp mà lời đáp là những phát ngôn phản ứng lại phát ngôn của lời trao, tức là không có sự “ăn khớp” với câu hỏi nhưng người nghe vẫn hiểu, vẫn chấp nhận, chúng tôi tạm gọi là cặp thoại Hỏi - Đáp không tương hợp. Hay nói khác đi, vẫn có trường hợp giữa các câu nếu xét về mặt nghĩa, chúng chẳng liên quan nhau nhưng chúng vẫn mạch lạc với nhau và

vẫn là một văn bản.

Ví dụ (24), Giáp có vé đi nghe ca nhạc và rủ Bính cùng đi:

Giáp: Tối nay đi nghe ca nhạc với tớ đi !

Bính: Có trận bóng đá chung kết giải vô địch toàn quốc mà. Giáp: Đành vậy.

Các câu trong đoạn thoại trên dường như không liên quan nhau. Chúng rời rạc, không có một hình thức nào biểu hiện sự liên kết giữa các lượt lời. Thế nhưng, trong ngữ cảnh đó, người ta vẫn hiểu nội dung của hội thoại. Đó là một lời mời, một lời từ chối và chấp nhận lời từ chối. “Đành vậy” có nhiều hàm ý khác nhau, trong đó có hàm ý là chấp nhận lời xin lỗi, từ chối của Bính vì Giáp biết rằng Bính rất thích xem bóng đá. Đây là sự mạch lạc trong diễn ngôn hội thoại.

Như vậy, có thể nói mạch lạc trong hội thoại là loại mạch lạc dễ nhận thấy nhất, nó được nhận thấy ngay từ trên bề mặt hình thức của phát ngôn. Nội dung chủ đề cũng được người nói và người nghe thể hiện một cách tường minh, tạo thành mối liên hệ chặt chẽ, cộng thêm với các phương thức liên kết… làm tăng thêm tính liên kết giữa các phát ngôn duy trì và phát triển chủ đề, tạo tính mạch lạc cho hội thoại.

Một phần của tài liệu Diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao Đối thoại, độc thoại và mạch lạc (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w