Các quan niệm về mạch lạc

Một phần của tài liệu Diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao Đối thoại, độc thoại và mạch lạc (Trang 38)

6. Cấu trúc của luận án

1.3.1. Các quan niệm về mạch lạc

Mạch lạc là đối tượng thường được xem có tính chất mơ hồ, trừu tượng, khó nắm bắt. Diệp Quang Ban nhận xét mạch lạc trong văn bản là hiện tượng vừa có vẻ như vừa có phần thực lại vừa có phần hư. Trong vài thập kỷ trở lại đây, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học đặc biệt về phân tích diễn ngôn, trong đó có nghiên cứu các khía cạnh của mạch lạc và đạt được những thành tựu nhất định.

- Về khái niệm, mạch lạc được một số nhà ngôn ngữ học trên thế giới nêu ra như sau:

Trong từ điển The Encyclopedia of Language and Linguistics, mạch lạc được giải thích: “Mạch lạc là sự nối kết có tính chất logic được trình bày

trong quá trình triển khai một cốt truyện, một truyện kể, v.v, lệ thuộc vào việc tạo ra những sự kiện được kết nối với nhau, hơn là những dây liên hệ thuộc ngôn ngữ [như liên kết ( cohesion)]” [134,10]

D. Nunan cho rằng: “Mạch lạc là tầm rộng mà ở đó diễn ngôn được

tiếp nhận như là có mắc vào nhau chứ không phải là một tập hợp câu và phát ngôn không có liên quan với nhau” [131,165]

D. Togeby xác định: “Mạch lạc (coherence), hiểu một cách chung

nhất, là đặc tính của sự tích hợp văn bản, tức là cái đặc tính bảo đảm cho các yếu tố khác nhau trong một văn bản khớp được với nhau trong một tổng thể gắn kết”. [136,71]

M.A.K. Halliday & R. Hasan quan niệm: “Mạch lạc được coi như phần

còn lại (sau khi trừ liên kết) thuộc về ngữ cảnh tình huống với những dấu nghĩa tiềm ẩn. Mạch lạc được coi là phần bổ sung cần thiết cho liên kết, là một trong những điều kiện tạo thành chất văn bản”. [125, 18-19]

Tuy những khái niệm trên chưa thống nhất một cách trọn vẹn, nhưng nhìn chung đều bộc lộ một ý rất rõ ràng: mạch lạc (coherence) không phải là

liên kết (cohesion). Theo K.Wales, mạch lạc được định nghĩa như là “sự liên kết ngữ nghĩa” và liên kết như là “sự mạch lạc văn bản”, mạch lạc tạo nên chất văn bản.

- Khái niệm mạch lạc cũng được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu Việt ngữ học.

Cao Xuân Hạo cho rằng: “Khi ngôn bản gồm từ hai câu trở lên, giữa

các câu có một mối quan hệ nhất định khiến chúng không phải là bất kỳ đối với nhau: giữa chúng có một mạch lạc”. [48,92]

Đỗ Hữu Châu xác định: “Một văn bản, một diễn ngôn là một lập luận

đơn hay phức hợp bất kể văn bản viết theo phong cách chức năng nào. Tính lập luận là sợi chỉ đỏ đảm bảo tính mạch lạc về nội dung bên cạnh tính liên kết về hình thức của văn bản của diễn ngôn.” [26,74]

Nguyễn Thiện Giáp đã nêu: “Văn bản mạch lạc là văn bản, ở đó người

giải mã có thể cấu trúc lại sơ đồ của người nói một cách hợp lí bằng cách suy luận những mối liên hệ giữa các câu và những mối liên hệ riêng biệt của chúng với những mục đích thứ cấp khác nhau trong sơ đồ giải thích, khiến cho sự khó hiểu trở nên dễ hiểu”. [42,173]

Còn Diệp Quang Ban định nghĩa mạch lạc như sau: “Mạch lạc là sự

nối kết có tính chất hợp lý về mặt nghĩa và về mặt chức năng, được trình bày trong quá trình triển khai một văn bản (như một truyện kể, một cuộc thoại, một bài nói hay bài viết…), nhằm tạo ra những sự kiện nối kết với nhau hơn là sự liên kết câu với câu”[10,94-95]. Từ góc độ dụng học, ông đã phát biểu

rằng: “Mạch lạc chính là sự áp dụng các quy tắc tạo hành động và hiểu hành

động nói”.

- Theo Diệp Quang Ban [10,97-131], mạch lạc được biểu hiện trong các quan hệ cụ thể sau đây:

• Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các từ ngữ trong một câu.

• Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ở những câu có quan hệ nghĩa với nhau.

• Mạch lạc biểu hiện trong trật tự hợp lý giữa các câu (hay các mệnh đề).

• Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các từ ngữ trong văn bản với tình huống bên ngoài văn bản, hay là mạch lạc theo quan hệ ngoại chiếu.

• Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ thích hợp giữa các hành động nói.

• Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ lập luận.

Sơ đồ 2: Những biểu hiện của mạch lạc

Ví dụ (23):

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cấm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.

Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước của đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nỗi đối với dân làng”.

(dt. Phan Thị Ai)

Chủ đề chung: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân, bốn tiểu chủ đề: nguồn gốc hội thi, cách thức chuẩn bị, cách thi nấu cơm và cách chấm điểm.

Sơ đồ 3: Cấu trúc văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Như vậy, qua ví dụ, ta thấy văn bản trên có tính mạch lạc vì giữa các đoạn, các câu cùng duy trì và phát triển theo một chủ đề nhất định.

Tóm lại, có thể rút ra nhận xét về tính mạch lạc của một diễn ngôn/văn bản như sau: Một diễn ngôn/văn bản có cấu trúc ngữ nghĩa càng tường minh thì tính mạch lạc càng cao; trong đó, nội dung chủ đề được duy trì, triển khai đầy đủ, chính xác và các tầng nghĩa được sắp xếp theo một trình tự hợp lý tạo nên sự gắn kết rõ ràng, chặt chẽ trong một chỉnh thể.

Một phần của tài liệu Diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao Đối thoại, độc thoại và mạch lạc (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w