Tần suất xuất hiện độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao Đối thoại, độc thoại và mạch lạc (Trang 87)

6. Cấu trúc của luận án

2.2.1. Tần suất xuất hiện độc thoại nội tâm

Khi nghiên cứu “Độc thoại nội tâm trong tác phẩm Chí Phèo của Nam

Cao”, Mai Thị Hảo Yến thống kê có đến 47 độc thoại nội tâm, đại bộ phận là

độc thoại nội tâm của các nhân vật Bá Kiến, Thị Nở, bà cô Thị Nở và nhiều nhất là của Chí Phèo. Tác giả cho rằng có trường hợp độc thoại nội tâm được viết như là thoại dẫn trực tiếp như: “Cứ tình hình ấy thì ta nói quách Thị Nở

không có chồng”. Lại có trường hợp độc thoại nội tâm và ý nghĩ gián tiếp pha

lẫn với nhau: “Hắn nhớ mang máng rằng có lần hắn hai mươi tuổi, rồi hắn đi

ở tù, rồi hình như hắn hai mươi năm tuổi rồi, không biết có đúng không”. Và cuối cùng, trong Chí Phèo, độc thoại nội tâm có sự pha trộn điểm nhìn của người kể và nhân vật: “Lưỡi lão ríu lại rồi, còn nói làm sao được… Cứ uống!

Cứ uống, cứ uống đi ông bạn lạc đường ở cung trăng xuống ạ! Uống thật tợn, uống đến đái ra rượu thì mới thích. Nhịn uống để làm gì? Có giàu, có sang, có đến làm ông cả bà lớn nữa, chết cũng không ai gọi là “cụ lớn mả”! Lão sống có đến hơn năm mươi năm rồi mà chưa thấy có một cụ lớn mả nào sốt! Chỉ có các mả, cái mả đất. Ai chết cũng thành mả, say sưa chết cũng thành cái mả, lo gì “cứ say”. [108,178]

Đồng quan điểm với tác giả Mai Thị Hảo Yến, chúng tôi còn nhận thấy rằng trong truyện ngắn Nam Cao, độc thoại nội tâm xuất hiện dày đặc. Rất nhiều trường đoạn, tác giả kể chuyện bằng chính giọng điệu của nhân vật, diễn ngôn trần thuật của người kể chuyện và diễn ngôn nhân vật hoà quyện vào nhau đôi khi rất khó phân biệt.

Một phần của tài liệu Diễn ngôn hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao Đối thoại, độc thoại và mạch lạc (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w