Giải pháp về công nghệ chế biến

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển cây chè việt nam đến nắm 2010 và 1 số giải pháp thực hiện.DOC (Trang 59)

IV. Những giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch

2. Giải pháp về công nghệ chế biến

Để đạt đợc các mục tiêu về sản lợng đầu ra các nhà máy chế biến cần đổi mới trang thiết bị, lắp đặt thêm dây chuyền mới và xây dựng các nhà máy chế biến.

Các công nghệ cũ nhập từ Liên Xô và Trung Quốc những năm 1957 – 1977 đã quá lỗi thời và lạc hậu cho chất lợng sản phẩm tốt làm giảm giá thành và uy tín của chè Việt Nam trên thị trờng quốc tế.

Nhà máy cơ khí chè cần nghiên cứu ra các thiết bị phụ tùng thay thế, sữa chữa máy móc cho phù hợp và tiện lợi đối với hoàn cảnh Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngời Việt Nam vận hành và giảm chi phí ngoại tệ cho việc mua ắm máy móc thiết bị mới.

Đầu t xây dựng nhà máy chè công suất 350 – 500 tấn/năm để có đủ khả năng chế tạo phụ tùng, thiết bị lẻ.

Tổ chức việc chế tạo theo hình thức chuyên môn hoá, hợp tác hoá trong đó nhà máy làm trung tâm và các nhà máy khác làm vệ tinh để giảm giá thành và nâng cao chất lợng chế tạo phụ tùng, thiết bị lẻ.

Tổ chức hợp tác để thiết kế chế tạo theo mẫu các dây chuyền phù hợp với điều kiện nớc ta, tiến tới có thể chế tạo hoàn toàn trong nớc.

Tổ chức bình chọn mẫu tốt và thích hợp, đồng thời tổ chức chế tạo các dây chuyền và thiết bị quy mô nhỏ trang bị cho các hộ và liên hộ.

Với việc sữa chữa nâng cấp hàng loạt các máy móc thiết bị cũ và xây lắp thêm các dây chuyền và nhà máy mới ớc tính chi phí cho phát triển công nghiệp chế biến riêng của các cơ sở chế biến khoảng 1.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này chủ yếu là các nguồn vốn tự có của các đơn vị, vốn vay của các tổ chức tài chính trong nớc và quốc tế, vốn liên doanh.

Nhiệm vụ chủ yếu của công nghiệp chế biến, nâng cấp các nhà máy chế biến nh Liên Sơn (Yên Bái); Sông Cầu (Thái Nguyên), công ty chè Hà Tĩnh, xí nghiệp chè Kim Anh, với tổng công suất chế biến 48 tấn tơi/ngày để những nhà máy chế biến này có sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Những hạng mục, thiết bị cần đầu t, bổ xung dàn héo tự nhiên, hiện đại hoá bộ phận của máy vò, hiện đại hoá các phòng lên men (trang bị hệ thống lên men liên tục, làm mát chè theo tiêu chuẩn của Nhật, thay bộ phận phun ẩm bằng phun sơng), hiện đại hoá khâu hút bụi để đảm bảo vệ sinh, thay lò đốt than bằng lò đốt dầu để tăng chất lợng chè, xây dựng kho bảo quản chè bán thành phẩm đảm bảo không tăng độ ẩm ...

Từ năm 2001 - 2010 xây dựng thêm 180 cơ sở chế biến công suất 12 tấn tơi/ ngày với những thiết bị hiện đại, tiên tiến để sản xuất ra sản phẩm có chất lợng cao.

Để công nghiệp chế biến đạt hiệu quả chế biến cao thì cần phải có sự bố trí kết hợp các nhà máy chế biến trong đó lấy các nhà máy có công suất lớn, hiện đại làm trung tâm chụi trách nhiệm chế biến những sản phẩm có chất l- ợng cao phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu, các nhà máy có công suất vừa và nhỏ làm vệ tinh thực hiện sơ chế cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy lớn và chế biến một số sản phẩm tiêu thụ trong nớc.

ở những vùng xa, vùng sâu nên đầu t xây dựng xởng chế biến công suất 2-6 tấn tơi/ngày với công nghệ thiết bị phù hợp và hoàn chỉnh để sản phẩm đạt chất lợng tốt có thể xuất khẩu (nh mô hình chế biến chè xanh do Tổng công ty đặt ở Bắc Sơn-Thái Nguyên, thiết bị của Đài Loan công suất 4 tấn t- ơi/ngày).

Đối với địa bàn quá phức tạp và xa cơ sở chế biến công nghiệp thì trang thiết bị các máy sao, vò cỡ nhỏ tơi từ 50-200 kg tơi/ngày để phục vụ nội tiêu và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy đấu trộn, tinh chế.

Nhu cần về đào tạo nhân lực trong chế biến: Nhu cần kỹ s chế biến cho một nhà máy mới là 5 ngời/nhà máy, công nhân kỹ thuật là 25 ngời. Nhu cầu bổ xung cho các nhà máy hiện có là 5 ngời/nhà máy. Bồi dỡng quản lý nghiệp vụ cho 1 nhà máy là 3 ngời.

Biện pháp đào tạo: Kỹ s đợc các tỉnh cử đi đào tạo tại các trờng đại học phải có hợp đồng sau khi tốt nghiệp trở về địa phơng công tác (nh thực hiện với ngành đờng). Mở các lớp bồi dỡng ngắn hạn cho lãnh đạo các nhà máy (do các trờng cán bộ quản lý của Bộ chụi trách nhiệm). Công nhân kỹ thuật do các trờng kỹ thuật của Bộ đào tạo.

2.2.Đa dạng hoá sản phẩm tổng hợp chè

Nghiên cứu và sản xuất các loại chè ớp hơng hoa quả, các loại nớc chè đóng hộp, các loại kẹo chè, bánh chè, chế biến các loại chè thuốc nh chè thanh nhiệt (500 tấn), chè dỡng lão (500 tấn), chè hoa tam thất, bổ thanh nhiệt (300 tấn) và các loại chè thảo mộc khác (1.000 tấn), nghiên cứu sản xuất các loại chè nớc uống nhanh, chè tan đóng túi và đóng hộp các loại.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển cây chè việt nam đến nắm 2010 và 1 số giải pháp thực hiện.DOC (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w