Các dự án liên doanh trồng, chế biến và tiêu thụ chè

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển cây chè việt nam đến nắm 2010 và 1 số giải pháp thực hiện.DOC (Trang 38)

III. Phân tích các yếu tố ảnh hởng đến việc quy hoạch phát triển chè

6.Các dự án liên doanh trồng, chế biến và tiêu thụ chè

Trớc kia, ba khâu: trồng, chế biến, lu thông tách rời nhau và thuộc nhiều dơn vị chủ quản khác nhau. Do vậy, không có hợp đồng hoặc tình trạng hợp đồng lỏng lẻo. Việc đầu t nhà nớc cũng trên cơ sở đó, không phát huy đợc hiệu quả đồng vốn.

Việc ra đời của Liên Hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam và Tổng công ty chè Việt Nam đã tạo điều kiện cho các hợp đồng kinh tế giữa ngời trồng chè và chế biến, giữa chế biến và tiêu thụ hoặc giữa cơ quan nhà nớc với các tổ chức nớc ngoài đợc chặt chẽ hơn.

Hiện nay, có một số dự án liên quan đến việc phát triển ngành chè nh sau:

6.1. Trong nớc

+ Các doanh nghiệp, hộ gia đình trực tiếp làm các dự án vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất.

+ Hợp đồng liên doanh giữa các doanh nghiệp.

+ Hợp đồng giữa các doanh nghiệp với hộ gia đình trồng chè.

6.2. Với nớc ngoài

* Tổng công ty chè Việt Nam

+ Hợp tác với Liên Xô (cũ) và Ba Lan xây dựng cácc dự án trồng mới 10.000 ha chè và thâm canh 20.000 ha chè với tổng số vốn 17,5 triệu RCN. Vinatea đã dùng nguồn vốn trên đầu t cho 63 đơn vị trong cả nớc. Đến năm 1990 do có biến động về tình hình chính trị nên phía Liên Xô tạm ngừng đầu t.

+ Hợp tác với tập đoàn NISSHO-IWAI và MARUYAS (Nhật Bản) với nội dung: Phía Nhật cho Việt Nam mợn thiết bị chế biến chè xanh miễn phí (đặt tại xí nghiệp chè Sông Cầu), hớng dẫn lắp đặt vận hành máy và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Phía Việt Nam cung cấp nhân công, vật liệu và đảm bảo đủ nguyên liệu cho nhà máy. Thời hạn tối tiểu là 5 năm và ra hạn sau 5 năm, sản lợng cần đạt 400 tấn (1994) đến 500 tấn (1998).

+ Liên doanh với các công ty của Đài Loan (công ty GENHONG và HITSON...) với số vốn pháp định là 1,3 triệu USD trong đó phía Đài Loan đóng góp 70%, thời hạn liên doanh là 40 năm. Dự án gồm các nội dung chính nh sau:

- Xây dựng một nhà máy chế biến chè với công suất 600 tấn/năm (tại công ty chè Trần Phú – Yên Bái).

- Đầu t trồng mới và cải tạo một số diện tích cũ. - Tổ chức xuất khẩu chè.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất chè ở Việt Nam

+ Liên doanh với Đài Loan về trồng và chế biến chè tại Tuyên Quang với số vốn pháp định 1 triệu USD trong đó Đài Loan đóng góp 60%.

+ Hợp tác với công ty PELD YEN TEA (Đài Loan) trong đó phía Đài Loan cho Việt Nam mợn thiết bị chế biến chè miễn phí và bao tiêu sản phẩm. Phía Việt Nam tổ chức sản xuất và bán sản phẩm cho bạn. Sản lợng bình quân cần đạt 200-250 tấn/năm. Thời hạn liên doanh 5 năm, địa điểm Công ty chè Mộc Châu.

Ngoài ra còn có một số liên doanh khác nh với Bỉ ở Phú Thọ, số vốn là 6 triệu USD. Liên doanh với Malayxia ở Hà Nội...

Thông qua một số dự án nêu trên chúng ta thấy:

- Việc đầu t cho phát triển ngành chè những năm gần đây đã đa dạng và phong phú hơn nhiều so với năm trớc đây, kể cả nguồn vốn trong nớc và nớc ngoài.

- Hình thức hợp tác liên doanh với tinh thần 2 phía cùng có lợi. Phần lớn các hợp đồng liên doanh phía bạn đều nhận bao tiêu sản phẩm.

- Một số dự án nớc ngoài thể hiện sự muốn làm ăn lâu dài với ngành chè Việt Nam, biểu hiện ở chỗ dự án đã chú ý đến công tác đào tạo, hớng dẫn kỹ thuật tiến tiến cho công nhân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển cây chè việt nam đến nắm 2010 và 1 số giải pháp thực hiện.DOC (Trang 38)