7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá – EFA là một phƣơng pháp phân tích định lƣợng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhƣng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu.
54
Hệ số tải nhân tố (factor loading) là những hệ số tƣơng quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 trong EFA sẽ bị loại. Phƣơng pháp trích hệ số sử dụng là Principal Components với phép xoay Varimax. Phép xoay nhân tố là thủ tục giúp ma trận nhân tố trở nên đơn giản và dễ giải thích hơn, có nhiều phƣơng pháp xoay khác nhau trong đó đƣợc sử dụng rộng rãi nhất là Varimax procedure, nghiên cứu này thực hiên phép xoay Varimax, tức là xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hóa số lƣợng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, cho nên sẽ tăng cƣờng khả năng giải thích các nhân tố. Số lƣợng các nhân tố cần rút trích đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp dựa vào eigenvalue (Determinitation based on eigenvalue), chỉ có những nhân tố nào lớn hơn 1 mới đƣợc giữ lại trong mô hình phân tích. Đại lƣợng eigenvalue đại diện cho lƣợng biến thiên đƣợc giải thích bởi nhân tố. Thang đo đƣợc chấp nhận khi tổng phƣơng sai trích >= 50%, với điều kiện là chỉ số KMO >= 0,5. KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0,5 <= KMO <= 1 thì phân tích nhân tố thích hợp. Kiểm định Bartlett’s test of sphericity dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tƣơng quan trong tổng thể dựa vào giá trị sig nhỏ hơn α (α = 0,05) để ta có thể bác bỏ H0 (các biến không có tƣơng quan với nhau), chấp nhận giả thuyết H1 các biến có tƣơng quan với nhau. Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ở trên thì 24 biến ban đầu của mô hình đề xuất đều đƣợc giữ lại để tiến hành phân tích nhân tố EFA.
Dƣới đây là kết quả phân tích nhân tố EFA: Bảng 4.11 Ma trận nhân tố sau khi xoay lần 5 Các biến quan sát Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 Đối xử công bằng 0,891 Giúp đỡ cấp dƣới 0,857 Thái độ lịch sự 0,843 Môi trƣờng, không khí nơi làm việc 0,548
Thời gian làm việc, nghỉ
ngơi 0,684
Khối lƣợng công việc 0,738
Công việc thú vị 0,592
Áp lực công việc 0,619
Sống dựa vào lƣơng 0,652
55 Chính sách khen thƣởng
bằng tiền
0,674 Đồng nghiệp quan tâm,
giúp đỡ
0,898
Đồng nghiệp thân thiện 0,882
Đào tạo tay nghề 0,605
Thăng chức, bổ nhiệm 0,821
Luân chuyển công việc 0,662
Chính sách hỗ trợ của
công ty 0,578
BHYT, BHXH 0,813
Bảo hộ, an toàn lao động 0,585
Hỗ trợ của công đoàn 0,879
KMO 0,822
Sig. 0,000
Cumulative 73,59%
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9/2013
Sau 5 lần xoay nhân tố, với hệ số tải nhân tố lớn hơn hoặc bằng 0,5, mô hình lần lƣợt loại các biến: lƣơng tƣơng xứng kết quả làm việc, nghỉ phép, bệnh, sau đó là lƣơng thƣởng công bằng, và cuối cùng là loại bỏ biến cải thiện điều kiện làm việc. Lí do loại bỏ các biến này là do hệ số tải nhân tố (Factor loading) của biến lƣơng tƣơng xứng kết quả làm việc, nghỉ phép, bệnh, lƣơng thƣởng công bằng đều nhỏ hơn 0,5. Tác giả thực hiện loại bỏ từng biến một, những biến có hệ số tải nhân tố lớn nhất mà không đạt nhất sẽ bị loại ra trƣớc. [14]
Ở phân tích nhân tố lần thứ nhất thì hệ số tải nhân tố lớn nhất của biến lƣơng thƣởng công bằng là 0,44, của biến nghỉ phép, nghỉ bệnh là 0,366 và Factor loading của biến lƣơng tƣơng xứng kết quả công việc là 0,322. Giữa ba biến quan sát này thì biến lƣơng tƣơng xứng kết quả công việc có hệ số Factor loading nhỏ nhất. Do đó, tác giả ƣu tiên loại bỏ biến lƣơng tƣơng xứng kết quả công việc trƣớc. Và cứ theo nguyên tắc đó thì các biến còn lại dần đƣợc loại bỏ khỏi mô hình. Sau khi thực hiện xoay nhân tố lần 3 loại bỏ biến nghỉ phép, nghỉ bệnh thì còn lại biến lƣơng thƣởng công bằng là 0,401 < 0,5 và lại xuất hiện thêm biến cải thiện điều kiện làm việc cùng thuộc 2 nhân tố 1 và 2 với hệ số Factor loading lần lƣợt là 0,509 và 0,520. Mô hình tiếp tục loại bỏ biến lƣơng thƣởng công bằng và sau đó là biến cải thiện điều kiện làm việc. (Xem thêm phần phụ lục)
56
khoảng 0,5<=KMO<=1. Hệ số KMO bằng 0,822 chứng tỏ rằng phân tích nhân tố ở mô hình này là phù hợp.
Kiểm định Bartlett’s test of sphericity về tƣơng quan các biến quan sát có sig.=0,000 < 0,05 do đó bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1 là các biến có tƣơng quan với nhau.
Kết quả phân tích cho thấy rằng có 7 nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1, do đó có 7 nhân tố đƣợc rút trích ra. Giá trị Cumulative cho biết 7 nhân tố đầu giải thích 73,59% độ biến thiên của dữ liệu.
Nhƣ vậy các biến quan sát đƣa vào EFA đƣợc nhóm thành 7 nhân tố mới với các giải thích về nội dung của từng nhân tố này và từ đó căn cứ vào bản chất của các biến cụ thể mà nhân tố bao gồm sẽ tìm ra tên mới cho nhân tố, tính chất này đƣợc gọi là tính chất khám phá. Với 7 nhân tố và 20 biến quan sát đạt yêu cầu đƣợc điều chỉnh và đặt lại tên mới nhƣ sau:
Nhân tố thứ nhất bao gồm 3 biến quan sát sau:
+ Đối xử công bằng + Giúp đỡ cấp dƣới + Thái độ lịch sự
-> Các biến quan sát này thuộc về thành phần sự lãnh đạo quản lý của cấp trên. Cho nên nhân tố thứ nhất đƣợc đạt tên là “lãnh đạo”
Nhân tố thứ hai bao gồm 5 biến quan sát sau:
+Môi trƣờng, không khí nơi làm việc + Thời gian làm việc, nghỉ ngơi + Khối lƣợng công việc
+ Công việc thú vị + Áp lực công việc
-> Các biến quan sát thuộc thành phần nhân tố thứ hai chủ yếu thuộc về bản chất công việc nhƣ biến thời gian làm việc, nghỉ ngơi, công việc thú vị, áp lực công việc, khối lƣợng công việc, cho nên nhân tố thứ hai này sẽ có tên là “Bản chất công việc”
Nhân tố thứ ba bao gồm 3 biến quan sát sau:
+ Sống dựa vào lƣơng + Lƣơng cao
+ Chính sách khen thƣởng bằng tiền
-> Các biến này thuộc về thành phần lƣơng thƣởng cho nên nhân tố thứ ba sẽ có tên là “lƣơng thƣởng”
Nhân tố thứ tƣ bao gồm 2 biến quan sát sau:
+ Đồng nghiệp quan tâm, giúp đõ + Đồng nghiệp thân thiện
57
-> Nhân tố thứ tƣ sẽ có tên là “đồng nghiệp”
Nhân tố thứ năm bao gồm 3 biến quan sát sau:
+ Đào tạo tay nghề + Thăng chức, bổ nhiệm + Luân chuyển công việc
-> Các biến quan sát thuộc nhân tố này thuộc về chính sách đào tạo thăng tiến. Do đó “Chính sách đào tạo thăng tiến” sẽ là tên của nhân tố này.
Nhân tố thứ sáu bao gồm 3 biến quan sát sau:
+ Chính sách hỗ trợ của công ty + Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội + Bảo hộ, an toàn lao động
->Nhóm nhân tố thứ sáu có tên là nhân tố “phúc lợi”
Nhân tố thứ 7 gồm biến quan sát sự hỗ trợ của công đoàn và đó cũng là tên của nhân tố này.
Sau khi phân tích nhân tố, mô hình ban đầu đã thay đổi, mô hình mới gồm có 20 biến quan sát thuộc 7 nhân tố.
Để đƣa ra các phƣơng trình nhân tố, ngƣời nghiên cứu dựa vào hệ số nhân tố trong bảng Component Score Coefficient Maxtrix
Bảng 4.12 Ma trận nhân số của nhân tố (Component Score Coefficient Maxtrix) Các biến quan sát Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 Đối xử công bằng 0,430 Giúp đỡ cấp dƣới 0,399 Thái độ lịch sự 0,387 Môi trƣờng, không khí nơi làm việc 0,213 Thời gian làm việc,
nghỉ ngơi
0,383 Khối lƣợng công việc 0,391
Công việc thú vị 0,292
Áp lực công việc 0,252
Sống dựa vào lƣơng 0,371
Lƣơng cao 0,460
Chính sách khen thƣởng bằng tiền
0,408
58 giúp đỡ
Đồng nghiệp thân thiện 0,532
Đào tạo tay nghề 0,358
Thăng chức, bổ nhiệm 0,541
Luân chuyển công việc 0,405
Chính sách hỗ trợ của công ty
0,369
BHYT, BHXH 0,545
Bảo hộ, an toàn lao động
0,319
Hỗ trợ của công đoàn 0,789
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9/2013
Gọi 7 nhóm yếu tố: Lãnh đạo, Bản chất công việc, Lƣơng thƣởng, Đồng nghiệp, Đào tạo-thăng tiến, Phúc lợi, Hỗ trợ của công đoàn lần lƣợt là F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7
F1(Lãnh đạo)= 0,430*Cấp trên đối xử công bằng + 0,399*Cấp trên giúp đỡ, hỗ trợ cấp dƣới + 0,387*Cấp trên lịch sự
Nhìn chung ở nhóm nhân tố 1 thì các biến quan sát thuộc nhân tố này đều tác động thuận chiều tới nhân tố F1. Trong đó yếu tố cấp trên đối xử công bằng tác động mạnh nhất tới nhân tố F1. Điều này có nghĩa là khi tăng yếu tố cấp trên đối xử công bằng với công nhân lên 1 đơn vị trong khi các yếu tố khác giữ nguyên thì F1 sẽ tăng lên 0,430 đơn vị. Điều này cho thấy rằng khi muốn làm tăng mức độ thỏa mãn công việc của công nhân thì đối với nhân tố F1 thì cần chú trọng vào việc làm tăng cƣờng mối quan hệ của cấp trên với cấp dƣới, thông qua việc cấp trên phải hành động, điều hành, quản lí thế nào để làm cho công nhân họ cảm thấy rằng họ đƣợc đối xử công bằng, không thiên vị, họ đều có quyền lợi và trách nhiệm nhƣ nhau trong việc hoàn thành 1 nhiệm vụ hay 1 công việc nào đó. Bên cạnh đó thì các yếu tố nhƣ cấp trên giúp đỡ, hỗ trợ cấp dƣới để họ hoàn thành công việc hay cấp trên có thái độ hòa nhã lịch sự cũng tác động thuận chiều tới nhân tố F1.
F2(Bản chất công việc)=0,213*Môi trƣờng, không khí nơi làm việc + 0,383*Thời gian làm việc, nghỉ ngơi + 0,391*Khối lƣợng công việc hợp lí + 0,292*Công việc thú vị + 0,252*Áp lực công việc
Các yếu tố trong nhân tố Bản chất công việc cũng đều tác động thuận chiều tới nhân tố F2. Trong đó thì yếu tố khối lƣợng công việc hợp lí có nhân số lớn nhất là 0,391. Còn lại các yếu tố khác cũng tác động đến nhân tố F2 này nhƣng không mạnh bằng yếu tố khối lƣợng công việc hợp lí. Do đó để tăng
59
cƣờng sự thỏa mãn công việc của công nhân thì ở nhân tố bản chất công việc, công ty cần ƣu tiên tập trung vào việc phân bổ lƣợng hàng hóa gia công cho đồng đều giữa các công nhân. Các yếu tố khác ở nhân tố bản chất công việc cũng nên đƣợc quan tâm vì chúng đều tác động đến nhân tố này nhƣng chẳng qua là không mạnh bằng yếu tố khối lƣợng công việc hợp lí.
F3(Lƣơng thƣởng)=0,371*Sống dựa vào lƣơng + 0,460*Lƣơng cao + 0,408*Chính sách khen thƣởng bằng tiền
Tƣơng tự nhƣ trên thì các yếu tố nhƣ sống dựa vào lƣơng, lƣơng cao hay chính sách khen thƣởng bằng tiền đều tác động cùng chiều tới nhân tố lƣơng thƣởng. Yếu tố lƣơng cao tác động mạnh nhất. Điều này cũng khá phù hợp vì mục đích làm việc của đại đa số công nhân là nhằm mục tiêu tạo ra của cải vật chất để nuôi sống bản thân và gia đình, cho nên tiền lƣơng cao giúp cho họ cảm thấy phần nào hài lòng với công việc hiện tại của mình hơn. Do đó yếu tố tiền lƣơng cần phải đƣợc công ty quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn trong chính sách lƣơng thƣởng để làm cho nhân viên thỏa mãn với công việc hơn.
F4(Đồng nghiệp)=0,546*Đồng nghiệp quan tâm giúp đỡ +
0,532*Đồng nghiệp thân thiện
Các yếu tố nhƣ đồng nghiệp quan tâm giúp đỡ hay đồng nghiệp thân thiện đều có hệ số nhân tố ở mức cao, tuy nhiên thì yếu tố đồng nghiệp quan tâm giúp đõ nhau sẽ tác động mạnh hơn tới nhân tố đồng nghiệp.
F5(Đào tạo-Thăng tiến)=0,358*Đào tạo nâng cao tay nghề + 0,541*Thăng chức, bổ nhiệm + 0,405*Luân chuyển công việc
Ở nhân tố đào tạo, thăng tiến thì yếu tố thăng chức bổ nhiệm có tác động mạnh nhất. Ngoài ra thì yếu tố đào tạo nâng cao tay nghề và yếu tố luân chuyển công việc cũng tác động cùng chiều. Do đó muốn cải thiện hay nâng cao hiệu quả chính sách đào tạo thăng tiến thì ƣu tiên vào yếu tố thăng chức. Vì nó có hệ số nhân số lớn nhất.
F6(Phúc lợi)=0,369*Chính sách hỗ trợ của công ty + 0,545*BHYT, BHXH + 0,319*Bảo hộ, an toàn lao động
Các yếu tố bảo hộ an toàn lao động hay chính sách hỗ trợ của công ty, BHYT, BHXH đều tác động cùng chiều tới nhân tố phúc lợi.
F7(Hỗ trợ công đoàn)=0,789*Hỗ trợ công đoàn
Dựa vào kết quả phân tích nhân tố EFA thì ngƣời nghiên cứu có thể biết đƣợc những nhân tố cơ bản nào ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn công việc và nhân tố nào có ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất, qua đó nếu công ty muốn cải thiện điều gì, trong trƣờng hợp chỉ ƣu tiên cải thiện một trong các yếu tố, thì có thể dựa vào những mô hình này để chọn ra nhân tố có nhân số lớn. Vì nhân số lớn hơn chứng tỏ nhân tố đó có sự ảnh hƣởng lớn đến yếu tố cần cải thiện.
60