Chính sách đầu tƣ

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư tư nhân cho phát triển kinh tế ở tỉnh hà giang (Trang 103)

4. Kết cấu của luận văn

4.3.1.Chính sách đầu tƣ

Để phát triển kinh tế Hà Giang từng bƣớc giảm bớt sự cách biệt với các tỉnh khác, chính sách đầu tƣ Hà Giang cần đƣợc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện trên những tinh thần cơ bản sau. Xây dựng chính sách đầu tƣ phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của việc xây dựng cuộc sống ổn định lâu dài và ngày càng có nhu cầu đƣợc nâng cao của đồng bào các dân tộc miền núi. Đồng thời phải xuất phát từ vị trí vùng phòng hộ đầu nguồn và sự cân bằng sinh thái cho môi trƣờng sống của ngƣời dân thuộc vùng núi; xuất phát từ vị trí tầm quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh trong tổng thể chiến lƣợc phòng thủ của cả nƣớc.

Chính sách đầu tƣ phải phù hợp với vị trí chiến lƣợc về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng...; phù hợp với sự đóng góp của tỉnh trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa và sự phát triển kinh tế - xã hội của miền núi phía Bắc. Trong những năm tới cần tiếp tục tăng tỷ trọng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản cho tỉnh nhƣng cũng tránh đầu tƣ dàn trải, kém hiệu quả. Cần chú ý, coi trọng vốn đầu tƣ tƣu nhân kết hựop với nguồn ngân sách tạo nên lƣợng vốn đầu tƣ cần "đủ tầm" để tạo ra đƣợc hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại bền vững, đảm bảo cho sự phát triển ổn định lâu dài của cuộc sống đồng bào các dân tộc miền núi Hà Giang.

Chính sách đầu tƣ cho Hà Giang phải đảm bảo phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh, nhƣng gắn liền với sự phát triển ổn định cân đối và bền vững của nền kinh tế. Nhanh chóng khắc phục quan điểm chú trọng khai thác tiềm năng tự nhiên, hƣớng đầu tƣ chuyển sang vừa kết hợp khai thác và đầu tƣ tái tạo nhằm duy trì tiềm năng thế mạnh của tỉnh, đảm bảo tính hiệu quả cao của các công trình trọng điểm, lớn trên địa bàn và thúc đẩy đƣợc sự phát triển kinh tế-xã hội của cả tỉnh. Đồng thời chính sách đầu tƣ cần hƣớng tới hình thành cơ cấu kinh tế

phù hợp với tiềm năng thế mạnh và gắn liền với việc phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Những năm trƣớc đây với cơ cấu kinh tế và phƣơng thức canh tác lạc hậu, mang nặng tính chất khai thác tự nhiên, làm cho Hà Giang vùng vẫy trong cảnh đói nghèo và ngày càng tụt hậu. Những năm gần đây, miền núi Hà Giang đang chuyển dần từ độc canh thuần nông sang sản xuất kinh doanh tổng hợp, trồng rừng, phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại dƣợc liệu quý hiếm; Sự chuyển hƣớng này đã từng bƣớc khai thác có hiệu quả những nguồn lực của tỉnh, góp phần cải thiện đời sống và từng bƣớc hạn chế cảnh đói nghèo. Xu hƣớng chuyển dịch này cần đƣợc tiếp tục đầu tƣ, đặc biệt chú trọng việc khai thác tiềm năng đất, thủy điện , khai thác rừng và phát triển tái tạo rừng.

Chú trọng hƣớng đầu tƣ theo các chƣơng trình dự án, nhƣng trên cơ sở rà soát và thẩm định chặt chẽ; chỉ đầu tƣ cho dự án có cơ sở khoa học, thiết thực, có tác dụng lan truyền kích thích sự phát triển của tỉnh. Hạn chế tối đa tình trạng lạm phát dự án, nhằm tập trung vốn đầu tƣ cho những chƣơng trình dự án đã đƣợc phê duyệt, tạo ra sự tác động có hiệu lực của việc sử dụng vốn đầu tƣ đối với sự phát triển của vùng.

Việc điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ cần ƣu tiên cho khoa học và công nghệ. Tập trung nghiên cứu lai tạo những giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lƣợng tốt phù hợp với đặc điểm tự nhiên khí hậu của tỉnh và đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng. Đồng thời làm tốt công tác hƣớng dẫn triển khai tổ chức thực hiện. Đây là khâu rất quan trọng, quyết định hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ của các dự án phát triển cây trồng vật nuôi.

Tiếp tục ƣu tiên đầu tƣ cho các công trình trọng điểm để khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Nhƣng đồng thời cần chú trọng hƣớng đầu tƣ xây dựng các công trình vừa và nhỏ phù hợp với tiềm năng thế mạnh của Hà Giang, có tác

dụng phục vụ trực tiếp sự phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của bà con các dân tộc.

Để có đƣợc chính sách đầu tƣ mang tính chiến lƣợc, vừa đảm bảo cho sự phát triển có hiệu quả nội lực của tỉnh, vừa tạo ra đƣợc sự phát triển ổn định bền vững của cả nền kinh tế là một công việc rất nặng nề và phức tạp. Để làm đƣợc điều này, cần thu hút đƣợc những chuyên gia, những nhà khoa học, thực sự có tâm huyết và gắn bó, am hiểu các dân tộc miền núi cùng tập trung nghiên cứu đƣa ra những nền tảng lý luận và thực tiễn thực sự khoa học, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách đầu tƣ của Đảng đối phát triển miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư tư nhân cho phát triển kinh tế ở tỉnh hà giang (Trang 103)