4. Kết cấu của luận văn
4.2.3. Đẩy mạnh phát triển hình thức hợp tác nhà nƣớc-tƣ nhân (PPP)
Trong mô hình PPP, nhà nƣớc là ngƣời đại diện cho nhân dân đứng ra đàm phán để có thể mang về những dịch vụ tiện ích nhất với một mức giá thấp nhất. Còn ngƣợc lại, phía nhà đầu tƣ với tƣ cách nhƣ một ngƣời bán hàng, mong
muốn làm sao bán đƣợc với một mức giá càng cao càng tốt để lợi nhuận mang về là lớn nhất. Chính vì vậy, làm sao để tìm đƣợc tiếng nói chung giữa nhà nƣớc với tƣ nhân trong mô hình PPP chính là bài toán khó nhất hiện nay.
Mặt khác, nếu chúng ta chấp nhận một cách dễ dãi để thoả mãn yêu cầu của nhà đầu tƣ thì có thể đến một thời điểm nào đấy chúng ta sẽ nhận thấy mình bị thua thiệt. Nếu mình dễ dãi cho bất cứ nhà đầu tƣ nào đăng ký đầu tƣ xây dựng thì chắc chắn chất lƣợng dịch vụ sẽ không đảm bảo. Để có đƣợc nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ với hình thức PPP thì trƣớc hết cần phải có một khung chính sách rõ ràng, minh bạch, công bằng cho các phía và để đầu tƣ theo mô hình PPP hiệu quả hơn thì chúng ta cần phải có nhận thức và đồng thuận cao trong xã hội, trƣớc hết là hai khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân. Đồng thời, chúng ta phải tìm ra một mô hình phù hợp với điều kiện của Việt Nam chứ không thể sao chép một cách cứng nhắc mô hình của bất kỳ một quốc gia nào. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải có năng lực thực hiện của tất cả các bên tham gia, nhƣ nhà đầu tƣ, nhà tƣ vấn , quản lý, thẩm định..., nếu không, thành công chỉ là viển vông. Hà Giang rất cần và khuyến khích thu hút ở loại hình đầu tƣ này.