4. Kết cấu của luận văn
4.3.4. Chính sách thị trƣờng
Chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hƣớng XHCN, việc hình thành và phát triển thị trƣờng đã mở ra nhiều khả năng to lớn, cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các tiềm năng thế mạnh của miền núi, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động, thúc đẩy phân công lao động và từng bƣớc hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trên thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm nông lâm nghiệp cao cấp ngày một tăng.
Để mở rộng thị trƣờng, Hà Giang cần mở rộng cả thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng nƣớc ngoài. Đối với thị trƣờng trong nƣớc, giai đoạn từ nay đến 2020 các vùng lãnh thổ trong nƣớc sẽ chuyển hẳn sang giai đoạn phát triển mới, giai đoạn tiến tới sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; sẽ chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển nền nông nghiệp theo hƣớng thâm canh, tăng năng suất, sản xuất ngày càng nhiều nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu
của thị trƣờng. Trong xu thế chung của cả nƣớc, cơ sở nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao, phần thu nhập dành cho việc mua sắm hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng ngày một tăng. . Tỉnh cần căn cứ vào dự báo nhu cầu của thị trƣờng, để xây dựng chiến lƣợc phát triển sản xuất hàng hóa, tạo thế cho sự phát triển kinh tế của cả các tiểu vùng của tỉnh.
Đối với thị trƣờng ngoài nƣớc, Hà Giang cần chủ động mở rộng hợp tác liên doanh trong phát triển sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Phát triển và mở rộng thị trƣờng sang tất cả các nƣớc, chú trọng thị trƣờng khu vực, đặc biệt là thị trƣờng Trung Quốc.Việc mở rộng thị trƣờng ngoài nƣớc, buộc Hà Giang phải có đƣợc những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có chất lƣợng có chủng loại đa dạng phong phú, mẫu mã đẹp đáp ứng đƣợc nhu cầu thị hiếu và phù hợp và khả năng thanh toán thực tế của khách hàng.. Đây là cơ sở để Hà Giang phát triển sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm có giá trị xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Theo dự báo nhu cầu về thị trƣờng một số loại sản phẩm hàng hóa ở thế giới và khu vực .
Nhanh chóng tổ chức và thực hiện tốt công tác dự báo thị trƣờng bao gồm cả thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng thế giới. Chú trọng mở rộng và phát triển công tác thông tin kinh tế, nhất là phổ biến thông tin thị trƣờng nông lâm sản hàng hóa trong và ngoài nƣớc, tạo cơ sở giúp bà con các dân tộc hoạch định đƣợc kế hoạch sản xuất và từng bƣớc hình thành dần cơ cấu sản xuất hợp lý, đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng.
Khuyến khích mở rộng liên doanh liên kết, phát triển mạng lƣới tiêu thụ hàng hóa với các vùng lãnh thổ khác trong cả nƣớc, nhất là đối với các vùng đồng bằng sông Hồng và các trung tâm kinh tế xã hội lớn nhƣ Hải Phòng - Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.
tâm thƣơng mại và dịch vụ, tạo cơ sở giao lƣu kinh tế giữa các vùng. Tiếp tục mở rộng mạng lƣới thƣơng nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo phƣơng châm bám sát ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, nhằm nắm chắc nhu cầu và hình thành cơ cấu sản xuất tối ƣu phù hợp với tiềm năng thế mạnh của các tiểu vùng tỉnh, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh.