4. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Chính sách tín dụng ngân hàng
Đối với Hà Giang tín dụng sẽ là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho các chủ thể đầu tƣ ở các thành phần kinh tế. Đây là hình thức thu hút và sử dụng vốn có hiệu quả hơn kênh ngân sách bởi vì: 1- Đáp ứng yêu cầu kịp thời về vốn cho quá trình sản xuất. 2- Quy định và nguyên tắc tín dụng tạo điều kiện cho việc quản lý vốn đầu tƣ và sử dụng vốn đầu tƣ có hiệu quả hơn. 3- Đây là hình thức buộc nhân dân trong tỉnh hình thành nhanh nhất ý thức sản xuất hàng hóa, quen dần với hạch toán kinh tế và thích ứng đƣợc với phƣơng thức sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc XHCN.
Thực hiện tốt chủ trƣơng của Chính phủ và sự chỉ đạo của các Ngân hàng thƣơng mại. Tiếp tục tập trung thu hút các nguồn vốn trên địa bàn, tranh thủ nguồn vốn của ngân hàng Trung ƣơng và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các chƣơng trình kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh; nâng chất lƣợng thẩm định các khoản vay và các dự án vay để hạn chế mức thấp nhất rủi ro trong hoạt động ngân hàng thƣơng
mại. Mở rộng và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ mới theo hƣớng chuyên nghiệp, tiện ích, hiện đại nhằm nâng cao thu nhập, đáp ứng tình hình mới.
Đổi mới mang tính chất bƣớc ngoặt của ngành tín dụng ngân hàng là đầu tƣ vốn cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển từ tổ chức trung gian hợp tác xã sang đầu tƣ trực tiếp cho từng hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng yêu cầu về vốn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, đồng thời đầu tƣ vốn có hiệu quả, trong thời gian tới tín dụng ngân hàng cần thực hiện đồng bộ những giải pháp cơ bản sau: mở rộng các hình thức tín dụng để thu hút tối đa mọi nguồn lực của nhân dân, của các thành phần kinh tế. Chú trọng khai thác lƣợng tiền tiết kiệm và tiền cất trữ của bộ phận dân cƣ, chƣa có kế hoạch sản xuất kinh doanh. Khuyến khích các tổ chức tín dụng thu hút và hỗ trợ vốn cho các hộ nông dân. Ngoài việc đáp ứng vốn cho các hộ có khả năng vay để phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cần tiếp tục đầu tƣ vốn cho những hộ, những trang trại đang làm ăn có hiệu quả để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh; đồng thời cần có chính sách cho hộ nghèo vay vốn để phát triển chăn nuôi, trồng trọt ... theo hƣớng sản xuất hàng hóa, từng bƣớc tăng thu nhập và khắc phục đói nghèo.
Để đáp ứng nhu cầu về vốn trung và dài hạn cho đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh ở tỉnh, ngoài vốn đầu tƣ tín dụng lấy từ ngân sách nhà nƣớc, Hà Giang cần mở rộng mạng lƣới tín dụng ở nông thôn, với lãi suất hợp lý để từng bƣớc đáp ứng yêu cầu của nhân dân về vốn đầu tƣ. Đồng thời sử dụng hợp lý nguồn vốn của các chƣơng trình dự án theo kiểu cuốn chiếu nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn cho những lĩnh vực có thời gian sản xuất kinh doanh dài hạn.
Để bảo toàn đƣợc vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả, ngành tín dụng ngân hàng ở Hà Giang cần đẩy mạnh công tác tƣ vấn kiến thức, cách thức làm ăn mới cho bà con các dân tộc. Đối với các hộ nghèo cần có sự chỉ đạo hƣớng dẫn cụ thể,
trực tiếp đối với từng hộ về kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăm sóc đối với từng loại cây trồng vật nuôi. Đồng thời chú trọng giáo dục ý thức pháp luật trong quan hệ tín dụng, nhằm nâng cao nhận thức của bà con các dân tộc về nghĩa vụ bảo toàn, trả đƣợc lãi khi đến kỳ hạn thanh toán, mà còn có thu nhập xứng đáng đủ điều kiện nâng cao dần cuộc sống và có phần đáng kể để tích lũy.