4. Kết cấu của luận văn
3.1.2 Những yếu tố về kinh tế, xã hội, văn hoá
Năm 2013 dân số trung bình tỉnh Hà Giang là 778.958 ngƣời, có nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó ngƣời dân tộc thiểu số chiếm đa số (dân tộc kinh chiếm khoảng 13,25%) chủ yếu là các dân tộc H’Mông, Lô Lô, Bố Y, La Chí, Pu Péo, Phù Lá, Cờ Lao... Hà Giang là một vùng đất giàu bản sắc văn hoá tộc ngƣời. Sự quần tụ sinh sống của 22 tộc ngƣời trên mảnh đất Hà Giang đã tạo nên một trong những bộ phận văn hoá phong phú và độc đáo nhất trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Hầu hết trong số các tộc ngƣời của Hà Giang đều thuộc về những tộc ngƣời tiêu biểu cho vùng văn hoáViệt Bắc, Tây Bắc và vùng cao biên giới phía bắc nhƣ Mông, Tày, Dao, Nùng, Giấy, La Chí, Pà Thẻn, Cờ Lao, Lô Lô…Các tộc ngƣời của vùng văn hoá này có một truyền thống lịch sử lâu dài sinh sống bằng các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi kết hợp một phần với hoạt động săn bắt hái lƣợm trong điều kiện địa hình các thung lũng miền đồi núi
và rẻo cao. Đây là loại hình văn hoá nông nghiệp nƣơng rẫy, chủ yếu lấy việc tận dụng môi trƣờng tự nhiên làm cơ sở. Cũng nhƣ hầu hết các tộc ngƣời ở vùng núi cao phía bắc các tộc ngƣời Hà Giang đều rất giỏi canh tác nƣơng rẫy, ruộng bậc thang. Họ gieo trồng các loại cây lƣơng thực và rau màu trên những vùng thung lũng, những sƣờn đất dốc và nƣơng đá. Họ cũng thuần dƣỡng và chăn nuôi đƣợc nhiều loại gia súc, gia cầm phù hợp với đặc điểm khí hậu và môi trƣờng tự nhiên nơi đây. Bên cạnh đó các tộc ngƣời đều lƣu giữ những kỹ nghệ thủ công truyền thống tinh xảo và điêu luyện, sản phẩm tất yếu của nền kinh tế tự cấp tự túc. Đó là kỹ thuật trồng bông, trồng lanh, se sợi, dệt vải, đan lát đồ mây tre, làm đồ gỗ, đồ gốm, rèn,đúc kim khí… (Công thông tin điện tử Hà Giang, 2012).
Đối với các tộc ngƣời ở Hà Giang cho đến gần đây gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng. Gia đình chính là nơi sản sinh và truyền giữ văn hoá tộc ngƣời. Gia đình vừa là nơi đặt nền tảng, định hƣớng giá trị, dạy bảo cho các thành viên cách gìn giữ và phát triển các yếu tố văn hoá vật chất vừa là môi trƣờng hấp thụ và trao truyền các giá trị tinh thần, thực hiện chức năng luật tục, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tiến hành nghi lễ tôn giáo và tín ngƣỡng…Có thể nói các tộc ngƣời ở Hà Giang đều coi trọng quan hệ huyết thống. Bản chất của vấn đề này có lẽ không chỉ do cơ chế gia đình mà còn có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử. Tính cố kết sâu sắc về nhiều phƣơng diện của con ngƣời theo dòng tộc và huyết thống phải chăng là một phản ứng tự nhiên trƣớc nguy cơ bị đồng hoá, xâm phạm, đánh mất nguồn gốc. Bởi thế ngƣời Lô Lô có hình thức lấy tên cha đặt làm tên đầu của con và kéo dài đến mấy chục đời; ngƣời Mông có hình thức “hát kể gia phả” để ghi nhớ quan hệ huyết thống…
Văn hoá tộc ngƣời ở Hà Giang còn tồn tại và vận động trong môi trƣờng làng bản. Đó là không gian sinh tồn của một cộng đồng có quan hệ huyết thống
hay láng giềng vận hành theo cơ chế luật tục hay tập quán, trong đó tính cộng đồng là nguyên tắc ứng xử và quan hệ xã hội nền tảng. Tính cộng đồng của con ngƣời làng bản biểu hiện rõ nét trong các sinh hoạt lễ nghi, tín ngƣỡng. Nó cũng đƣợc biểu hiện rõ trong các sinh hoạt lễ hội, diễn xƣớng văn nghệ dân gian, giao lƣu tình cảm. Nhìn chung làng bản của cƣ dân Hà Giang vừa gần nhƣ một cộng đồng xã hội tự quản, vừa là một cộng đồng văn hoá tộc ngƣời. Bản sắc, bản lĩnh riêng của từng tộc ngƣời đƣợc biểu hiện chủ yếu trong văn hoá tinh thần. Xét cho cùng, nói đến một tộc ngƣời là nói đến bản sắc văn hoá của tộc ngƣời đó. Bản sắc văn hoá tộc ngƣời là kết quả của một quá trình hình thành và phát triển lâu dài kết tinh trong truyền thống. Nó là tổng thể những đƣờng nét, sắc thái riêng đƣợc hình thành và vận động một cách vừa ngẫu nhiên vừa tất yếu trong suốt tiến trình lịch sử. Nó khẳng định tính duy nhất thống nhất của tộc ngƣời nhƣ một cộng đồng riêng và nhƣ một thực thể văn hoá. Đó là những yếu tố ăn sâu trong tiềm thức cộng đồng, là những yếu tố bền chặt ổn định, là kết tinh sâu xa của truyền thống. Song cũng chính những yếu tố có tính chất bền vững này lại tiềm ẩn ngững khả năng sáng tạo và tái tạo lớn. Nó vừa có ý nghĩa truyền giữ tính độc đáo, sắc thái riêng của tộc ngƣời vừa có khả năng thúc đẩy tộc ngƣời phát triển.Tính bền vững và thống nhất của bản sắc văn hoá tộc ngƣời đƣợc thể hiện chủ yếu thông qua ngôn ngữ, tín ngƣỡng và phong tục, kho tàng văn nghệ dân gian…
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế từ năm 2009-2013
Trong nhũng năm qua, nền kinh tế của Hà Giang đạt đƣợc những thành tựu lớn, quy mô nền kinh tế ngày càng tăng mạnh. Những kết quả đạt đƣợc thể hiện trên một số lĩnh vực. Trong giai đoạn 05 năm từ 2011 - 2015, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhƣng nền kinh tế tỉnh Hà Giang đã phát triển ổn định với tốc độ tăng trƣởng cao, qua đó dần thu hẹp khoảng cách so với mức trung bình của cả nƣớc. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cụ thể là: Tốc độ tăng trƣởng GDP đạt bình quân 10,37%. Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ, thƣơng mại: 36,27% (tăng 4%); Công nghiệp xây dựng: 25,95% (tăng 4,4%); Nông, lâm nghiệp: 37,78% (giảm 9,1%). Thu nhập bình quân đầu ngƣời: 14,62 triệu đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp: đạt khoảng 3.166,6 tỷ đồng. Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa: đạt khoảng 2.428 tỷ đồng (tăng 2,3 lần so với 2005); Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu: đạt
Năm 2011 3 9 ,3 5 % 2 3 ,16 % 3 7 ,4 9 % Năm 2010 4 0 ,4 3 % 2 2 ,8 4 % 3 6 ,7 3 % Năm 2012 3 8 ,7 2 % 2 5 ,0 7 % 3 6 ,2 1% Năm 2013 3 7 ,7 8 % 2 5 ,9 5 % 3 6 ,2 7 %
280 triệu USD; Thu ngân sách trên địa bàn: đạt khoảng 1598,2tỷ đồng; Bình quân lƣơng thực đạt 497 kg/ngƣời/năm; Thu hút trẻ từ 06 - 14 tuổi đến trƣờng: đạt 97,6%; Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: 100%; Giảm tỷ lệ dân số tự nhiên xuống còn 1,42%; Tỷ lệ hộ nghèo: giảm xuống còn 15,8%. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh: 98%, phủ song truyền hình: 92%, số hộ đƣợc dùng điện: 90%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo: đạt 30% (năm 2005 là 14%). (Tỉnh ủy Hà Giang 2010).
Định hƣớng thu hút đầu tƣ những năm tới: Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh trong những năm tới tỉnh tập trung vào 3 lĩnh vực trọng tâm sau: Thu hút mạnh vào khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy, trên cơ sở tỉnh đã công bố quy hoạch đối với 7 phân khu chức năng, hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng để hấp dẫn nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Tiếp tục thực hiện việc công bố quy hoạch đối với Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn với 4 phân khu chức năng, đồng thời hoàn thiện quy hoạch về phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Tập trung khai thác hiệu quả Công nghiệp có thế mạnh của địa phƣơng: Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, luyện kim: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án không ngừng nâng cao hiệu xuất và chất lƣợng các dây chuyền tuyển quặng nhƣ sắt, chì kẽm, Mangan, Antimon, thiếc - Vonfram để tạo ra giá trị sản phẩm, tăng tỷ trọng công nghiệp khai khoáng. Khai thác tài nguyên khoáng sản gắn với chế biến sâu, tạo ra sản phẩm cuối cùng trên địa bàn tỉnh. Ngành công nghiệp thủy điện: Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch của một số dự án để khai thác tối đa năng lƣợng dòng chảy tự nhiên tạo ra nguồn năng lƣợng điện. Phát huy mạnh mẽ nội lực, thu hút mọi nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, tiếp tục kêu gọi đầu tƣ, tạo môi trƣờng thuận lợi để các nhà đầu tƣ đăng ký đầu tƣ đối với các dự án hiện chƣa có chủ đầu tƣ. Ngành công nghiệp chế biên nông lâm sản, thực phẩm: Đối với cây chè:
Phấn đấu trồng mới 800 ha đƣa tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt trên 19.700 ha vào năm 2012, trong đó có trên 15.300 ha chè kinh doanh. Quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm quy mô, công nghệ phù hợp: Chế biến cam, thảo quả, đậu tƣơng, chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc... Khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm ít ảnh hƣởng đến môi trƣờng, bao gồm các các sản phẩm ván nhân tạo: Ván MDF, ván ghép thanh, ván dán, ván sàn, dăm công nghiệp; Công nghiệp khai thác, chế biến VLXD: Khoanh vùng quy hoạch tập trung cho việc khai thác khoáng sản VLXD đảm bảo phát triển bền vững. Tập trung khai thác hiệu quả Khu công nghiệp Bình Vàng: Hiện tại giai đoạn I với diện tích mặt bằng là 142,94 Ha hiện đã lấp đầy, tập trung phát triển mở rộng cho giai đoạn II với diện tích là 111,83 Ha, trong đó diện tích đất công nghiệp cho thuê 83,46 Ha cho thuê để xây dựng nhà máy thủy điện, nhà máy tuyển luyện thép, kim loại màu (Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, 2013).
Là tỉnh nghèo, dân di cƣ tự do không ngừng tăng lên hàng năm với địa bàn rộng, mật độ dân số thấp, địa hình chia cắt và có nhiều khu vực khá hiểm trở, nhƣng với những cố gắng vƣợt bậc, đến nay Hà Giang đã hình thành đƣợc mạng lƣới cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng tuy chƣa đƣợc nhƣ mong đợi, nhƣng là yếu tố rất quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua và trong tƣơng lai. Mạng lƣới trƣờng học: Đến năm học 2013-2014 đã hình thành mạng lƣới trƣờng học với tổng số 637 trƣờng với 9.683 phòng học. Đã phổ cập giáo dục trung học cơ sở đƣợc 195/195 xã, phƣờng, thị trấn đƣợc công nhận đạt chuẩn Quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở. (Tỉnh ủy Hà Giang, 2010); Mạng lƣới y tế: Tính đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 15 bệnh viện trên tất cả các huyện, thành phố, 199 phòng khám đa khoa khu vực, 1 viện
điều dƣỡng; 177 số xã, phƣờng, thị trấn có trạm y tế. Tổng số giƣờng bệnh 2.686 giƣờng, bình quân 1 vạn ngƣời dân đã có 34 giƣờng bệnh và 6,4 bác sĩ. (Tỉnh ủy Hà Giang, 2010); Giao thông: Đã hình thành đƣợc mạng lƣới đƣờng với tổng chiều dài 8.624,1 km, mật độ đƣờng 1,09 km/km2 và 11,08 km/1000 dân. Tính đến năm 2013 có 195/195 xã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã. (Tỉnh ủy Hà Giang, 2010); Mạng điện: 184/195 xã, phƣờng, thị trấn có điện lƣới quốc gia, với 120.629 hộ đƣợc sử dụng điện chiếm 73,38% tổng số hộ. (Tỉnh ủy Hà Giang, 2010).