Cần có những chính sách hỗ trợ phát triển một cách bền vững hệ thống

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư tư nhân cho phát triển kinh tế ở tỉnh hà giang (Trang 99)

4. Kết cấu của luận văn

4.2.5.Cần có những chính sách hỗ trợ phát triển một cách bền vững hệ thống

hệ thống Doanh Nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Giang

rất quan trọng, các DNVVN thƣờng chiếm trên 90% tổng số doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo trên 50% việc làm, đóng góp cho việc phát triển kinh tế , góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội và bình ổn thị trƣờng, tạo sự liên kết trong các chuỗi giá trị. Các DNVVN cũng đóng vai trò lớn trong việc liên kết với các doanh nghiệp lớn, bao gồm việc cung cấp các dịch vụ và sản phẩm phụ trợ, các sản phẩm đầu vào... Ngoài vấn đề vốn, một đặc điểm rõ nét của các DNVVN Hà Giang là thiếu năng lực và kiến thức quản trị doanh nghiệp bài bản. Để có thể hội nhập vào kinh tế thế giới một cách có hiệu quả thì quản trị doanh nghiệp đóng vai trò thiết yếu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trong hệ thống các giải pháp này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và chính phủ trong việc hoạch định chính sách và thực hiện các chính sách đó. Các nội dung lớn phải kể ra bao gồm: Xây dựng môi trƣờng kinh doanh và định vị kinh tế Hà Giang trong nền kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc, bao gồm: quy hoạch phát triển doanh nghiệp, hạ tầng cơ sở, phát triển các loại hình thị trƣờng (thị trƣờng lao động, thị trƣờng khoa học công nghệ...). Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế xã hội. Đây sẽ là nội dung then chốt trong việc duy trì phát triển và phát triển bền vững. Thực tế đã chứng minh rằng nhiều quốc gia và một số tỉnh thành trong nƣớc với nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp, vị trí địa lý không thuận lợi nhƣng đã phát triển nhanh chóng nhờ có chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực đúng đắn.

Chính sách thuế thực hiện ở Hà Giang, cần đƣợc cụ thể hoá và vận dụng phù hợp, nhằm mục tiêu chủ yếu là khuyến khích mọi thành phần kinh tế khai thác mọi năng lực sản xuất để đầu tƣ sản xuất kinh doanh phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, thúc đẩy phân công lao động và

chuyển dần nền sản xuất tự nhiên tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa. Hà Giang là một tỉnh chậm phát triển, việc áp dụng chính sách thuế có một tác dụng nhất định tới tiến trình phát triển sản xuất và nâng cao đời sống. Để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc; đồng thời khuyến khích đƣợc các thành phần kinh tế và dân cƣ bỏ vốn đầu tƣ để mở rộng sản xuất kinh doanh, đòi hỏi chính sách thuế ở miền núi phía Bắc cần đƣợc bổ sung hoàn thiện theo hƣớng.

Đổi mới cơ chế quản lý thu thuế, thực hiện thu đúng thu đủ, đúng đối tƣợng tăng thêm nguồn thu cho ngân sách. Hoàn thiện hệ thống thuế trên quan điểm giảm nhẹ các khoản chi cho nhân dân, kết hợp hỗ trợ các mặt tạo điều kiện hỗ trợ thuận lợi cho các dân tộc Hà Giang phát triển sản xuất và từng bƣớc xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống. Chính sách thu hút nguồn thu phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và khả năng đóng góp của các đối tƣợng. Tránh tình trạng dựa trên nhu cầu chi của ngân sách, tìm mọi cách tăng thêm nguồn thu, không tính đến lợi ích của ngƣời nộp thuế, không chú trọng nuôi dƣỡng nguồn thu, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Tiếp tục thực hiện giảm mức thu các loại thuế... để tạo tâm lý thoải mái và kích thích các chủ thể đầu tƣ kinh doanh. Việc giảm thuế sẽ góp phần tích cực cho việc giao lƣu hàng hóa giữa các vùng kinh tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế Hà Giang, mặt khác còn giảm nhẹ gánh nặng về thuế cho ngƣời tiêu dùng, góp phần nâng cao đời sống, từng bƣớc giảm bớt sự cách biệt về kinh tế - xã hội giữa Hà Giang và các tỉnh khác trong cả nƣớc.

Thực hiện miễn giảm thuế cho các loại đất ở vùng núi cao, đất ở các nông lâm trƣờng. Trong trƣờng hợp sử dụng diện tích đất trống đồi núi trọc, sản xuất kinh doanh cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản thì đƣợc miễn giảm thuế 3-5 năm. Trƣờng hợp để sử dụng cây công nghiệp dài ngày và trồng rừng, thì miễn

giảm cho đến khi đƣợc thu hoạch lần đầu. Trên cơ sở giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ gia đình, các hộ là đơn vị trực tiếp nộp thuế cho nhà nƣớc. Ngoài việc nộp thuế sử dụng đất, nông dân không phải nộp bất cứ khoản thu nào khác.

Trình độ dân trí ở còn thấp kém, phƣơng thức canh tác lạc hậu, thu nhập của một bộ phận dân cƣ chƣa đủ trang trải cho những nhu cầu tối thiểu. Do vậy nhận thức về thuế, nghĩa vụ và quyền hạn về thuế của mỗi công dân, của các cấp các ngành còn hạn chế. Thực trạng đó đòi hỏi chính sách thuế phải có nội dung rõ ràng, dễ hiểu, dễ làm và dễ kiểm tra. Nhƣng vẫn đảm bảo phản ánh đầy đủ quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Đảm bảo là công cụ đắc lực của nhà nƣớc, để điều chỉnh kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN.

Thƣờng xuyên hoàn thiện hệ thống thuế, để có thể bao quát mọi nguồn thu, thực hiện điều tiết trên mọi lĩnh vực, trên mọi đối tƣợng. Hệ thống thuế cần đánh thuế trên diện rộng đối với tiêu dùng, đối với thu nhập và đối với tài sản. Nghiên cứu hoàn thiện ban hành các sắc thuế đối với các hiện tƣợng tàn phá và hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, nhằm ngăn chặn và tăng cƣờng trách nhiệm trong việc khai thác sử dụng các tiềm năng thế mạnh của vùng. Tăng mức thuế đối với việc khai thác các loại tài nguyên không thể tái tạo và có giá trị kinh tế cao nhằm tăng thu cho ngân sách, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên nhƣ các loại quặng, gỗ quý, các loại dƣợc liệu quý hiếm.

Thực hiện chính sách ƣu đãi về thuế và những điều kiện thuận lợi khác, để thu hút các chủ thể đầu tƣ bên ngoài bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh ở tỉnh Hà Giang, đặc biệt ƣu tiên đối với các chủ thể đầu tƣ nƣớc ngoài, thông qua các hình thức liên doanh liên kết, hoặc đầu tƣ 100% vốn .

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư tư nhân cho phát triển kinh tế ở tỉnh hà giang (Trang 99)