4. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Với diện tích tự nhiên 7.914,9km2, mật độ dân số 96 ngƣời/km2; Hà Giang chia làm 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm có 10 huyện, 1 thành phố, với 195 xã, phƣờng, thị trấn. Thành phố Hà Giang đƣợc Nhà nƣớc công nhận đô thị loại III vào năm 2010. Hà Giang là một tỉnh miền núi ở miền Bắc Việt Nam. Là một tỉnh biên giới với 274 Km tiếp giáp Trung Quốc. Tỉnh có một diện tích lớn 7915 km2 và dân số 746.3 ngàn ngƣời (Công thông tin điện tử hà Giang, 2012).
Địa hình tỉnh Hà Giang là khá phức tạp với “ khí hậu ôn đới, nhƣng mô hình thời tiết miền núi cục bộ tạo ra điều kiện thời tiết biến đổi giữa các vùng khác nhau. Với những đỉnh núi đá vôi và đá granit. Chia thành 3 vùng. Về khí hậu, nó có 2 mùa, mùa khô và gió mùa, phụ thuộc vào độ cao của khu vực. hai vùng khí khậu đông dƣơng ở biên giới ảnh hƣởng đến một phần khí hậu trong tỉnh. Những vùng thấp hơn trong tỉnh bao gồm núi thấp, thung lũng sông Lô và TX. Hà Giang, Ở xã Cao Bồ, mùa khô nhất từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 5, phần còn lại của năm là mùa mƣa. Lƣợng mƣa thƣờng niên tại thị xã Hà Giang là 2,430.1 milimetres (95.67 in); trung bình tháng từ thấp nhất 31.5 mm (1.24 in) trong tháng 12 tới cao nhất là 515.6 mm (20.30 in) trong tháng 7. Mức độ ẩm trung bình là 84%. (Công thông tin điện tử hà Giang, 2012).
Hà Giang là một vùng núi cao, và đi lại quanh tỉnh là khó khăn. Phần nhiều của tỉnh là vùng núi làm nông nghiệp, phần nhiều diện tích đất đƣợc bao
bọc bởi rừng. Kinh tế nông nghiệp có một sự thúc đẩy với phát triển cây cam và quýt mang lại cho nhiều hộ gia đình thu nhập ổn định trong khoảng 150 đến 200 triệu đồng/năm. Diện tích gieo trồng canh tác đậu nành (loại năng suất cao 750 kg/ha) đã tăng lên 7,900 Ha. Là một tỉnh nghèo nhất của Việt Nam, phần lớn các hoạt động kinh tế xoay quanh nông nghiệp và lâm nghiệp. Tuy nhiên, những năm gần đây, có thành lập thêm ngành sản xuất. Cơ sở hạ tầng tại Hà Giang đã đƣợc cải thiện, nhƣng vẫn là nghèo, đƣờng giao thông, trƣờng học, và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ không phát triển so với nhiều vùng khác của Việt Nam. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhƣng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc; nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày giao động từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngƣợc lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng 1). Với lƣợng mƣa bình quân hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm/năm. Hệ thống sông suối Hà Giang thƣờng nhỏ hẹp, có nhiều ghềnh, sƣờn dốc đứng có điều kiện cho đầu tƣ phát triển thuỷ điện và những lòng hồ thủy điện là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch; đồng thời tạo nên những thác nƣớc độc đáo tạo cảnh quan cho khai thác du lịch. Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nƣớc biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chƣa tới 8.000 km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500 m - 2.500 m (10 ngọn cao 500 - 1.000 m, 24 ngọn cao 1000 - 1500 m, 10 ngọn cao 1.500 - 2.000 m và 5 ngọn cao từ 2.000 - 2.500 m). Tuy
vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau: Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trƣng cho địa hình karst. ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng (Công thông tin điện tử hà Giang, 2012).
Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thƣờng đƣợc gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp. Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tƣơng đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.