3.6.1. Các kiến nghị chung
- Định hướng tư duy về mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Viễn Đông Cần xây dựng nhận thức cho các lãnh đạo trung ương cũng như địa phương, lãnh đạo các bộ ngành và khu vực doanh nghiệp về sự cần thiết phải tăng cường hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga nói chung và giữa Việt Nam và Viễn Đông nói riêng tương xứng với quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước mà lãnh đạo cao nhất của hai bên đã cam kết, khuôn khổ pháp lý cho mối quan hệ chiến lược đã có, tuy nhiên cần phải cụ thể hóa vào các hoạt động hợp tác kinh tế cụ thể giữa hai nước, cũng như giữa Việt Nam và vùng Viễn Đông. Thực tế hợp tác giữa hai bên trong thời gian qua, quả thực còn quá khiêm tốn, chưa phản ánh được tiềm năng hợp tác.
Viễn đông vừa mới thức giấc sau một giấc ngủ dài trong thập kỷ 1990, Chính phủ của Tổng thống Putin trước đây và của Medvedev hiện tại mới chỉ bắt đầu công cuộc tái kiến thiết vùng tài nguyên giàu có này. Tuy nhiên, tiềm năng hợp tác với Viễn Đông là cực kỳ lớn, trong nhiều lĩnh vực như đầu tư, thương mại, hợp tác lao động, du lịch. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đầy bất ổn, chiến lược đa dạng hóa các đối tác kinh tế là rất cần thiết để giảm thiểu các rủi ro khi chỉ tập trung gắn nền kinh tế với một đối tác nhất định nào đó. Trên cơ sở đó, việc giữ vững và phát triển thị trường Viễn Đông như một đối tác truyền thống và giàu tiềm năng hợp tác là nhiệm vụ chiến lược trước mắt, cũng như lâu dài của chúng ta.
Việc xây dựng nhận thức cho các cấp lãnh đạo về sự cần thiết của quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với vùng đất có tính chiến lược này của Nga sẽ giúp tăng cường triển khai các dự án hợp tác kinh tế trên nhiều lĩnh vực cụ thể. Lãnh đạo các Tỉnh, thành phố, đặc biệt là các địa phương đã có quan hệ với Viễn Đông như Hải Phòng, Đà Nẵng…cần tăng cường giao lưu với lãnh đạo các địa phương giàu tiềm năng hợp tác ở Viễn Đông, chẳng hạn như Sakhalin, Amur, Khabarov, Primorie, để giới thiệu các cơ hội hợp tác của Việt Nam với bạn, cũng như tìm hiểu các cơ hội hợp tác của bạn với Việt Nam. Đây là một dạng marketing các cơ hội hợp tác giữa hai bên thông qua các chuyến thăm của lãnh đạo hai bên, như trường hợp Thống đốc Bang Washington của Hoa kỳ sang Việt Nam quảng cáo cho mặt hàng táo và máy bay Boeing sản xuất tại địa phương mình.
Lãnh đạo các bộ ban ngành quan trọng cũng cần thiết phải tìm hiểu cơ hội hợp tác với phía bạn để có thể khuyến khích các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước thuộc bộ mình quản lý hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp của Viễn Đông.
- Cần xây dựng định hướng chiến lược hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Viễn Đông
Hiện tại chúng ta mới chỉ có định hướng hợp tác kinh tế giữa hai nước thông qua văn kiện “Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa Liên bang Nga và Việt nam” do phía Nga đề xuất, cũng như “Kế hoạch hành động chung Nga – Việt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư thời kỳ đến năm 2012” (thông qua năm 2008). Một định hướng mang tính chiến lược về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Viên Đông vẫn chưa được hai bên xây dựng. Với vai trò quan trọng của vùng Viễn Đông, chúng ta cần phải xây dựng một định hướng chiến lược hợp tác như vậy, qua đó định hướng cho sự phân bổ nguồn lực hợp tác với Viễn Đông trong mối tương quan với tổng thể hợp tác kinh tế với cả nước Nga.
Theo đó, mới đây nhất, ngày 18/06/2013, ngài V.I.Ishaev - Bộ trưởng Liên bang Nga đã có chuyến thăm Việt nam và bàn về phát triển vùng Viễn Đông nhân chuyến thăm Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Bộ trưởng V.I.Ishave cho biết, hiện nay, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và vùng Viễn Đông phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Theo Bộ trưởng, hai bên có nhiều triển vọng hợp tác như trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh và nhất là có nhiều triển vọng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, chế biến hải sản, may mặc, khai khoáng… Bộ trưởng V.I.Ishave cũng mời đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang thăm vùng Viễn Đông và khảo sát thị trường, tìm kiếm đối tác, hợp tác làm ăn dài lâu1
3.6.2. Các kiến nghị cụ thể:
- Công tác xúc tiến thương mại: đẩy mạnh công tác xúc tiến hương mại, tăng cường các chuyến khảo sát thị trường, tích cực tham gia hội chợ triển lãm tổng hợp và chuyên ngành. Cùng với việc đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng của Vùng.
Tăng cường việc trao đổi và cung cấp thông tin về thị trường, môi trường đầu tư, hệ thống luật lệ của mỗi nước, thông tin về đồi tác – bạn hàng để đối tác hai bên có cơ sở thiết lập quan hệ làm ăn.
Chi nhánh thương vụ của Việt Nam tại Viễn Đông cần phải có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và điều phối các hoạt động trên,
- Nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa: là một yếu tố sống còn trong việc thâm nhập thị trường Viễn Đông trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước láng giềng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, đặc biệt là Trung Quốc trong cơ cấu các loại mặt hàng có công nghệ trung bình. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tự đầu tư vào đổi mới công nghệ, trang thiết bị, để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nhất là đối với các nhóm hàng nông sản, thủy, hải sản. Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý đến việc cải tiến bao bì, mẫu mã sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh và tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường một cách ổn định và lâu dài.
Riêng đối với nhóm hàng nông sản, thủy, hải sản đặc biệt đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. chúng ta đang có lợi thể trước Trung Quốc đối với loại hàng này do hàng thực phẩm Trung Quốc có xu hướng tẩy chay vì vi phạm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu không làm tốt khâu chất lượng vệ sinh đối với hàng thực phẩm xuất khẩu thì chúng ta cũng sẽ để mất một nguồn tiêu thụ đầy tiềm năng tại Viễn Đông. - Thiết lập các vùng chuyên canh rau, củ, quả: để có thể thiết lập các vùng chuyên
canh rau, củ, quả phục vụ xuất khẩu sang Viễn Đông, trước hết cần phải có cam kết từ chính quyền địa phương của hai bên, sau đó triển khai xuống các doanh nghiệp. Điều này tạo sự ổn định lâu dài cho hoạt động sản xuất ở các vùng chuyên canh. Ngoài ra, từ nhu cầu của phía Bạn, cần sớm có quy hoạch các vùng chuyên canh trên cơ sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển chung của nền kinh tế.
- Mở chi nhánh ngân hàng tại Viễn Đông: bất cập trong phương thức thanh toán đang làm cản trở hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai bên. Chính phủ nên khuyến khích các ngân hàng thương mại (bao gồm cả quốc doanh và ngoài quốc doanh) mở chi nhánh tại Viễn Đông để hỗ trợ các doanh nghiệp của hai nước trong việc thanh toán.
- Các dự án đầu tư lớn vào Viễn Đông: về những dự án đầu tư lớn vào Viễn Đông liên quan đến dầu khí, sản xuất phân hóa học, khai thác và chế biến gỗ, cần phải có sự cam kết, ủng hộ của lãnh đạo hai nước và sau đó đưa vào danh mục cần phải có sự cam kết, ủng hộ của lãnh đạo hai nước và sau đó đưa vào danh mục các dự án ưu tiên trong quan hệ giữa hai bên. Nếu không có sự ủng hộ chính trị này, việc cạnh tranh với công ty hàng đầu thế giới của Hà Lan, Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc…đang hoạt động tại vùng Viễn Đông là rất khó khăn.
- Thiết lập các trung tâm thương mại hiện đại: tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư thiết lập các trung tâm thương mại hiện đại tại các thành phố lớn của Viễn Đông như Khabarovsk, Vladivostok…nhằm đảy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam tại Viễn Đông. Cần sớm loại bỏ mô hình hoạt động chợ trời thịnh hành của thập kỷ 1990 với hình ảnh về hàng Việt nam giá rẻ và kém chất lượng. Xây dựng hình ảnh tốt đẹp về hàng hóa Việt Nam tại đây thông qua các trung tâm thương mại sẽ giúp hàng Việt Nam tiêu thụ được tốt hơn và có tính ổn định, lâu dài hơn.
- Hoạt động xúc tiến du lịch: Ngành du lịch của Việt Nam cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch sang khu vực của Viễn Đông.Chúng ta mới chỉ triển khai các hoạt động này ở các thành phố lớn của Nga ở phần lãnh thổ Châu Âu, chứ chưa thực hiện hoạt động quảng bá rộng rãi ở thị trường Viễn Đông. Đây là một thị trường đầy tiềm năng nếu nhìn vào con số 171 ngàn khách du lịch Khabarov đi du lịch Trung Quốc năm 2007. Hoạt động du lịch giữa hai bên phát triển cũng tạo tác động lan tỏa sang các hoạt động kinh tế khác.
- Hợp tác lao động: muốn được thị trường lao động tại Viễn Đông chấp nhận lao động Việt Nam một cách ổn định và lâu dài, Việt Nam phải có các biện pháp giáo dục lao động của mình về tính kỷ luật lao động, ý thức tôn trọng pháp luật sở tại. Đây là những phẩm chất lao động Việt Nam đang rất thiếu, đã tạo nên nhiều vấn đề tiêu cực tại các thị trường lao động khác trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông, Malaysia và nhiều nơi khác. Hiện nay, di dân bất hợp pháp và hoạt động lao động trái phép của các công dân Việt Nam trên lãnh thổ Nga đang là một thực trạng, và đây là thực trạng khá nhức nhối trong quan hệ song phương giữa hai nước. Những văn kiện quan trọng này đã xuất hiện rất đúng lúc. Tuy nhiên, đó mới chỉ dừng lại ở các văn bản pháp lý, về phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam cần phải chủ động thực hiện các biện pháp giáo dục ý thức của người lao động, cũng như áp dụng các chế tài nhằm hạn chế tối đa hoạt động vi phạm hợp đồng của người lao động.
Có thể đề nghị phía bạn cho phép lập các khu phố người Việt tại một số thành phố lớn ở Viễn Đông để tạo điều kiện cộng đồng người Việt tại đây và lao động trong nước sang ổn định cuộc sống, đóng góp vào việc phát triển kinh tế địa phương. Làng thời đại ở Kharkov (Ucraina) cũng như một số nơi khác ở Nga và các nước SNG, Đông Âu là những ví dụ sinh động về sự thành công của mô hình này.
3.7. Dự báo và triển vọng phát triển của vùng Viễn Đông đến năm 2020 3.7.1. Dự báo phát triển vùng Viễn Đông đến 2020
Viễn Đông có vị trí địa – chiến lược, địa – kinh tế quan trọng đối với Liên bang Nga, nhận thức được ý nghĩa trên, chính phủ Nga đã từng bước điều chỉnh chính sách đối với Viễn Đông. Tổng Thống Putin và cả khi đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng đã nhiều lần trực tiếp thị sát Viễn Đông và quyết định chọn thành phố Vladivosktok làm địa điểm tổ chức Hội nghị cấp cao APEC – 2012 do nước Nga đăng cai. Ông cũng là người phê duyệt “Chiến lược phát triển Viễn Đông và Dabaical đến 2025”, cắt băng khai trương siêu cảng dầu Kozmino… Tổng thống D. Medvedev cũng nhiều lần thăm Viễn Đông, tại cuộc họp với lãnh đạo các địa phương Viễn Đông, Tổng Thống nhấn mạnh việc phải củng cố vị trí nước Nga tại khu vực. Trong cuộc gặp cấp cao Nga –ASEAN tại Hà Nội (30/10/2010) ông khẳng định Châu Á – Thái Bình Dương đáp ứng lợi ích tất cả các nước và nước Nga mở rộng cánh cửa hợp tác với khu vực, đó chính là một trong những hướng ưu tiên cao trong chinhs ách đối ngoại của Nga.
Trong chiến lược phát triển của mình, Nga đã nhấn mạnh ba nội dung then chốt:
- Thứ nhất, đưa sự hợp tác kinh tế giữa khu vực Viễn Đông với các khu vực khác của nước Nga và với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) lên tầm cao mới.
Page
- Thứ hai, phát triển theo hướng chuyên môn hoá trong lĩnh vực công nghệ cao trên thị trường khu vực CA-TBD, trước hết là các lĩnh vực năng lượng, chế tạo máy bay, dịch vụ không gian vũ trụ.
- Thứ ba, tiếp tục tăng cường vai trò của Nga trong các tổ chức quốc tế và khu vực như: APEC, SCO, ASEAN, BRIC…
Trong đó, “Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội khu vực Viễn Đông và Baikal đến năm 2025” đã được xác định ba giai đoạn:
- (1) 2009-2015, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng đầu tư, phát triển công nghệ tiết kiệm
năng lượng, gia tăng cơ hội việc làm cho người lao động.
- (2) 2016-2020, xây dựng các dự án năng lượng quy mô lớn, gia tăng lượng vận tải
hành khách và hàng hóa quá cảnh, thiết lập mạng lưới vận chuyển nòng cốt, gia tăng sản xuất và xuất khẩu nguyên vật liệu.
- (3) 2021-2025, phát triển kinh tế theo mô hình sáng tạo, khai thác với quy mô lớn
nguồn dầu khí, đẩy mạnh các dự án năng lượng và giao thông với quy mô lớn.
Trong thời gian từ 10-15 năm tới, vấn đề địa chính trị có ý nghĩa chủ đạo đối với Nga chính là tương lai khu vực Siberia và Viễn Đông. Điều kiện kinh tế phát triển, vị trí địa lý và giao thông đã tạo môi trường thuận lợi để Viễn Đông mở rộng hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Viễn Đông xuất khẩu sang Đông Bắc Á chủ yếu các mặt hàng như nhiên liệu, điện năng, lâm sản và hải sản. Ngoài ra, Viễn Đông còn là một cảng biển lớn, có vị trí hết sức quan trọng để Nga xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài, trong đó xuất khẩu nhiên liệu rắn chiếm khoảng 45%, sản phẩm hóa dầu 60%, hải sản 97%. Hiện nay, Nga đang thực hiện chiến lược nhằm củng cố quan hệ thân thiện với các nước láng giềng, sử dụng một cách có kiểm soát nguồn lực của Trung Quốc để phát triển khu vực Viễn Đông, Siberia và thâm nhập một số lĩnh vực mang tính chọn lọc tại thị trường Trung Quốc.
Theo đó, dự báo đến năm 2020 Viễn Đông Nga sẽ phát triển theo những nhóm chiến lược chính sau:
Tìm kiếm nhà đầu tư: Hiện nay, Nga đang tìm kiếm các dòng vốn đầu tư từ cả trong và ngoài nước. Mỹ và Nhật Bản, với nguồn tài chính sẵn có và công nghệ tiên tiến, đã và đang trở thành mục tiêu để Nga có thể tận dụng. Các nhà hoạch định chính sách của Moscow cho rằng, để thu hút các dòng vốn đầu tư, Nga không chỉ đưa ra các điều kiện hấp dẫn mà cần tạo dựng các chế tài pháp luật, tài chính và môi trường cần thiết, trong đó việc xóa nạn tội phạm tại vùng này là yêu cầu đầu tiên. Với nguồn tài nguyên khoáng sản cùng trữ lượng dầu mỏ, khí đốt phong phú, Viễn Đông và Siberia đã thu hút được khá nhiều dự án đầu tư nước ngoài. Nhu cầu về nguồn năng lượng nhằm đáp ứng yêu
cầu tăng trưởng của nền kinh tế đã khiến Trung Quốc và Nhật Bản quan tâm hơn đến phát triển mối quan hệ đối tác với Moscow. Vì thế, trong tương lai gần, Viễn Đông sẽ ngày càng thu hút nhiều hơn nữa mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường này nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên phong phú ở nơi này.