năng này và họ cũng đang trên con đường cải cách. Chỉ riêng trong năm 2003 giữa hai nước đã có 3 cuộc gặp gỡ chính thức để thảo luận về các vấn đề quan hệ kinh tế thương mại, về hợp tác khoa học công nghệ và đầu tư.
- Bên cạnh những nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Nga còn chú ý đến việc mở rộng mối quan hệ kinh tế với các nước châu Á khác như các nước NICs, các nước ASEAN, kể cả với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Ngay từ đầu năm 2000, Hiệp định hữu nghị và hợp tác đã được ký kết giữa hai nước. Theo đó, Nga sẽ tiến hành sửa chữa và hiện đại hóa những xí nghiệp Liên Xô đã xây dựng trước đây, đổi mới thiết bị ngành gang thép và xây dựng đường sắt nối liền Hàn Quốc - CHDCND Triều Tiên và vùng Siberia của Nga. Nga còn muốn xây dựng đường ống cung cấp khí đốt không chỉ cho Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên mà cả Trung Quốc và Nhật Bản nữa. Nga đã chủ động đề xuất những thế mạnh của mình cho các nước châu Á – TBD tham khảo. Đặc biệt là tuyến đường sắt xuyên Siberia của Nga nối liền các nước Đông Á với những nước Tây Âu chỉ mất phân nửa thời gian so với đi vòng qua biển như hiện nay mà mức độ an toàn cũng không kém. Không những thế vùng Siberia lại tiềm ẩn kho tài nguyên khổng lồ mà cho đến giờ Nga cũng chỉ mới bắt đầu khai thác. Đa số các nước thành viên đều rất sẵn sàng hợp tác với Nga vì ngoài lợi ích về kinh tế. Họ còn cho rằng Nga đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ sự ổn định và an ninh khu vực, nhất là ở các nước Trung Á trong điều kiện bất ổn như hiện nay.
- Thứ tự sắp xếp phương Đông phương Tây tuy có trước có sau nhưng vị trí của chúng trong nền ngoại giao Nga vẫn gần như quan trọng như nhau. Điều này được Pu-tin chỉ ra: “Đặc điểm của chính sách ngoại giao của Nga là ở chỗ Cân bằng, đây là do vị trí địa chính trị là nước Âu Á của Nga quyết định”.
- Chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Pu-tin trên cơ sở linh hoạt, thực tế phục vụ lợi ích quốc gia trong đó hàng đầu là lợi ích kinh tế đã góp phần cải thiện vị thế của Liên bang Nga trên trường quốc tế13
2.1.2. Thời kỳ của Tổng Thống Dmitry Anatolyevich Medvedev - Về chính sách kinh tế
Năm 2008 và 2012 là những năm để lại dấu ấn quan trọng trên chính trường nước Nga với cuộc bầu cử Tổng thống mà ở đó cho thấy ngày càng rõ sự hiện diện của “bộ đôi quyền lực” V.Putin và D.Medvedev. Dù là người kế nhiệm. chiến lược phát triển cho nước Nga đã được người tiền nhiệm vạch ra và đã được thực tiễn kiểm nghiệm tính đúng đắn của nó và do đó khi trúng cử Tổng Thống. D.Medvedev được thừa kế sự ổn
13
.A.Idotov, D.V.Suslov: Hợp tác đầu tư Viễn Đông, Nga với các nước Đông Bắc Á: cố gắng thúc đẩy cuối thập niên 2000, Tạp chí “Nước Nga và CHâu Á – Thái Bình Dương, số 2/2011
định chính trị, những thành tựu kinh tế xã hội mà Putin đã tạo dựng nên trong suốt hai nhiệm kỳ Tổng thống (2000-2008), song Medvedev thể hiện khá rõ nét vai trò là người đứng đầu, không chỉ đưa nước Nga thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, mà còn tạo ra sự phát triển kinh tế, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, xã hội và tăng cường vị thế quốc tế của Nga.
Khi nhậm chức Tổng thống Liên bang Nga (7/5/2008), D.Medvedev được thừa kế cục diện chính trị, kinh tế xã hội ổn định, từ năm 2000-2008, GDP của Nga tăng khoảng 70%, công nghiệp tăng trưởng 75% và đầu tư tăng 125%. Nga trở thành 1 trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đây là một thuận lợi căn bản để Mevedev tiếp tục giữ vững sự ổn định và phát triển của nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, Mevedev phải đối mặt với những khó khăn từ sự mất cân đối về cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế và nguồn thu ngân sách chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu, khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất thấp...Đồng thời, thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những tác động nặng nề đến kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Nga.
Theo đó. Medvedev đã xác định mục tiêu và đề ra đường lối phát triển cho nền kinh tế Liên bang Nga. đó là tiếp tục đẩy mạnh xây dựng kinh tế thị trường. nhưng chú trọng đến hiệu quả kinh tế - xã hội nhằm khôi phục tiềm lực kinh tế và nâng cao vị thế quốc tế của Liên bang Nga.
Những thành tựu về kinh tế Liên bang Nga đã đạt được trong thời kỳ lãnh đạo của Medvedev:
- Thứ nhất, nền kinh tế đã vượt qua khủng hoảng tài chính toàn cầu. sớm bước vào quỹ đạo tăng trưởng. Nền kinh tế vượt qua suy thoái tương đối nhanh, tăng trưởng mạnh về chỉ số GDP. nền sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cũng như giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu đều có những dấu hiệu tăng tích cực.
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Nga (2008-2012)
Theo như biểu đồ trên có thể nhận thấy, GDP của Nga có những bước tăng nhẹ từ giai đoạn 2008 – 2012, GDP 2012 của Nga đạt mức 2.014,7 tỷ USD, tăng khoảng 4,6% so với năm 2011. Tuy nhiên, giai đoạn khủng hoảng 2008-2009 mức giảm ở Nga không đáng kể so với các quốc gia khác.
Bảng 2.2: Tăng trưởng GDP hàng năm của một số nước (%)
Nước 2008 2009 2010 2011 2012 Nga 5,2 -7,8 4,5 4,3 3,4 Mỹ -0,4 -3,1 2,4 1,8 2,2 Anh -1,0 -4,0 1,8 1,0 0,3 Pháp -0,1 -3,1 1,7 2,0 0,0 Đức 1,1 -5,1 4,2 3,0 0,7 Nguồn: http://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MTKTP.CD/countries?page=1
Về công nghiệp: giá trị sản xuất của các ngành được coi là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như khai thác và sản xuất sản phẩm dầu mỏ, công nghiệp thực phẩm, luyện kim, phương tiện giao thông đều tăng trưởng. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp đứng hàng đầu thế giới trong năm 2010 và 2011 như dầu thô, khí đốt (thứ nhất), gang (thứ 3), điện (thứ 4), than, thép (thứ 5)14. Xét một cách toàn diện. sản xuất công nghiệp của Nga được đánh giá là phục hồi nhanh sau khi rơi vào tình trạng tăng trưởng âm năm 2009.
Biểu đồ 2.3: tốc độ tăng trưởng công nghiệp Nga những năm 2008-2012 (ĐVT: %)
Nguồn: http://cia.gov/library/publications/the-world-factbook/index.html
14
Kinh tế Liên bang Nga (2008-2012): thực trạng và vai trò của tổng thống Medvedev, tạp chí nghiên cứu châu Âu, Số 10 (157), 2013
Về lạm phát, nếu như năm 2008 chỉ số lạm phát tăng cao ở mức 2 con số (14,1%) thì đến năm 2012 con số này chỉ còn 5,1%
Về thâm hụt ngân sách, đã giảm dần từ năm 2009 (7,4%) xuống còn 0,4% (2012). Dự trữ ngân sách Trung ương Liên bang cũng không ngừng tăng từ 437,7 tỷ USD (2009) lên đến 537,4 tỷ USD (2012). Năm 2012. Nước Nga đã trở thành nước lớn thứ 4 trên thế giới về dự trữ vàng và ngoại tệ. Nợ công của Nga thấp hơn nhiều so với các nước Mỹ, Anh và Nhật Bản.
Có thể nhận thấy, bức tranh kinh tế Liên bang Nga giai đoạn 2008-2012 vẫn có những mảng tối song gam màu sáng đã mạnh mẽ hơn, điều đó chứng tỏ sự cố gắng nỗ lực hết mình của chính quyền Liên bang Nga đứng đầu là Tổng Thống Medvedev.
- Về chính sách đối ngoại15
Nga thực hiện chính sách đối ngoại vừa cứng rắn, vừa mang tính thực dụng của chính quyền Putin đã đưa nước Nga lên một vị thế mới trong cộng đồng quốc tế. Medvedev tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại “tự chủ và có định hướng ưu tiên phát triển quan hệ với các láng giềng gần” và “Định hướng cơ bản của chính sách đối ngoại (thông qua năm 2000) vẫn là những nguyên tắc chỉ đạo cho hoạt động đối ngoại của Liên bang Nga”. Nội dung cơ bản của định hướng này tập trung thực hiện nguyên tắc: thực dụng, đa phương, thúc đẩy lợi ích quốc gia nhưng không gây đối đầu.
Bên cạnh đó, nước Nga cũng đứng trước trước những khó khăn thử thách. Sau khi nhậm chức, chính quyền của Medvedev phải đối mặt với tình thế nan giải ở Nam Ossetia ( chiến tranh giữa một bên là Gruzia và một bên là các khu vực ly khai, Nam Ossetia và Abkhazia, cung với Liên bang Nga, sau cuộc chiến tranh này là Nga chính thức công nhận nền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia). Tháng 7/2008, tổng thống Medvedev công bố bản “Định hướng chính sách đối ngoại mới” trong đó nội dung chủ yếu dựa trên luận điểm “nước Nga giờ đây đã vươn dậy”.
Trong quá trình cầm quyền, Medvedev đã làm chậm quá trình mở rộng về Phía Đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ngăn chặn Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) tham gia vào quá trình này, Medvedev cũng thành công trong việc điều chỉnh quan hệ Nga – Mỹ, Nga – Châu Âu, khẳng định sự tập trung vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và tiếp tục củng cố hình ảnh. tiếng nói của Nga trên trường quốc tế. Trong quan hệ với Mỹ, mối quan hệ Nga – Mỹ đã nồng ấm trở lại, mối quan hệ với Liên Minh Châu Âu cũng theo đó mà được cải thiện từng bước.
15
Lê Minh Giang, Nét mới trong chinh sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng Thống D.Medvedev (2008-2012), Tạp chí Nghiên Cứu Châu Âu Số 10 (145), 2012