2.2.2.Quan hệ kinh tế đối ngoại của Vùng Viễn Đông

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển vùng viễn đông của liên bang nga và khả năng hợp tác quốc tế ( giai đoạn từ năm 2000 đến nay) (Trang 46)

½ diện tích miền Bắc là đồng cỏ để chăn nuôi hươu, ngoài ra còn có nghề nuôi thú để lấy các sản phẩm da, lông và thịt.

2.2.2. Quan hệ kinh tế đối ngoại của Vùng Viễn Đông 2.2.2.1. Quan hệ ngoại thương

Trong những năm gần đây, ngoại thương là một nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước Nga nói chung và vùng Viễn Đông nói riêng. Tăng trưởng thương mại nhanh cho phép nước Nga giải quyết nhiều vấn đề kinh tế quan trọng như: giảm nợ nước ngoài, tăng cường hệ thống tài chính, cung cấp hàng hóa cho người dân, kiềm chế lạm phát và gia tăng mức sống.

Viễn Đông có tiềm lực tài nguyên thiên nhiên to lớn và sự phát triển của công nghiệp xác định việc hội nhập vào kinh tế thế giới. Vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển các loại giao thông vận tải sẽ đưa lại hiệu quả sử dụng tiềm năng thiên nhiên, tiềm năng sản xuất, khoa học và con người.

Bảng 2.10: Kim ngạch ngoại thương của Nga và Viễn Đông, 2000-2011 (Tỷ USD)

1995 2005 2008 2009 2011

Kim ngạch ngoại thương của Nga 145,0 368,9 397,9 254,8 437,3 Kim ngạch ngoại thương của Viễn

Đông

4,5 14,6 17,71 12,03 34

Nguồn: Niên Giám thống kê LB Nga 2011

Quan hệ thương mại của Viễn Đông trong thời gian gần đây diễn ra trong bối cảnh quốc tế thuận lợi đối với nền kinh tế Nga, trong đó nổi lên hai nhân tố: xu hướng tăng giá trên thị trường thế giới đối với các mặt hàng năng lượng và sự gia tăng nhu cầu thế giới đối với các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Nga. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2000- 2007 khả năng chi trả của người dân được cải thiện và sự gia tăng các hoạt động đầu tư đã tạo tiền đề cho tăng trưởng nhập khẩu, trong giai đoạn này xuất khẩu của Viễn Đông đã tăng hơn 4 lần, còn nhập khẩu hơn 13 lần. Xuất siêu chiếm ưu thế trong giai đoạn này, có một điểm đáng lưu ý là xuất khẩu năm 2007 tăng gấp 2 lần so với năm trước. Điều này có thể do giá dầu trên thế giới tăng cao và sự gia tăng dầu mỏ xuất khẩu nhờ lượng dầu mỏ mới được khai thác tại Sakhalin và một số khu vực khác.

Giai đoạn 2008-2009 có dấu hiệu đi xuống do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, do đó, kim ngạch ngoại thương của Nga giảm từ 368,9 tỷ rúp năm 2005 xuống còn 254,8 tỷ rúp năm 2009. Con số này ở vùng Viễn Đông là 14,6 tỷ năm 2005 lên đến 17,71 tỷ năm 2008 và giảm xuống còn 13 tỷ năm 2009. Năm 2011 đến nay, tốc độ tăng

trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nga nói chung và vùng Viễn Đông nói riêng đã có những bước cải thiện đáng kể.

Bảng 2.11: Xuất nhập khẩu của Viễn Đông, 2000-2011 (Triệu USD)

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2009 2011 Tổng kim ngạch XNK 4302,6 6341,3 5146,0 6210,2 8649,7 14570,7 15312,7 23222 12030 34000 Trong đó Xuất Khẩu 3632,5 5398,9 3786,9 4418,2 6006,0 8924,2 7745,0 14463 8200 9200 Nhập khẩu 670,1 942,4 1359,1 1792,0 2643,7 5646,5 7567,7 8758,6 3830 24800

Nguồn: Niên giám thống kê LB Nga 2011. Vụ Châu Âu (Bộ Công Thương Việt Nam) Biểu đồ 2.12: Cơ cấu xuất khẩu Viễn Đông 2011 chia theo Quốc gia (ĐVT: %)

Nguồn: Niên giám thống kê LB Nga 2011. Vụ Châu Âu (Bộ Công Thương Việt Nam)

Cơ cấu xuất khẩu của Viễn Đông là dầu mỏ (25,6%), các loại đá và kim loại quý (21%), cá và các sản phẩm hải sản (16%), gỗ và các sản phẩm gỗ (14,8%). Những nước nhập khẩu chính dầu mỏ của Viễn Đông là Trung Quốc, Thụy Sĩ, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản… phần lớn dầu mỏ được khai thác tại Khabarov và Sakhalin. Cá và hải sản được đánh bắt và chế biến chủ yếu tại Primorie, Kamchatka, Sakhalin và xuất khẩu chủ yếu đi Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Trong các sản phẩm gỗ xuất khẩu, tỷ trọng lớn thuộc về gỗ tròn. Theo giá trị, gỗ tròn chiếm 89.4% tổng xuất khẩu. Các khu vực xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm gỗ là Khabarov, Primorie và Amur. Các nước nhập khẩu chính mặt hàng này là Trung Quốc (58,5%), Nhật Bản (28,6%) và Hàn Quốc (11,1%). Than đá chủ yếu sản xuất tại Iacutia và xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc. Các sản phẩm từ kim

loại được sản xuất chủ yếu tại Primorie, Khabarovsk và xuất sang các nước Hàn Quốc, Thái Lan, Thụy Sĩ, Việt Nam và Philippines.

Về nhập khẩu của Viễn Đông, tỷ trọng lớn nhất là máy móc thiết bị (53%), sau đó đến sắt

thép (14%), hàng thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm (9%), hàng may mặc (8%) và sản phẩm công nghiệp hóa chất (7%). Tăng trưởng đầu tư cho Viễn Đông trong thời gian vừa qua giải thích cho tỷ trọng cao của máy móc thiết bị. Sự thiếu thốn hàng thực phẩm cũng như các mặt hàng tiêu dùng khác của người dân ở đây được bù đắp bởi hàng nhập khẩu từ các nước trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam…

Nếu phân chia theo khu vực địa lý, các đối tác thương mại quan trọng nhất của Viễn Đông là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Các nước này chiếm 79% kim ngạch ngoại thương của Viễn Đông.

Bảng 2.13: Cơ cấu ngoại thương của Viễn Đông theo đối tác thương mại. 2000-2005 (Triệu USD) 2001 2002 2003 2004 2005 Xuất khẩu Trung Quốc 1716,3 1048,6 1489,2 1394,0 2036,7 Hàn Quốc 643,9 619,9 496,4 558 126,7 Nhật Bản 560,4 608,1 694,3 1062,1 1426,3 Singapore 498,1 390,8 379 72,3 130,7 Hoa Kỳ 46,6 58,4 77,9 74,5 93,2 Thụy Sĩ 73,3 135,8 209,5 247,7 384,8 Đảo Virginia 44,3 73,2 Khác 1772,8 799,6 1349,8 2597,4 4725,8 Nhập khẩu Trung Quốc 170,9 423,4 487,1 655,3 1187,3 Hàn Quốc 206,5 280,2 298,5 352,7 905,7 Nhật Bản 186,1 170,6 441,0 1204,2 1941,0 Singapore 3,1 11,8 7,7 31,7 38,4

Hoa Kỳ 125,9 187,8 156,8 208,1 488,6 Thụy Sĩ 1,9 5,4 14,9 5,02 6,1 Khác 247,2 273,3 386,0 186,7 1079,4 Tổng cộng 942,4 1359,1 1792,0 2643,7 5646,5 Tổng kim ngạch XNK Trung Quốc 1887,2 1472 1976,3 2049,3 3224,0 Hàn Quốc 850,4 900,1 794,9 910,8 1032,4 Nhật Bản 746,5 778,7 1135,3 2266,3 3367,3 Singapore 501,2 402,6 45,6 104 169,1 Hoa Kỳ 172,5 246,2 234,6 282,6 581,8 Thụy Sĩ 75,2 141,2 224,4 252,7 390,9 Khác 2020,0 1072,9 1799,2 2784,0 5805,2 Tổng cộng 6341,3 5146 6210,2 8649,7 4570,7

Nguồn: S.P.Bystriskiy. V.K.Zausaev (2007)

2.2.2.2. Đầu tư nước ngoài vào Viễn Đông

Đầu những năm 90 đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào các ngành thương mại và dịch vụ ăn uống, nhưng những năm gần đây đã tập trung vào các lĩnh vực mang lại hiệu quả đầu tư lớn hơn như: năng lượng khai khoáng, công nghiệp rừng. Tuy nhiên, trị giá đầu tư nước ngoài chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của Vùng này.

Đến cuối năm 2006, tổng giá trị đầu tư nước ngoài vào Vùng mới chỉ đạt mức khiêm tốn 6,4 tỉ USD. Tuy nhiên, gần đây có thể thấy xu hướng đầu tư nước ngoài vào Viễn Đông và Zabaical ngày càng tăng. Đầu tư nước ngoài năm 2007 đạt con số 8,8 tỷ USD, tăng gần 12 lần so với năm 2001. Con số này năm 2009 đạt mức 8439,3 triệu USD, giảm 2,3% so với năm 2008. Trong đó, đầu tư trực tiếp chỉ chiếm 17,8%, còn các hình thức đầu tư khác như tín dụng thương mại, tín dụng các tổ chức tà chính quốc tế…chiếm đến 78,2%.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.14: Đầu tư nước ngoài vào Viễn Đông và Zabaical. 2000-2009 (ĐVT: Triệu USD)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2009

Trị giá

549,4 747,0 1200,3 2847,1 5113,0 5989,1 6482,76 8815,0 8439,3

Nguồn: Hiệp hội hỗ trợ kinh tế liên vùng Viễn Đông và Zabaical

Năm 2009, trị giá đầu tư nước ngoài vào Viễn Đông và Zabaical chiếm khoảng 12% tổng đầu tư nước ngoài vào Liên bang Nga. Tuy nhiên, nếu so sánh với các vùng khác của Nga, như Tây Siberi và vùng lãnh thổ Châu Âu của Liên bang Nga thì khối lượng đầu tư của nước ngoài vào khu vực có tầm chiến lược này của Nga là không đáng kể, nếu không nói là quá ít ỏi.

Biểu đồ 2.15: Cơ cấu đầu tư vào Viễn Đông chia theo khu vực (ĐVT:%)

Nguồn: D.A.Idotov. D.V.Suslov: Hợp tác đầu tư Viễn Đông. Nga với các nước Đông Bắc Á: cố gắng thúc đẩy cuối thập niên 2000. Tạp chí “Nước Nga và Châu Á – Thái Bình Dương, số 2/2011

Lĩnh vực đầu tư chủ yếu vào viễn đông là khai khoáng chiếm đến 92,1% (khoảng 7,7 tỷ USD). Trong đó, địa phương được đầu tư nước ngoài lớn nhất của Viễn Đông là Sakhalin, chiếm 68,4% toàn vùng, tiếp đến là khu tự trị Chucotca, Khabarovsk….

Trong số các nước đầu tư vào Viễn Đông và Zabaical, Nhật Bản chiếm tỷ trọng đầu tư lớn nhất với 44,1% (2,6 tỷ USD), tiếp theo là Hà Lan (1,9 tỷ USD), ngoài ra còn có Síp, Anh, Luc-xam-bourg….

Bảng 2.16: Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo nước đầu tư vào Viễn Đông và Zabaical, 2009 Quốc Gia Hà Lan Ấn Độ Cộng hòa Síp Nhật Bản Anh Luc- xam- bourg Trung Quốc Các nước khác Tổng 2009 1915 395,9 910 2661 905 735,9 42,19 874,31 8439,3

Nguồn: Hiệp Hội Hỗ trợ kinh tế liên vùng Viễn Đông và Zabaical

Biểu đồ 2.17: Cơ cấu đầu tư nước ngoài vào Viễn Đông và Zabaical theo Quốc gia, ngành (ĐVT: %)

Nguồn: Hiệp Hội Hỗ trợ kinh tế liên vùng Viễn Đông và Zabaical

Trong cơ cấu đầu tư nước ngoài theo ngành vào Viễn Đông và Zabaical, ngành nguyên nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 81%, tiếp theo là ngành khai khoáng 12% và ngành dịch vụ 2.5%. Các ngành khác có lượng đầu tư không đáng kể. Điều này cũng dễ hiểu vì vùng này giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản là điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc khai thác nguồn lợi thiên nhiên được ưu đãi như dầu mỏ, gỗ, các loại khoáng sản quý. Còn những ngành khác, do khí hậu khắc nghiệt, vị trí địa lý tách biệt, khó khăn trong vận chuyển tạo nên chi phí sản xuất cao nên không hấp dẫn giới đầu tư.

Đầu tư của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc vào Viễn Đông

Tuy là những nước láng giềng, nhưng so với một số nước khác, Nhật bản, Trung Quốc, Hàn Quốc đầu tư vào Viễn Đông chưa nhiều, mặc dù đây là vùng nguyên liệu khá hấp dẫn với các nước này. Nhật Bản là nước đầu tư đứng đầu trong số 3 nước. Vài năm gần đây Hàn Quốc đứng thứ hai, Trung Quốc vẫn là nước đầu tư nhỏ giọt, song thực tế, nước

này đã và đang bằng mọi cách khai thác nhiều hơn ai hết nguồn tài nguyên thiên nhiên của Viễn Đông.

Trong tổng đầu tư nước ngoài tại Viễn Đông năm 2009, Hàn Quốc chỉ chiếm 1% và Trung Quốc là 0,5%. Hàn Quốc quan tâm đầu tư vào các lĩnh vực: chế biến gỗ, khách sạn, viễn thông, giao thông, dệt may, khai khoáng, nông nghiệp. Công ty Huyndai của Hàn Quốc chiếm 67,6% cổ phần của xí nghiệp “Khorol-Ngũ cốc”, sở hữu 10 nghìn hecta đất ở Primorie trồng ngô và đậu, Trung Quốc đầu tư chủ yếu vào chế biến gỗ, khai khoáng, nông nghiệp…

Từ cuối năm 2009, đầu tư của Trung Quốc và Hàn Quốc có xu hướng tăng mạnh, lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã thỏa thuận hợp tác phát triển khu vực biên giới hai nước là Viễn Đông, Đông Siberia và Đông bắc Trung Quốc. Hai nước đã thỏa thuận Chương trình hợp tác cho giai đoạn 2009-2018. Hầu hết các dự án của chương trình đều liên quan đến chế biến gỗ thô (9 dự án), khai khoáng (12 dự án), công nghiệp chế biến thực phẩm (11 dự án), Sản xuất vật liệu xây dựng (11 dự án), xây dựng nhà máy điện (5 dự án). Năm 2010, các dự án của Hàn Quốc được chấp thuận đầu tư chủ yếu gồm chế biến cá (16 dự án), du lịch, khách sạn, xây dựng hạ tầng dân cư (16 dự án), chế biến gỗ (9 dự án), sản xuất vật liệu xây dựng (9 dự án), khai khoáng (9 dự án), chế tạo, thiết bị (6 dự án)16

Lĩnh vực chủ yếu của các nước vào Viễn Đông là: Hoạt động môi giới- thương mại, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng ăn uống, vật liệu xây dựng, chế biến dầu mỏ và đánh bắt cá. Những năm gần đây, dự án xây dựng hệ thống điện liên quốc gia đang được nghiên cứu. Liên kết mạng lưới điện của 6 nước: Nga, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên. Kết nối mạng lưới điện Viễn Đông với Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên có thể là mắt xích đầu tiên của mạng lưới điện 6 nước trong khu vực.

Hướng triển vọng của Viễn Đông là thành lập các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài. Mục đích là thu hút đầu tư nước ngoài và tranh thủ công nghệ hiện đại. Một trong các hướng lớn nữa của phát triển kinh tế Viễn Đông là phát triển du lịch, nhất là đối với các nước Châu Á – Thái Bình Dương.

Tiểu kết Chương II

Tóm lại, trong những năm gần đây, ngoại thương là một nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng Viễn Đông. Về cơ cấu xuất khẩu, những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng này là dầu mỏ, các loại đá và kim loại quý, cá và các sản phẩm hải sản, gỗ và các sản phẩm gỗ. Về cơ cấu nhập khẩu, tỷ trọng lớn nhất là máy móc thiết bị, sắt thép, hàng thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, may mặc và sản phẩm

công nghiệp hóa chất. Các đối tác thương mại quan trọng của Viễn Đông là Nhật Bản, Hà Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore.

Về đầu tư nước ngoài, hiện nay chủ yếu tập trung vào đầu tư các lĩnh vực mang lại hiệu quả lớn như năng lượng, khai khoáng, công nghiệp rừng. Tuy giá trị đầu tư chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của vùng nhưng cũng đã có những bước tiến triển đáng kể.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển vùng viễn đông của liên bang nga và khả năng hợp tác quốc tế ( giai đoạn từ năm 2000 đến nay) (Trang 46)