CHƯƠNG III: KHẢ NĂNG HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỄN ĐÔNG 3.1.Đối tác kinh tế chính của Viễn Đông vùng Viễn Đông

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển vùng viễn đông của liên bang nga và khả năng hợp tác quốc tế ( giai đoạn từ năm 2000 đến nay) (Trang 54)

KHẢ NĂNG HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỄN ĐÔNG 3.1. Đối tác kinh tế chính của Viễn Đông

3.1.1. Những nhân tố tác động đến sự thay đổi chính sách của Nga phát triển mạnh mẽ vùng Viễn Đông

Do những đặc điểm về chiến lược phát triển kinh tế của Nga trong nhiều thập kỷ qua, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng Viễn Đông hiện còn lạc hậu hơn nhiều so với phần Châu Âu trong nền kinh tế đất nước nên phụ thuộc lớn vào thành tựu của phần này. Với mục tiêu hội nhập đúng đắn nhằm phát triển tất cả các vùng miền trong cả nước thì nền kinh tế lạc hậu hiện nay hoàn toàn có thể trở thành niềm hy vọng, điểm tựa vững chắc để chấn hưng toàn bộ nền kinh tế quốc dân của nước Nga.

Đối với Liên bang Nga, vấn đề quan trọng có ý nghĩa sống còn là cần chấn hưng kinh tế ở phần phía Đông, bởi vì sự vận hành tiếp theo của kinh tế Viễn Đông trong chế độ phát triển đồng bộ có vai trò là tiền đề và cơ sở để nâng cao phúc lợi và an sinh cho người dân trong vùng, giải quyết vấn đề dân số và chính trị xã hội phức tạp tích tụ nơi đây, hoàn thiện lực lượng sản xuất và cơ sở hạ tầng của vùng Siberia và Viễn Đông thành một vùng không thể tách rời của tổ hợp kinh tế quốc dân thống nhất trong Liên bang Nga.

Có nhiều lý do để bảo vệ kinh tế khu vực Viễn Đông:

- Quan trọng nhất để chú trọng vào khu vực Viễn Đông là tốc độ phát triển kinh tế và chiến lược nhanh nhất thế giới của khu vực Đông Bắc Á và khu vực rộng lớn Châu Á – Thái Bình Dương, gắn liền với lợi ích lâu dài của Nga với tư cách là cường quốc Á – Âu. Ban Lãnh đạo Nga nhận thức được tầm quan trọng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đối với đất nước, thấy được khu vực này có hệ thống quan hệ kinh tế phát triển, nguồn lực đầu tư và nguồn nhân lực dồi dào, thị trường rộng lớn nếu biết dựa vào đó thì có thể mang lại cho kinh tế Viễn Đông và cả nước nói chung động lực to lớn để phát triển.

- Nền kinh tế phát triển lạc hậu: Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các vùng thuộc Viễn Đông của Liên Xô và Nga, xuất phát từ logic đối đầu giữa hai hệ thống thế giới, được giao giữ vai trò là “kho dự trữ” và căn cứ địa quân sự cách ly khỏi thế giới bên ngoài. Do những quan niệm về an ninh và tính hợp lý về kinh tế, kinh tế của thành trì quân sự - chính trị phía đông là đóng cửa, không có mối liên hệ với phần châu Âu của Liên Xô. Nguyên tắc biệt lập, thậm chí là bế quan tỏa cảng, trong việc phát triển miền Đông đất nước chắc chắn có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thành nếp sống chính trị của nhân dân trong vùng, trong đó phổ biến là tâm lý không gian đóng, được bảo vệ nghiêm ngặt.

- Thứ ba, sự phân bố bất hợp lý lực lượng lao động trên lãnh thổ Nga gây tình trạng phát triển tụt hậu ở khu vực phía Đông. Sự phát triển không cân đối giữa hai phần Tây – Đông của nước Nga dẫn đến hậu quả Nga mặc dù đã vươn lên hàng thứ hai thế giới về xuất khẩu dầu khí nhưng vẫn không thể chuyển đổi nhanh luồng hàng xuất khẩu từ phần phía Tây sang phía Đông, bởi đa phần các đường ống dẫn dầu và khí đốt chỉ hướng về phía Tây. Trong khi đó, phần châu Á của Nga hầu như không có mạng lưới đường ống dẫn, gây khó khăn cho việc vận chuyển năng lượng sang các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và các cảng ở Thái Bình Dương.

- Thứ ba, do thiếu vắng cơ sở hạ tầng cần thiết để vận chuyển dầu khí sang phía Đông – sang phần lãnh thổ của Đông Siberia và Viễn Đông – nên Nga đang gặp khó khăn trong việc vươn ra các thị trường năng lượng Đông Bắc Á, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản – những nước đang cần năng lượng để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao.

- Thứ tư, tình trạng phát triển lệch Tây – Đông khiến cho khu vực Siberia và Viễn Đông bắt đầu tự phát chuyển sang quan hệ với các nước láng giềng ở Đông Bắc Á gây tổn hại cho nền kinh tế trong vùng và trong nước Nga nói chung, gây ra những đe dọa lợi ích của đất nước như cạn kiệt nguồn hàng xuất khẩu, các nhà đầu tư nước ngoài tràn vào mua lại các doanh nghiệp cổ phần hóa trong nước, các nguồn nguyên liệu phục vụ kinh tế khu vực ngày càng nằm sâu hơn dưới long đất, hủy hoại môi trường sinh thái và nhiều vấn đề khác.

- Thứ năm, dù có sự phát triển chênh lệch nhưng với nguồn tài nguyên hiện có dồi dào phong phú cùng với sự phát triển những ngành hiện đại như công nghiệp nhiên liệu, năng lượng, luyện kim đen và màu, cơ khí, công nghiệp hàng không, đóng tàu, chế biến kim loại, lâm nghiệp và chế biến gỗ với hơn 200 trung tâm nghiên cứu khoa học và thiết kế thực nghiệm….

Theo đó, trong thập kỷ qua, Nga đã chuyển sang tăng cường sức mạnh và sự hiện diện của mình ở vùng Viễn Đông và các khu vực Trans-Baikal. Chính quyền Moscow đã quyết định xem việc đầu tư làm tăng trưởng kinh tế ở vùng Viễn Đông và khu vực Siberia là nhiệm vụ quốc gia được ưu tiên hàng đầu. Chiến lược hiện đại hóa của Nga ở vùng Viễn Đông đã được tiến hành với hai mục đích chính.

Đầu tiên là nhằm tăng cường đẩy mạnh bộ máy hành chính và kinh tế ở khu vực Viễn Đông. Chính quyền Moscow hiện nay đã thiết lập nên bộ máy nhà nước cho Viễn Đông và lên kế hoạch một công ty nhà nước sẽ chịu trách nhiệm cho vùng Viễn Đông và khu vực Siberia. Mức đầu tư vào công ty này tương đối khổng lồ với mức 31 tỷ USD để cam kết thúc đẩy phát triển nền kinh tế, cơ sở hạ tầng và mức sống của vùng Viễn Đông, mức sống của dân cư khu vực này dự kiến tăng 2,6% từ năm 2008 đến hết năm 2013. 95% của khoản đầu tư này được phân bổ cho vùng Viễn Đông và khoảng 2/3 khoản đầu

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển vùng viễn đông của liên bang nga và khả năng hợp tác quốc tế ( giai đoạn từ năm 2000 đến nay) (Trang 54)